Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án dự báo hạn vừa cho lưu vực sông sê san có sử dụng sản phẩm mưa dự báo của IFS (Trang 34 - 36)

Nhìn chung các nghiên cứu về dự báo thuỷ văn hạn vừa trên thế giới và trong nước đã phát triển khá nhanh và đạt được nhiều kết quả tích cực, phục vụ tốt cho công tác dự báo thuỷ văn trên nhiều lưu vực sông.

Ở nước ta, nhiều tác giả đã ứng dụng rất thành công việc sử dụng kết quả mưa dự báo số trị từ các mô hình, trong đó có dự báo mưa số trị của mô hình IFS kết hợp với mô hình MIKE NAM để xây dựng phương án và tác nghiệp dự báo thuỷ văn cho các sông ở Bắc bộ và Trung bộ, điển hình là các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ của Tiến sĩ Đặng Thanh Mai (2017) và Tiến sĩ Trịnh Thu Phương (2017).

Tuy nhiên trên lưu vực sông Sê San vẫn chưa có được các nghiên cứu áp dụng công nghệ dự báo thuỷ văn hạn vừa hiện đại mà vẫn còn sử dụng các phương pháp cũ, đặc biệt là còn bỏ qua số liệu dự báo mưa số trị khi tiến hành xây dựng phương án và tác nghiệp dự báo. Do đó nghiên cứu của luận văn này sẽ mở ra một hướng mới trong công tác xây dựng phương án và tác nghiệp dự báo thuỷ văn, nhất là dự báo thuỷ văn hạn vừa mùa cạn trên lưu vực sông Sê San.

Các bước nghiên cứu chính của luận văn được tóm tắt trong sơ đồ (hình 1.3) dưới đây:

Hình 1.4: Sơ đồ nghiên cứu của luận văn

Vấn đề nghiên cứu

Mô hình MIKE NAM tính toán dòng chảy hạn vừa (10 ngày) mùa cạn từ mưa dự báo số trị của IFS

Cơ sở lý thuyết

Mô hình IFS Mô hình MIKE NAM

Đánh giá khả năng dự báo lượng mưa của mô hình Hiệu chỉnh kết quả dự

báo mưa của mô hình

Thiết lập các cở sở dữ liệu đầu vào của mô hình Mô phỏng, hiệu chỉnh

bộ thông số mô hình Kiểm định bộ thông số của

mô hình

Dự báo thử, đánh giá phương án dự báo

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án dự báo hạn vừa cho lưu vực sông sê san có sử dụng sản phẩm mưa dự báo của IFS (Trang 34 - 36)