Dự báo thử, đánh giá phương án dự báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án dự báo hạn vừa cho lưu vực sông sê san có sử dụng sản phẩm mưa dự báo của IFS (Trang 90 - 100)

Luận văn lựa chọn số liệu mùa khô 2017 - 2018 để dự báo thử và đánh giá phương án dự báo.

Để đánh giá kết quả thử nghiệm dự báo mực nước, lưu lượng đến các trạm Đăk Môt, Đăk Tô, Kon Plong, Kon Tum và lưu lượng đến các hồ PleiKrông, Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A, học viên sử dụng sai số cho phép của dự báo đang được dùng trong nghiệp vụ như sau:

Sai số mực nước TB ngày tại Kon Plong: 22cm Sai số mực nước TB ngày tại Kon Tum: 26cm

Sai số mực nước TB ngày tại Đăk Môd: 29cm Sai số mực nước TB ngày tại Đăk Tô: 10cm

Với dự báo dòng chảy đến các hồ chứa, sai số lấy bằng 20% dòng chảy thực tế đến hồ.

Sử dụng sản phẩm dự báo mưa số trị 10 ngày, dự báo mực nước trung bình hàng ngày trong thời gian dự kiến là 10 ngày đến các trạm Đăk Môt, Đăk Tô, Kon Plong, Kon Tum và lưu lượng trung bình 10 ngày đến các hồ PleiKrông, Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A,

Đối với dự báo dòng chảy lũ trái vụ đã tiến hành dự báo thử nghiệm quá trình mực nước lũ cho các vị trí chính Đăk Mốt, Đăk Tô, Kon Plong, Kon Tum và lưu lượng lũ đến các hồ PleiKrông, Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A với thời gian dự kiến 10 ngày.

Các bước tiến hành tính toán dự báo các đặc trưng lưu lượng, mực nước hạn vừa (10 ngày) đến các trạm thuỷ văn và hồ chứa thuỷ điện được thực hiện như các sơ đồ dưới đây:

Hình 3.35: Sơ đồ dự báo 10 ngày đến trạm thuỷ văn (TV).

Số liệu mưa dự báo từ IFS thời đoạn 6 giờ trong 10 ngày Số liệu E dự báo

thời đoạn 6 giờ trong 10 ngày

Cập nhật số liệu vào Mô hình

Tính H tại trạm TV thời đoạn 6 giờ trong thời gian dự báo 10 ngày. Kết

xuất các giá trị đặc trưng Số liệu X, H, E

thực đo thời đoạn 6 giờ trong 10 ngày

Hiệu chỉnh số liệu mưa dự báo Chạy mô hình, tính Q dự báo tại

trạm TV thời đoạn 6 giờ trong 10 ngày

Xuất bản bản tin dự báo

Hình 3.36: Sơ đồ dự báo 10 ngày đến hồ thuỷ điện.

Kết quả dự báo thử như bảng 3.25 dưới đây.

Bảng 3.25: Đánh giá kết quả dự báo thử

TT Trạm, Hồ Tổng số điểm dự báo Số lần dự báo đúng Mức đảm bảo PA Ghi chú 1 Đăk Mốt 171 131 76,6 2 Đăk Tô 171 101 59,1 3 Kon Plong 171 137 80,1 4 Kon Tum 171 140 81,9 5 Plei Krông 151 102 68,0 6 Ia ly 151 120 79,0 7 Sê San 4 151 105 70,0 8 Sê San 4A 151 108 72,0

Số liệu mưa dự báo từ IFS thời đoạn 6 giờ trong 10 ngày Số liệu E dự báo

thời đoạn 6 giờ trong 10 ngày

Cập nhật số liệu vào Mô hình. Số liệu X, H, E thực

đo thời đoạn 6 giờ

trong 10 ngày

Hiệu chỉnh số liệu mưa dự báo Chạy mô hình, tính Q dự báo tại

trạm TV và hồ trên, thời đoạn 6giờ trong 10 ngày

Xuất bản bản tin dự báo

Số liệu Q (dự kiến trong thời gian 10 ngày ) vận

hành hồ trên Diễn toán, tính tổng Q đến hồ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Với lưu vực chiếm 87,61% diện tích toàn tỉnh Kon Tum và 20,63% diện tích toàn tỉnh Gia Lai, sông Sê San có ảnh hưởng tới gần 500 nghìn người dân sinh sống trên lưu vực, do đó nhiệm vụ dự báo thủy văn và nguồn nước có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và chỉ đạo sản xuất của các địa phương trên lưu vực sông. Sau thời gian nghiên cứu, luận văn về xây dựng phương án dự báo thủy văn hạn vừa trên lưu vực sông Sê San đã hoàn thành được các nội dung chính sau:

1. Xây dựng được cơ sở dữ liệu KTTV tại các trạm thủy văn và các hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Sê San từ năm 1994 - 2017 và một số năm xảy ra hạn hán, thiếu nước, các năm có lũ trái vụ

2. Phân tích, đánh giá các đặc điểm chung nhất của vực sông Sê San; nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng quan các phương pháp, mô hình dự báo thủy văn hạn vừa trên thế giới, ở Việt Nam và công tác dự báo dòng chảy hạn vừa trên lưu vực sông Sê San.

3. Nghiên cứu về khả năng, mức độ áp dụng sản phẩm dự báo mưa số trị từ mô hình IFS và hiệu chỉnh để làm số liệu đầu vào cho mô hình dự báo dòng chảy hạn vừa, mùa cạn cho lưu vực sông Sê San.

4. Ứng dụng mô hình MIKE - NAM tính toán xây dựng phương án dự báo dòng chảy hạn vừa mùa cạn (10 ngày) cho các trạm thủy văn và hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Sê San.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn là đủ điều kiện để sử dụng cho một phương án dự báo thuỷ văn hạn vừa trong mùa cạn. Sau khi tiến hành các bước dự báo kiểm tra, phương án sẽ được áp dụng vào tác nghiệp dự báo thuỷ văn hạn vừa, mùa cạn tại các điểm trạm thuỷ văn trên lưu vực sông Sê San. Riêng đối với các hồ chứa, do khuôn khổ của luận văn mới chỉ dừng lại ở tính toán dòng chảy đến hồ trực tiếp từ mưa bằng mô hình Mike – Nam nên học viên sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng phương pháp Muskingum để diễn toán dòng chảy đến các hồ nhằm hoàn thiện phương án dự báo trước khi đưa vào dự báo kiểm tra và dự báo tác nghiệp thuỷ văn hạn vừa mùa cạn tại các điểm hồ chứa thuỷ điện.

KIẾN NGHỊ

Trong khuôn khổ của đề tài luận văn cao học với thời gian có hạn, học viên đã tập trung thực hiện các nội dung cơ bản nhất của việc xây dựng một phương án dự báo thủy văn hạn vừa. Các kết quả của luận văn có thể sử dụng trong nghiệp vụ dự báo như là một công cụ dự báo nguồn nước và cảnh báo lũ trái vụ cho sông Sê San. Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng một cách đầy đủ, thuận tiện và hiệu quả cao khi đưa vào tác nghiệp dự báo thì cũng cần có những những bước bổ sung, hoàn thiện một cách đầy đủ hơn. Do vậy học viên kiến nghị:

1. Cần nghiên cứu bổ sung đánh giá chất lượng mưa dự báo, phương pháp tiền xử lý mưa dự báo để nâng cao chất lượng dự báo.

3. Ngoài việc sử dụng mưa dự báo số trị từ mô hình IFS làm số liệu đầu vào, nên kết hợp sử dụng các dự báo mưa từ ảnh vệ tinh, rada, số liệu đo mưa tự động để nâng cao chất lượng số liệu mưa đầu vào của mô hình.

4. Bộ thông số mô hình cần tiếp tục được hiệu chỉnh, đảm bảo độ ổn định trong mọi trường hợp. Sử dụng thêm số liệu của các trạm đo KTTV mới có trên lưu vực để tiếp tục hiệu chỉnh bộ thông số.

5. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung công nghệ dự báo để hoàn chỉnh phương án theo hướng tự động hoá các bước cập nhật và hiệu chỉnh số liệu đầu vào và xuất ra dữ liệu dự báo,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Quyết định số 341/QĐ-BTNMT về việc ban hành Danh mục lưu vực sông nội tỉnh.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017) Thông tư số 41/TT/BTNMT Quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017) Thông tư số 42/TT/BTNMT Quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo Thủy văn

4. Chính phủ (2010) Quyết định số 1989/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.

5. Chính phủ (2018). Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San, ban hành kèm theo Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

6. DHI (2009). Reference Manual MIKE 11. 7. DHI (2009). User Manual MIKE 11

8. Đặng Đình Đoan (2015) Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du sông Đăk Bla. Báo cáo tổng hợp đề tài NCKHCN cấp Tỉnh.

9. Đặng Thanh Mai (2017). Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt cho các sông chính ở Bình Định và Khánh Hoà. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

10.Nguyễn Văn Bản (2014). Nghiên cứu thực trạng và nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất tỉnh Kon Tum; các giải pháp phòng, chống nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, sạt lở đất gây ra để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội – môi trường tỉnh Kon Tum, Báo cáo tổng hợp đề tài NCKHCN cấp Tỉnh.

11.Nguyễn Văn Huy (2017). Đặc điểm khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum, Báo cáo chuyên đề phục vụ cập nhật, bổ sung thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh, tế xã hội tỉnh Kon Tum.

12.Nguyễn Văn Huy (2017) Xây dựng phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du đập thuỷ điện Đăk Bla 1, sông Đăk Bla và đập thuỷ điện Đăk Pô Cô, sông Pô Kô. UNND tỉnh Kon Tum phê duyệt tháng 12 năm 2017.

14.Niên giám thông kê tỉnh Gia Lai năm 2016.

15.Phùng Tiến Dũng (2016). Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo thủy văn hạn vừa, hạn dài mùa cạn phục vụ quy trình vận hành liên hồ chứa cho các sông chính ở khu vực Tây Nguyên, Báo cáo thuyết minh đề cương Đề tài NCKHCN cấp Bộ.

16.Tạ Đăng Hoàn (2015). Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý Gis xây dựng cơ sở dữ liệu Khí tượng thủy văn, phân vùng khí hậu thủy văn tỉnh Gia Lai, Báo cáo tổng hợp đề tài NCKHCN cấp Tỉnh.

17.Trịnh Thu Phương (2017). Nghiên cứu xây dựng công nghệ nhận định lũ lớn và dòng chảy mùa cạn trên lưu vực sông Hồng nhằm nâng cao hiệu quả vận hành liên hồ chứa. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

18.UBND tỉnh Kon Tum (2012). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020. Kon Tum tháng 5 năm 2012.

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và Tên: Nguyễn Văn Huy

Ngày tháng năm sinh: 10 tháng 12 năm 1971.

Nơi sinh: Xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Địa chỉ liên lạc: Số 02 Nguyễn Sinh Sắc, Phường Quang Trung, TP Ko Tum, tỉnh Kon Tum.

Quá trình đào tạo:

Tên trường

Chuyên ngành đào tạo, bồi

dưỡng Từ tháng, năm-đến tháng, năm Hình thức đào tạo Văn bằng, chứng chỉ, trình độ gì CB Khí tượng Thủy văn TP Hồ Chí Minh

Thủy văn 9/ 96 - 5/ 1999 Chuyên tu Kỹ sư Thủy văn Trung tâm tin học và ngoại ngữ tỉnh Gia Lai Anh Văn 6/ 2000 - 6/ 2001 Thi lại lấy chứng chỉ

mới năm 2012, Tại chức Chứng chỉ B Trung tâm Ngoại ngữ và tin học tỉnh Gia Lai Tin học 5/2002 - 9/2002 Tại chức Chứng chỉ B Trường Chính trị tỉnh Kon Tum Lý luận chính trị, hành chính 6/ 2010- 8/ 2011 Tại chức Trung cấp lý luận chính trị, hành chính Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội Lớp Kinh tế kỹ thuật – dự báo viên chính 3/ 2012- 5/ 2012 Bồi dưỡng Chứng nhận Đảng ủy TT KTTV QG Nghiệp vụ công tác Đảng 5/2016. Bồi dưỡng tập trung Chứng nhận Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội

Trung Tâm Ngoại ngữ

Galaxy

Tiếng Anh trình độ B1 (Thi tại Trường

Đại học Thái Nguyên) 2017 Tại chức B1 Trường Đào tạo, bồi dưỡng Tài nguyên và Môi trường

Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp Phòng 7/5-10/6/2018 Tại chức Chứng nhận Quá trình công tác: Từ tháng, năm-đến tháng, năm

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội) kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về

chuyên môn, nghiệp vụ,…..

9/1993 - 6/ 1995 Quan trắc viên trạm Thủy văn EaH’leo, thuộc Đài KTTV Đăk Lăk, tỉnh Đắk Lắk.

7/1995 - 9/1996 Quan trắc viên Trạm Thủy văn EaSup, thuộc Đài KTTV KV Tây Nguyên.

10/1996 - 5/1999 Học chuyên tu đại học tại Trường CB KTTV TP Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn trường.

6/1999 - 3/2006

Dự báo viên, phòng dự báo. Bí thư Đoàn cơ sở Đài KTTV khu vực Tây Nguyên; Chi ủy viên chi bộ Văn phòng; Ủy viên BCH Đảng bộ Đài; Ủy viên BCH công đoàn cơ sở Đài KTTV KV Tây Nguyên.

4/2006 - 8/2009

Dự báo viên, trung tâm dự báo KTTV tỉnh Đắk Nông - Ủy viên BCH Đảng bộ Đài; Ủy viên BCH công đoàn cơ sở Đài KTTV KV Tây Nguyên; Bí thư chi bộ KTTV; Chủ tịch Công đoàn cơ sở thành viên KTTV tỉnh Đắk Nông

9/2009 - 4/2010

P. Giám đốc trung tâm KTTV tỉnh Đắk Nông, Ủy viên BCH Đảng bộ Đài; Ủy viên BCH công đoàn cơ sở Đài KTTV KV Tây Nguyên; Bí thư chi bộ KTTV; Chủ tịch công đoàn cơ sở thành viên KTTV tỉnh Đắk Nông.

5/2010 – 14/5/2012

P. Giám đốc phụ trách Trung tâm KTTV tỉnh Kon Tum; Ủy viên BCH Đảng bộ Đài; Bí thư chi bộ KTTV tỉnh Kon Tum; ủy viên BCH hội bảo vệ thiên nhiên, môi trường tỉnh Kon Tum.

15/5/2012 - 3/2014 Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum.

4/2014 – 7/2017 Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum.

XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU

CHỦ NHIỆM KHOA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

2,7,14,24,28,41,46,49,53-56,59-60,62,63,66-69,73,76

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phương án dự báo hạn vừa cho lưu vực sông sê san có sử dụng sản phẩm mưa dự báo của IFS (Trang 90 - 100)