6. Bố cục luận văn
1.2.2. Đặc điểm khí tượng và mạng lưới sông ngòi
1.2.2.1. Đặc điểm khí tượng a. Nhiệt độ
Tỉnh Hà Nam nói chung có nền nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,3oC. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất thường rơi vào tháng VII đạt
29,3oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng I nhiệt độ trung bình tháng này chỉ từ 16,1oC.
Bảng 1.1. Nhiệt độ bình quân tháng, năm tại các trạm quan trắc
Đơn vị oC
Tháng
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hưng Yên 16,3 17,6 19,8 23,7 27,1 29,0 29,1 28,5 27,1 24,7 21,6 17,9 23,5
Phủ Lý 16,1 16,9 19,9 23,5 27,1 28,6 29,1 28,3 27,0 24,5 21,2 17,8 23,3
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia
b. Bốc hơi
Do có nền nhiệt độ khá cao kết hợp với tốc độ gió cũng tương đối lớn nên lượng bốc hơi ở đây tương đối cao, trung bình nhiều năm đạt 900,7mm/năm tại trạm Hưng Yên; 839,9mm/năm tại trạm Phủ Lý, Hà Nam. Lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng II đến tháng IV với giá trị vào khoảng 40 ÷ 60 mm/tháng, lượng bốc hơi tháng lớn nhất vào tháng VI -VII đạt 93,5-97,3mm/tháng.
Bảng 1.2. Lượng bốc hơi tháng, trung bình năm tại các trạm quan trắc
Đơn vị: mm
Tháng
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hưng Yên 63,9 49,7 52,9 58,5 83,4 95,2 95,2 75,5 73,2 88,7 85,4 79,1 900,7
Hà Nam 56,0 44,9 46,0 50,6 76,6 97,3 93,5 66,5 67,9 87,0 80,7 72,8 839,9
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia
c. Lượng mưa
Số liệu mưa được sử dụng của trạm bao gồm Hà Nam, Ba Sao, Hưng Yên, Triều Dương, Nam Định và Chợ Cháy với liệt số liệu là 35 năm, từ năm 1980-2015, nguồn số liệu được thu thập từ Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn.
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.600mm/năm; biến động lượng mưa giữa các trạm mưa khoảng 150 mm. Theo phân bố lượng mưa thì lượng mưa có xu
hướng tăng dần đều vê phía Tây Nam với lượng mưa trên 1700 mm/ năm. Điển hình khu vực này được đo bởi trạm Ba Sao có lượng mưa lên đến 1735mm/năm. Lượng mưa giảm dần về phía Đông Bắc do khu vực này có lượng mưa được đo tại 2 trạm Hưng Yên và Triều Dương dao động từ 1459 mm/năm đến 1529 mm/năm. Cụ thế phân bố lượng mưa toàn tỉnh được thể hiện hình dưới đây.
Hình 1.2. Phân bố lượng mưa năm trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Căn cứ vào số liệu thống kê tại các trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận có thể phân mùa mưa/mùa khô cho Tỉnh Hà Nam như sau:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, lượng mưa mùa mưa chiếm tỷ trọng lớn so với lượng mưa cả năm (chiếm khoảng từ 75÷85% tổng lượng mưa năm). Tháng mưa nhiều nhất thường là tháng 7 và tháng 8. Theo kết quả thống kê trung bình nhiều năm cho thấy lượng mưa có xu hướng tăng dần về khu vực Tây Nam và giảm dần theo hướng Đông Bắc. Cụ thể, khu vực Tây Nam lượng mưa trung bình khoảng 1400mm, khu vực Đông Bắc trung bình khoảng 1250mm.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Lượng mưa trong cả mùa khô chỉ chiếm khoảng 15÷20% tổng lượng mưa năm, tháng ít mưa nhất thường là tháng 12 hoặc tháng 1, lượng mưa trung bình tháng này khoảng 20÷40 mm/tháng.
Theo số liệu thống kê lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm dần về phía Bắc và tăng dần về phía Tây Nam.
Số ngày mưa trong năm khoảng 120÷180 ngày. Tuỳ theo từng năm, lượng mưa có biến động so với giá trị trung bình nhiều năm. Trong chuỗi số liệu tính toán có năm ít mưa nhất quan trắc được tại trạm Hưng Yên là 704 mm (năm 2010). Năm mưa nhiều nhất tại trạm Hưng Yên là 3.707 mm (năm 1990).
1.2.2.2. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi
a. Sông Đáy
Sông Đáy là nhánh sông chính bên bờ hữu sông Hồng, bao gồm dòng chính sông Đáy và các sông nhánh như: sông Bùi, sông Lạng, sông Bôi và sông Can Bầu. Sông Đáy bắt nguồn từ TP. Hà Nội rồi chảy vào Hà Nam. Chiều dài đoạn sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam là 47km;
Sông Đáy chảy qua tỉnh Hà Nam tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng về đến xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Đoạn sông uốn khúc quanh co mạnh đặc biệt là đoạn chảy qua các xã Khả Phong, Tân Sơn, Thụy Lôi của huyện Kim Bảng, trên đoạn này còn có địa hình núi (xã Tân Sơn), lòng sông tương đối hẹp (60 ÷ 100m), trầm tích lòng sông chủ yếu là cát, lẫn sạn sỏi ở phía trên, xuống đến Phủ Lý trầm tích lòng sông chủ yếu là cát lẫn bột có ít sạn. Bãi bồi ven sông rất hẹp (5 ÷ 30m). Hướng dòng chảy chung Tây Bắc – Đông Nam, vận tốc dòng chảy từ 0,3 ÷ 1 m/s. Đoạn sông Đáy từ Phủ Lý tương đối thẳng, lòng sông mở rộng hơn phía trên từ (80 ÷ 150m), bãi sông hẹp từ (10 ÷ 50m), chủ yếu nằm bên bờ trái có thành phần chủ yếu là sét, sét bột lẫn cát, sạn kém màu mỡ. Hướng dòng chảy chung chủ yếu là hướng gần Bắc – Nam. Vận tốc dòng chảy từ 0,3 ÷ 1 m/s.
b. Sông Nhuệ
Sông Nhuệ là phân lưu bên bờ hữu sông Hồng, sông chảy qua TP. Hà Nội và tỉnh Hà Nam với tổng chiều dài 75 km (chiều dài qua Hà Nội 61km và qua Hà Nam 14 km). Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc và nhập vào sông Đáy tại Phủ Lý (Hà Nam);
Sông Nhuệ trên địa phận tỉnh Hà Nam tương đối thẳng, độ rộng từ 30 ÷ 50m. Vận tốc dòng chảy từ 0,3 ÷ 0,7 m/s. Hướng chảy chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam.
c. Sông Nông Giang
Sông Nông Giang: nằm về bên bờ tả sông Nhuệ, lấy nước từ sông Nhuệ tại xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội rồi đổ vào sông Châu Giang tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Sông dài 25km, độ rộng trung bình lòng sông từ 60-85m, sâu 4-5,5m, độ dốc lòng sông nhỏ. Sông chảy qua địa phận 2 tỉnh Hà Nam, Hà Nội.
d. Sông Châu Giang
Sông Châu Giang là phân lưu bên hữu sông Hồng thuộc sông nội tỉnh Hà Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dòng chảy sông Hồng thông qua cống Tắc Giang, tổng chiều dài sông 48km. Sông được chia làm 2 đoạn. Đoạn thứ nhất từ Tắc Giang đến Phủ Lý dài 28,4km. Đoạn sông này nhìn chung tương đối thẳng. Đoạn sông được điều tiết nước bởi các hệ thống thủy nông gồm cống Phủ Lý, Đập Trung, cống Đầu mối Tắc Giang điều tiết nên dòng chảy trên đoạn sông phụ thuộc vào sự điều tiết nước của hệ thống. Vận tốc dòng chảy nhỏ (0,02 ÷ 0,2m/s). Đoạn thứ hai từ Đập Quan Trung đến cửa Hữu Bị dài 34km. Đoạn sông này tương đối thẳng, không uốn khúc mạnh, độ rộng mặt nước hẹp hơn đoạn 1, khoảng từ 45 ÷ 120m. Đoạn sông được điều tiết bởi hệ thống cống và đập gồm đập Trung và hệ thống trạm bơm Hữu Bị, nên dòng nước trên đoạn sông phụ thuộc vào sự điều tiết của hệ thống là chủ yếu, ít phụ thuộc vào chế độ nước tự nhiên. Vận tốc dòng chảy nhỏ (0,03 ÷ 1,2m/s), hướng chảy chủ đạo Tây Bắc - Đông Nam.
e. Sông Hồng
Sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau hệ thống sông Mê Công, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, với lưu vực sông hẹp từ 40 ÷ 60m, dài 274 km, chêch lệch độ cao đầu nguồn đến cuối nguồn 68m, độ dốc trung bình ITB = 0,016%o. Ở Việt Trì sông Hồng gặp sông Đà và sông Lô cùng đổ vào Tam Giác châu (hay còn gọi Đồng bằng châu thổ sông Hồng), cách biển 226 km, độ dốc trung bình ITB = 0,026%o. Tổng lượng tiềm năng tài nguyên nước lưu vực sông Hồng, đặc biệt trên dòng chính sông Hồng còn tương đối dồi dào, cụ thể: Qmax =
9.246m3/s vào tháng 8 tại trạm Hà Nội; Qmin = 914m3/s vào tháng 3 tại trạm Hà Nội; modul dòng chảy vùng hạ du khoảng 13-30l/s.km2.
Hình 1.3. Sơ đồ mạng lưới sông suối tỉnh Hà Nam