Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt cho các ngành dùng nước tỉnh hà nam (Trang 30 - 33)

6. Bố cục luận văn

1.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

1.2.3.1. Dân số và lao động

Dân số tỉnh Hà Nam tính đến hết năm 2016: 803.720 người (Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2016). Mật độ dân số 932 người/km2. Phân bố dân cư theo lãnh thổ không đồng đều, có sự chênh lệch dân cư giữa các huyện, thành phố, vùng đồng bằng và vùng núi (TP.Phủ Lý có mật độ cao trên 1.608 người/km2 trong khi huyện Kim Bảng chỉ có 681 người/km2).

Bảng 1.3. Dân số năm 2016 tỉnh Hà Nam TT Tên đơn vị hành chính Số đơn vị hành chính Dân số (người) Tổng số Chia ra Thị trấn Phường Xã Toàn tỉnh 116 7 11 98 803.720 1 Thành phố Phủ Lý 21 11 10 140.890 2 H. Duy Tiên 18 2 0 16 118.650 3 H. Kim Bảng 18 2 0 16 119.500 4 H. Thanh Liêm 17 1 0 16 114.250 5 H.Bình Lục 19 1 0 18 132.650 6 H. Lý Nhân 23 1 0 22 177.780

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam, năm 2016 1.2.3.2. Thực trạng các ngành kinh tế chính

a. Sản xuất công nghiệp

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 theo giá hiện hành như sau: Nhà nước chiếm 5,4%, ngoài nhà nước chiếm 50,7%, đầu tư nước ngoài chiếm 43,9%.

Sản xuất công nghiệp đã từng bước ổn định và tăng trưởng cao hơn năm 2015. Công nghiệp khai thác tăng 6,92% so với năm 2015 theo giá hiện hành; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,8% so với năm 2015 theo giá hiện hành; đặc biệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh, thể hiện sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm công nghiệp khai khoáng, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến.

b. Sản xuất nông lâm nghiệp

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp toàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, bên cạnh đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm, đặc biệt từ năm 2012. Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 vẫn có xu hướng tăng, sản phẩm ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản đạt năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Trong giai đoạn 2010 - 2016 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 2,4%/năm.

c. Thương mại, du lịch và dịch vụ

Phát triển đa dạng cả về quy mô, ngành nghề, thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, góp phần bình ổn thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả kinh

doanh còn thấp. Việc tổ chức các loại hình kinh doanh du lịch còn yếu, chưa đa dạng về hình thức, chưa kết hợp được các hình thức kinh doanh cho phù hợp với khả năng hiện có của doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến đầu tư, hội chợ, quảng bá du lịch có nhiều tiến bộ.

1.2.3.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

a. Định hướng phát triển các ngành kinh tế

- Về phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 14,2%/năm, trong đó đạt 15% giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh vào năm 2015 là 54,8% - 32% - 13,2% và đến năm 2020 là 59,3% - 31,6% - 9,1%.

- Về phát triển xã hội:

Tiếp tục duy trì vững chắc kết quả thực hiện chương trình phổ cập giáo dục, giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống dưới 5% vào cuối thời kỳ, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60% vào năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3% theo quy định chuẩn nghèo; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 15% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 đạt 60%.

- Về bảo vệ môi trường:

Đảm bảo tỷ lệ che phủ của rừng 7% vào năm 2020 nhằm bảo vệ tốt môi trường sinh thái, bảo vệ đất đai, điều hòa nguồn nước và góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế cũng như giảm nghèo. Giải quyết tốt vệ sinh môi trường đô thị, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường các khu công nghiệp, khu du lịch trên cơ sở giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ và bảo vệ tài nguyên môi trường.

b. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

Tập trung chuyển đổi cơ cấu và phân bổ lao động từ khu vực nông nghiệp, năng suất thấp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ theo hướng đẩy mạnh phát triển những ngành mà Tỉnh có tiềm năng, lợi thế; phát triển dịch vụ, thương mại chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó chú trọng phát triển giao thông, xây dựng mới các khu đô thị và các vùng kinh tế trọng điểm, có công nghiệp và du lịch phát triển năng động, trước mắt tập trung hơn cho các vùng có lợi thế về vị trí địa lý, giao thông.

Chương 2

CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt cho các ngành dùng nước tỉnh hà nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)