6. Bố cục luận văn
3.1.2. Tài nguyên nước mặt
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam chỉ có trạm thủy văn Phủ Lý đang hoạt động, ngoài ra vùng lân cận có một số trạm thủy văn quan trắc trên các sông chính như sông Đáy và sông Hồng chảy qua địa bàn tỉnh.
Bảng 3.6.Danh sách trạm thủy văn trên địa bàn tỉnh
STT Trạm Sông Kinh, vĩ độ Tỉnh/TP Thời
gian đo Yếu tố đo
1 Phủ Lý Đáy 21.51; 105.91 Hà Nam 1960-nay H
2 Hưng
Yên Hồng 20.50; 105.71 Hưng
Yên 1961-nay H
Hình 3.1. Bản đồ phân bố trạm khí tượng – thủy văn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Đặc trưng dòng chảy
Đây cũng là 02 con sông chính cung cấp nước tưới và nơi nhận nước tiêu chính của tỉnh, ngoài ra trong nội tỉnh còn có các sông như sông Châu Giang, sông Sắt...
Dòng chảy sông Đáy chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ mưa, Lượng nước từ tháng VI- tháng X (mùa lũ) chiếm khoảng 80% lượng nước cả năm, riêng tháng IX chiếm khoảng 20%, Tổng lượng nước toàn năm của thượng nguồn sông Đáy về tới Phủ Lý đạt khoảng 1,56 - 1,69 tỷ m3, Đoạn sông Đáy chảy qua tỉnh Hà Nam còn chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều của Vịnh Bắc Bộ.
Trong 10 năm gần đây, công trình thuỷ điện Hoà Bình đã tích nước mùa lũ và phát điện, mùa kiệt lượng nước xả xuống hạ lưu tăng thêm so với trạng thái tự nhiên trước 1987 hàng tháng khoảng 100m3/s, như vậy phần hạ lưu sông Đáy cũng được hưởng thêm khoảng 20 m3/s, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước của tỉnh Hà Nam, tuy nhiên, mực nước trên các triền sông của tỉnh cũng không tưới tự chảy được mà phải dùng bơm hay đập để tạo nguồn.
Các con sông nội tỉnh như sông Châu, sông Sắt không có nguồn sinh thuỷ, mà chủ yếu là lượng nước mưa và dòng chảy hồi quy của các khu tưới lấy nước từ sông Đáy, sông Hồng, thông qua các cống Tắc Giang, cống phủ Lý và các trạm bơm, dòng chảy ở các sông này phụ thuộc vào việc lấy nước của các công trình thuỷ lợi trong tỉnh.
Mùa lũ của sông Hồng và sông Đáy đều thống nhất từ tháng VI đến hết tháng X, lũ chính vụ trên sông Hồng thường từ 15/VII đến 15/VIII có năm muộn đến cuối tháng VIII, lũ sông Đáy có phần chịu ảnh hưởng của chế độ bão gió Miền Trung, thường có mưa nhiều vào tháng IX nên đỉnh lũ chính vụ thường xuất hiện cuối tháng VIII đầu tháng IX. Khả năng mực nước đỉnh lũ không gặp nhau giữa sông Hồng và sông Đáy là 55,3%, nếu lũ sông Đáy gặp ở sườn lũ trước sông Hồng là 5,3%, gặp ở sườn sau là 10%, lũ sông Hồng kéo dài nhiều ngày do lũ tổng hợp trên diện rộng, mực nước lớn nhất xuất hiện trên sông Hồng tại Hưng Yên là 8,56m (1971), tại Nam Định là 5,77m (1971).
Những năm lũ lớn sông Đáy gặp lũ lớn sông Hồng thì tiêu thoát lũ cho nội đồng khó khăn, nếu lũ sông Đáy không lớn thì việc tiêu thoát của Hà Nam cũng khó khăn do nước lũ từ sông Hồng qua sông Đào Nam Định đổ vào sông Đáy gây dềnh nước đoạn Phủ Lý (Hà Nam) đến Ý Yên (Nam Định).
Kế thừa kết quả tính toán của dự án Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 có thể thấy tổng lượng nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam khá dồi dào vào khoảng 58,13 tỷ m3, trong đó lượng nước nội sinh chỉ chiếm 1,26% tổng lượng nước, lượng nước sông Hồng chảy qua chiếm 80,94% tổng lượng nước, còn lại là các sông khác.
Bảng 3.7. Tổng lượng nước trên địa bàn tỉnh
STT Các nguồn nước Wo (tỷ m3) 1 Lượng nước nội sinh 0,731 2 Lượng nước từ sông Đáy 5,97 3 Lượng nước từ sông Nhuệ 3,38 4 Lượng nước từ sông Châu Giang 1,0 5 Lượng nước từ sông Hồng 47,05