- Đối với người xuất khẩu, phương thức nhờ thu D/A rủi ro hơn Rủi ro về phía nhà nhập khẩu:
g. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng
Như chúng ta đã thấy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về nghiệp vụ TTQT, thiếu hiểu biết về các chính sách, chế độ quản lý của nhà nước và quốc tế về hoạt động TTQT. Do đó việc NHTM tham gia tư vấn khách hàng là việc làm vô cùng càn thiết. Để có hiệu quả thì công tác tư vấn khách hàng đòi hỏi phải được thực hiện có chiều rộng và chiều sâu. Ngân hàng cần:
Tư vấn cho khách hàng trong khâu thẩm định dự án để tiến hành xuất nhập khẩu.
Hỗ trợ trong việc tìm hiểu đối tác nước ngoài, đặc biệt trong những hợp đồng lớn để giúp doanh nhiệp tránh bị lừa đảo, thua thiệt trong kinh doanh do thiếu thông tin về bạn hàng.
Tư vấn cho khách hàng về nội dung hợp đồng ngoại thương để kịp thời phát hiện những bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng.
Tư vấn về các nguồn luật điêu chỉnh hoạt động TTQT trong và ngoài nước
Bên cạnh đó, ngân hàng nên xây dựng chính sách hợp tác đào tạo với một số nhóm khách hàng truyền thống, nhóm khách hàng đặc biệt. Ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo với khách hàng để trao đổi kinh nghiệm về TTQT, cập nhật các văn bản pháp lý trong và ngoài nước điều chỉnh các quan hệ TTQT.
Ví dụ: Công tác mở rộng chăm sóc và quan hệ với khách hàng đã được nâng cao,
đặc biệt là công tác mở rộng và thu hút khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị phần trong TTQT của các NHTM Việt Nam vẫn chiếm khoảng trên 80%.Trong đó, vị trí số một là của VCB, đứng thứ hai là BIDV. Doanh số trong TTQT và doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM Việt Nam cũng tăng mạnh trong những năm gần đây