Mạng lưới Ngânhàng đại lý thực hiện thanh toán

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

- Đối với người xuất khẩu, phương thức nhờ thu D/A rủi ro hơn Rủi ro về phía nhà nhập khẩu:

6.Mạng lưới Ngânhàng đại lý thực hiện thanh toán

Quan hệ đại lý có vai trò rất quan trọng đối với nghiệp vụ ngân hàng ngày nay. Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mỗi ngân hàng cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có Hiệp định thương mại song phương.

Thông qua thiết lập hệ thống ngân hàng đại lý, các giao dịch thanh toán sẽ về thẳng ngân hàng mà không phải qua trung gian đẩy nhanh quá trình thanh toán, giảm chi phí giao dịch tăng hiệu quả kinh doanh cho khách hàng.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh các NHTMVN không ngừng phát triển hệ thống Ngân hàng đại lý đặc biệt từ khi gia nhập WTO. Sự gia tăng về số lượng đại lý đã góp phần gia tăng chất lượng cũng như doanh số TTQT trong thời gian qua cho thấy hiệu quả tăng hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN .

Số lượng ngânhàng đại lý của một số NHTMVN và NHNNg

NHTMVN NHNNg VCB 1.700 Korea Exchange Bank 3.000 BIDV 1.600 HSBC 4.000 Agribank 1.065 Standard Chatered Bank 2.700 Vietinbank 800 Citibank 3.600 MB 800 ANZ 3.500

Mặc dù đã có sự phát triển về số lượng đại lý trong thời gian qua, nhưng khi so với hệ thống đại lý của các ngân hàng nước ngoài có thế nhận thấy được sự vượt trội của họ. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng nước ngoài cũng như là tạo áp lực các NHTMVN. Nhưng không phải vì thế mà các NHTMVN phải cấp thiết phát triển hệ thống đại lý mà phải căn cứ trên nhu cầu thực tế của mình để tránh lãnh phí.

Bên cạnh việc phát triển đại lý, khá nhiều NHTMVN đã và đang tìm cách mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài. Tiên phong trong lĩnh vực này phải có VCB, đã thành lập văn phòng đại diện tại Pháp và Nga từ năm 1996, Singapore năm vào năm 1997. Thời gian gần đây các NHTMVN khác cũng đã có những định hướng và thực hiện những bước phát triển ra bên ngoài. Điều này có thể kể đến Vietinank thông qua chiến lược mở rộng mạng lưới ra nước ngoài tại Séc, Ba Lan, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Anh,…

Mặc dù chưa thể so sánh với các NHNNg về đại lý hoặc phạm vi hoạt động, nhưng những bước tiến của các NHTMVN trong thời gian vừa qua là đáng khích lệ và cần thiết cho việc phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn cần tích lũy thêm kinh nghiệm quản lý, quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ, nguồn vốn… nếu chưa giải quyết được các điểm yếu này thì sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro khi mở chi nhánh ở các nước.

Phạm vi hoạt động một số NHTMVN và NHNNg

NHTMVN NHNNg

VCB Singapore Korea

Exchange Bank 70 quốc gia Sacombank Campuchia,

Lào HSBC 80 quốc gia

MB Campuchia, Lào

Standard Chatered Bank

70 quốc gia Vietinbank Đức, Lào Citibank 107 quốc gia

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM (Trang 40 - 41)