Từ phía DN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

- Đối với người xuất khẩu, phương thức nhờ thu D/A rủi ro hơn Rủi ro về phía nhà nhập khẩu:

b.Từ phía DN

(1) Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Hầu hết các doanh nghiệp VN khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá.

Tình huống rủi ro trong thực tế :

VPBank nhận được bộ chứng từ xuất trình theo phương thức tín dụng chứng từ của khách hàng Công ty Thu Hoạch trị giá USD25,000. Khi VPBank kiểm tra chứng từ phát hiện bộ chứng từ bất hợp lệ do thư tín dụng có điều khoản không thể thực hiện được “Vận đơn đường biển lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và ghi cước phí trả trước (freight prepaid)”. Trong khi đó điều kiện giao hàng là FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000 nên hãng tàu phát hành vận đơn thể hiện “freight collect”. Do đó, VPBank đã đề nghị Thu Hoạch thông báo người nhập khẩu sửa đổi thư tín dụng trước khi giao hàng để ngân hàng phát hành không thể từchối thanh toán. Tuy nhiên, 2 ngày sau Thu Hoạch thông báo người nhập khẩu từ chối sửa đổi thư tín dụng, yêu cầu gởi chứng từ gấp nếu không sẽ từ chối nhận hàng và Thu Hoạch phải bồi thường việc vi phạm hợp đồng do giao hàng trễ. Vì vậy, Thu Hoạch đã yêu cầu VPBank gởi chứng từ đòi tiền nhưng phải lập văn bản gởi VPBank với điều khoản “bộ chứng từ có bất

hợp lệ, đề nghị VPBank gởi chứng từ. Công ty chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu bộ chứng xuất trình bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán”.

Nguyên nhân:

Khi ký kết hợp đồng, người mua soạn sẵn hợp đồng với điều khoản chứng từ vận tải ghi cước phí trả trước “freight prepaid” , trong khi đó điều kiện giao hàng là FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi Công ty Thu Hoạch kí kết hợp đồng do còn thiếu kinh nghiệm và bất cẩn đã không kiểm tra điều khoản này gây bất lợi cho mình vì không thể lập được bộ chứng từ hợp lệ để thanh toán theo phương thức thư tín dụng.

(2) Doanh nghiệp Vịêt Nam chưa có những hiểu biết cần thiết về luật pháp trong kinh doanh quốc tế

Doanh nghiệp xuất - nhập khẩu thiếu hiểu biết về giao dịch bằng L/C cũng như các văn bản pháp luật quốc tế liên quan điều chỉnh về vấn đề thanh toán quốc tế và mua bán hàng hoá quốc tế như UCP, ISBP, Incortems….

Trong quá trình soạn thảo L/C, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ và được biết đến là “sai lầm 3 C” bao gồm các lỗi như: Lỗi không chính xác (not correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complete); lỗi không nhất quán (not consistant)

Trong thanh toán xuất nhập khẩu hoặc mở L/C qua mạng, số đông các doanh nghiệp vẫn thiếu kinh nghiệm giao dịch vì vậy rất e ngại với thanh toán điện điều này gây ra khó khắn và nhiều rủi ro cho ngân hàng trong việc phát triển các hình thức TTQT.

Ví dụ: chi nhánh NHNN & PTNT Đà Nẵng đã bị tổn thất 1,1 triệu USD khi thực hiện thanh toán bộ L/C cho nhà xuất khẩu phân lân của Nhật Bản vào Việt Nam, do trình độ của nhà nhập khẩu Việt Nam còn nhiều hạn chế (doanh nghiệp nhà nước – Công ty bảo vệ thực vật và giống cây trồng Đà Nẵng) đã uỷ quyền toàn bộ thủ tục vận chuyển và mua bảo hiểm cho đối tác, trên đường vận chuyển do gặp bão làm ướt hàng hoá và không thể sử dụng được nhưng tài khoản của NHNN&PTNT Đà Nẵng tại ngân hàng đại lý vẫn bị trừ số tiền 1,1 triệu USD còn công ty bảo vệ thực vật và giống cây

trồng Đà Nẵng cũng không thanh toán cho ngân hàng. Trong trường hợp này NHNN&PTNT Đà Nẵng là đơn vị chịu thiệt hại 100%.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM (Trang 46 - 48)