Hiện tượng bắt tổ ong nhiều chúa

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm phương pháp bắt ong mật ( Apis cerana ) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành - Đồng Tháp pdf (Trang 55 - 60)

- Giai đoạn I: Làm ong bốc bay từ cột điện.

3.9.2.Hiện tượng bắt tổ ong nhiều chúa

Đây là hiện tượng cũng gặp nhiều trong khi bắt ong. Hiện tượng này thường xuất hiện khi bắt tổ ong có khối lượng ong lớn, khoảng trên 0,7kg, vì khi các tổ ong lớn ong sẽ có hướng tạo ong chua mới để chuẩn bị tách đàn. Khi ung nhang vào cột điện để ong thoát ra ngoài cột điện, tuy nhiên khi bị ảnh hưởng bởi khói nhang nên ong sẽ không tách và không phân biệt pheromon của các ong chúa. Tuy nhiên, khi mang tổ ong về để thả vào thùng ong, trong giai đoạn cố định lồng ong chúa vào

các cầu để trên ghế hoặc giá để di chuyển ong từ nón qua các cầu ong đặt trên ghế hoặc giá đỡ, các ong thợ và ong đực ít gôm vào ong chúa mà sẽ bốc bay lên và có dấu hiệu bắt đầu đánh nhau.

Để xử lý trường hợp này cần dùng nhang đuổi các ong đậu dưới cầu có lồng ong chúa bốc bay lên cao hoàn toàn, sau đó xem ong sẽ đậu lại chỗ nào, tiến hành lựa ong chúa, và sau đó bắt tổ ong đó thả vào thùng. Nếu ong nào đậu vào lồng ong chúa cố định ở cầu ong đặt ở ghế hoặc giá đỡ, thì cũng tiến hành đưa các cầu vào thùng nuôi ong.

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những vấn đề đã thực hiện và qua các kết quả trên có thể rút ra một số kết luận sau:

- So sánh hai phương pháp bắt là dùng khói nhang và bịt miệng tổ cho ra kết quả phương pháp bắt ong bằng cách dùng khói nhang hiệu quả hơn so với phương pháp bịt miệng tổ.

- So sánh việc dùng khói nhang bắt ong với 3 nghiệm thức là 6 cây nhang, 10 cây nhang và 16 cây nhang lặp lại 3 lần cho thấy bắt ong với nghiệm thức 6 cây nhang là nhanh nhất với thời gian 78,75 ± 11,25 phút. Càng tăng lượng khói nhang để bắt ong, thời gian bắt ong càng tăng và càng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tổ ong.

- Xét mối tương quan giữa loại cột điện bắt ong và thời gian bắt ong cho thấy loại cột điện lớn hay nhỏ không ảnh hưởng đến khả năng bắt được tổ ong trong cột điện. - Với qui cách thiết kế thùng ong là chậu đất nung và thùng muốt cho thấy nuôi bằng chậu đất nung đạt hiểu quả về tính ổn định của tổ ong hơn và ong sẽ thích ở hơn thùng muốt. Điều này thể hiện qua số lần thả ong vào thùng muốt là 21 lần thì đã có 19 lần ong bốc bay (chiếm 90,48%) và đối với chậu đất nung chỉ có 3 lần bốc bay trên 9 lần thả (chiếm 33,33).

- So sánh năng suất mật của các tổ ong bắt với nồng độ khói khác nhau cho thấy có sự ảnh hưởng của nồng độ khói nhang đến năng suất mật của đàn ong. Với nồng độ khói 6 cây nhang tỉ lệ khối lượng mật/trong lượng ong bắt được là cao nhất (1,02 ± 0,02). Trong khi đó với nồng độ khói 10 cây nhang, tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng tổ ong bắt được là (0,75 ± 0,07) và với nồng độ khói 16 cây nhang tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng tổ ong bắt được là thấp nhất (0,74 ± 0,06). Vì vậy khi bắt ong với lượng khói nhang càng nhiều thì năng suất mật của đàn ong càng giảm. Nguyên nhân là do sự tác động của khói nhang đến sức sống cũng như là khả năng lấy mật của đàn ong từ đó làm giảm năng suất mật của tổ ong.

- Ngoài yếu tố lượng khói nhang ảnh hưởng đến năng suất mật của tổ ong, yếu tố thời gian bốc bay cũng gớp phần quan trọng ảnh hưởng đến năng suất mật của đàn ong. Kết quả bắt ong với thời gian ngắn (51 – 70 phút), tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được cao nhất (0,95 ± 0,09) đơn vị , bắt ong với thời gian trung bình

(71 – 90 phút) tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được là 0,83 ± 0,09 và bắt ong với thời gian dài (91 – 130 phút) tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được thấp nhất (0,68 ± 0,02). Điều này cho thấy khi bắt tổ ong với thời gian càng lâu, năng suất mật của tổ ong càng giảm, nguyên nhân là do sự tác động của lượng khói nhan đến đàn ong càng lâu, đàn ong càng bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm năng suất mật của đàn ong.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở những kết quả của việc bắt ong cũng như là nuôi ong mật nội, có kết đưa ra một số kiến nghị sau:

- Cần thực hiện phương pháp bắt ong bằng cách dùng khói nhang, và khi bắt bằng khói nhang cần chú ý nên bắt ong với số lượng cây nhang là 6 cây.

- Tiếp tục thí nghiệm nuôi ong bằng các vật liệu khác nhau, từ đó có thể đánh giá được sự thích nghi của đàn ong với thùng nuôi ong đó như thế nào. Tiếp tục nghiên cứu thêm các vấn đề sau ở quy mô hộ gia đình:

+ Các hiện tượng trong nuôi ong như ong bốc bay, tổ ong nhiều chúa để từ đó có thể hạn và xử lý tốt hơn hiện tượng ong bốc bay và chủ động hơn trong việc chia đàn ong

+ Các vấn đề tách đàn, nhập đàn ong, thay chúa và nhân đàn ong để có thể giúp việc quản lý đàn ong có hiệu quả hơn.

+ Cách thu hoạch sữa ong chúa, từ đó giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa trong vấn đề nuôi ong.

+ Cách lai ghép ong chúa giống ong mật nội với các giống ong khác để chọn ra các con lai có khả năng sinh sản tốt, từ đó giúp tăng năng suất mật cũng như mang lại hiểu quả cao hơn trong vấn đề nuôi ong mật.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm phương pháp bắt ong mật ( Apis cerana ) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành - Đồng Tháp pdf (Trang 55 - 60)