Các vấn đề thường gặp trong bắt ong 1 Hiện tượng ong bốc bay

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm phương pháp bắt ong mật ( Apis cerana ) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành - Đồng Tháp pdf (Trang 54 - 55)

- Giai đoạn I: Làm ong bốc bay từ cột điện.

3.9. Các vấn đề thường gặp trong bắt ong 1 Hiện tượng ong bốc bay

3.9.1. Hiện tượng ong bốc bay

Hiện tượng quan trọng nhất trong nuôi ong là ong bốc bay đi, đây là hiện tượng thường gặp. Khi bắt tổ ong về thả vào thùng nuôi, nếu ong ở lại thùng đó thì sau khi

thả ong chúa ra khỏi lồng ong chúa một thời gian ngắn, các ong thợ sẽ đi lấy mật về tổ. Nếu sau khi thả ong chúa ra khỏi lồng ong chúa 1 ngày mà không thấy ong đi lấy mật, chỉ thấy ong bay vòng vòng tổ ong, thì tổ ong đó sẽ bốc bay.

Khi ong bốc bay, ong thợ sẽ bay ra trước khoảng 2/3 số lượng ong thợ bay ra thì ong chúa cũng bay đi, sau khoảng thời gian 5 phút, ong bay ra rất nhiều và tạo nên âm thanh ồn ào, vài phút sau đó đàn ong sẽ bay đi.

Thời gian ong bốc bay từ khi thả ong chúa ra khỏi lồng ong chúa là từ 24 – 36h. Ong bốc bay vào thời gian này vì sau khi bắt về, ong sẽ bị ảnh hưởng của khói nhang nên cần có thời gian ổn định đàn. Ngoài ra, trước khi bốc bay tổ ong sẽ cử ong trinh sát đi tìm chỗ ở mới phù hợp hơn.

Nguyên nhân để ong bốc bay thường là do:

- Thùng ong đặt ở vị trí có nắng rọi vào thùng ong, làm cho thùng ong bị nóng. - Thùng ong bị các loài khác tấn công như kieenss vàng…..

- Các tổ ong khi mới thả vào thùng, thả gần các tổ ong khác làm cho ong tổ các tổ ong đánh nhau và sẽ bốc bay đi nếu bị tấn công nhiều.

Có thể xử lý ong bốc bay bằng cách, khi phát hiện ong bốc bay cần dùng nước, đất, cát,… tát lên hoặc bất cứ vật gì có thể ném lên không trung nơi ong đang bay, hay chặn hướng bay của đàn ong . Sau đó ong hạ độ cao và đáp lại một cành cây nào gần đó, cần nhanh chóng tiến hành lựa ong chúa và bắt lại tổ ong.

Ngoài ra, có thể hạn chế ong bốc bay đi bằng cách cắt 1/3 cánh cánh chúa. Không được cắt quá ngắn mà cắt chéo 1/3 ở phần ít gân cánh. Từ đó sẽ làm hạn chế ong chúa bốc bay đi và có thể bắt được tổ ong lại vì ong chúa không thể bay cao và xa được.

Các kết quả thảo luận về hiện tượng ong bốc bay hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Phùng Hữu Chính, 2000.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm phương pháp bắt ong mật ( Apis cerana ) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành - Đồng Tháp pdf (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w