Nuôi ong bằng thùng muốt và chậu đất nung

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm phương pháp bắt ong mật ( Apis cerana ) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành - Đồng Tháp pdf (Trang 37 - 39)

- Nuôi ong với 2 nghiệm thức 6 lần lặp lại:

3 04/02/2010 0 cây nhan 90 Không bốc bay Thực hiện 2 phương pháp làm cho ong bốc bay với lần lặp lại cho ra kết quả:

3.5.1. Nuôi ong bằng thùng muốt và chậu đất nung

Với điều kiện tự nhiên có nguồn mật phong phú nên việc nuôi ong được thực hiện bằng cách nuôi tự nhiên trong vườn. Có nghĩa là trong quá trình nuôi, các thùng ong được bố trị tự do và ngẫu nhiên trong vườn, không cần cho ong ăn.

Từ kết quả nuôi ong với 2 nghiệm thức là thùng muốt và chậu đất nung với 6 lần lặp lại cho thấy nuôi ong bằng chậu đất nung đạt hiệu quả hơn so với thùng muốt. Kết quả này được thể hiện qua số lần bốc bay khi thả vào thùng nuôi ong:

Bảng 3.6. So sánh số lần bốc bay của thùng muốt và chậu đất nung

Thùng nuôi ong Số lần thả ong Số lần bốc bay Hiện trạng

Chậu 1 2 1 Đang ở ổn định Chậu 2 2 1 Đang ở ổn định Chậu 3 2 1 Đang ở ổn định Chậu 4 1 0 Đang ở ổn định Chậu 5 1 0 Đang ở ổn định Chậu 6 1 0 Đang ở ổn định Thùng muốt 1 4 3 Đang ở ổn định Thùng muốt 2 4 3 Đang ở ổn định Thùng muốt 3 4 4 Bốc bay mất Thùng muốt 4 3 3 Bốc bay mất Thùng muốt 5 3 3 Bốc bay mất Thùng muốt 6 3 3 Bốc bay mất

Qua bảng số liệu (bảng 3.6) cho thấy số lượng tổ ong thả vào thùng muốt bốc bay nhiều hơn so với số lượng ong bốc bay khi thả vào chậu đất nung, cụ thể như sau: + Số lượng tổ ong thả vào thùng muốt bốc bay là 19 lần trong tổng số 21 lần thả . chiếm 90,48%).

+ Số lượng tổ ong thả vào chậu đất nung bốc bay là 3 lần trong tổng số 9 lần thả (chiếm 33,33%) .

Những nguyên nhân có thể dẫn đến ong không thích ở thùng muốt hơn chậu đất nung:

+ Với kích thước của thùng muốt là 44 x 34 x 29 cm sẽ cho ra thể tích của thùng muốt là 43,384 cm3 nhỏ hơn so với thể tích của chậu đất nung là 42 x 40 x 37cm = 62,16 cm3, và điều quan trọng hơn nữa là với chiều cao của thùng nhỏ hơn chậu đất nung cũng là nguyên nhân làm ong ít chịu ở hơn so với chậu đất nung. Vì với chiều cao đó ong khó phân bố cũng như xây tàn xuống sâu được.

+ Thùng muốt có cấu tạo nhẹ nên dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động, ví dụ như mưa lớn hay là gió mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến thùng muốt. Ngoài ra, do những thùng nuôi được đặt trong vườn nhà nên rất dễ bị tác động của các vật nuôi nhà và do đặt tính của thùng muốt không vững chắc nên rất dễ bị các loài vật gây hại như gà, vịt,… . Khi có tác động mạnh thì ong rất dễ bốc bay, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ong không thích ở trong các thùng muốt.

+ Do cấu tạo của thùng muốt sẽ dễ có tiếng động khi ong vỗ cánh bay hay vô tình đập cánh vào thùng, bên trong thùng muốt màu trắng dễ phản xạ anh sáng sẽ làm tổ

ong có nhiều âm thanh và sáng hơn chậu đất nung, đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến ong dễ bốc bay.

+ Ngoài ra có thể thùng muốt dễ giữ nhiệt và mất nhiệt hơn chậu đất nung, điều này làm cho nhiệt độ trong thùng có biên độ dao động nhiệt cao hơn chậu đất nung, và sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn ong, vì vậy đây cũng là nguyên nhân khiến ong dễ bốc bay hơn so với chậu đất nung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm phương pháp bắt ong mật ( Apis cerana ) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành - Đồng Tháp pdf (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w