Thuyết nhu cầu của Maslow:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn thị trấn quang minh, huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 47 - 48)

7. Nội dung luận văn

1.6.1 Thuyết nhu cầu của Maslow:

Theo A. Maslow (1908-1970), nhu cầu của con người gồm: Nhu cầu thể chất, Nhu cầu về an toàn, an ninh, Nhu cầu về xã hội, Nhu cầu về được tôn trọng, Nhu cầu được thể hiện mình.

Ởngười nghèo, những nhu cầu thể chất cần được đáp ứng. Do đặc điểm tâm, sinh lý, cơ thể con người thay đổi theo thời gian và các tác động của môi trường, người nghèo có thể mắc bệnh bất kỳ lúc nào mà không thể biết trước, và nghèo do ốm đau bệnh tật dẫn đến quật quỵ về tài sản cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nghèo. Do vậy, muốn đáp ứng được nhu cầu, người nghèo cần phải có sức khỏe và được đáp ứng về nhu cầu thể chất. Có sức khỏe tốt mới có thể làm được việc khác để tiến đến đáp ứng nhu cầu thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh đó, nhu cầu xã hội và nhu cầu được tôn trọng cũng được người nghèo quan tâm. Bởi người nghèo thường có tâm lý mặc cảm tự ti bản thân nên thường co hẹp mối quan hệ xã hội của mình. Đáp ứng được hai nhu cầu này sẽ giúp người nghèo tự tin hơn về bản thân và gia đình, tự tin thể hiện khả năng của bản thân và phấn đấu vươn lên hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Nhu cầu tự hoàn thiện là nhu cầu cần có để giúp người nghèo từ bỏ những suy nghĩ trông chờ và ỉ lại vào người khác, từ đó hoàn thiện bản thân và quyết tâm phấn đấu vươn lên thoát nghèo bằng chính khả năng của bản thân và các thành viên trong gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn thị trấn quang minh, huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)