7. Nội dung luận văn
2.3.2 Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh của bản thân người nghèo
Thực tế cho thấy nhận thức của một số bộ phận người nghèo về vấn đề giảm nghèo còn hạn chế, bản thân nhiều người nghèo không thừa nhận nguyên nhân nghèo do bản thân họ gây ra như: đông con, lười lao động, ỉ lại,... mà họ nghĩ là do số phận, do cơ chế chính sách không mở nên họ không có cơ hội phát triển. Do vậy, họ không có ý thức vươn lên mà có thói quen ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước và cộng đồng xã hội khi họ gặp rủi ro trong cuộc sống.
Người nghèo họ cho rằng công tác xã hội là một hoạt động từ thiện, trợ giúp cho các đối tượng yếu thế trong cộng đồng và họ là đối tượng được thụ hưởng các chế độ chính sách nên nhiều hộ có tư tưởng không muốn vươn lên thoát nghèo bền vững và có thái độ ỉ nại, trông chờ vào cộng đồng, chính quyền địa phương. Họ chưa quan tâm thực sự đến quyền lợi mà mình nhận được, còn rụt rè, tự ti về bản thân khi nhận được những nguồn lực hỗ trợ thoát nghèo bền vững.
Có thể thấy, ngoài đặc điểm chung thì người nghèo còn có những đặc điểm riêng như về năng lực, sở trường, tính cách hay quan điểm sống. Có nhiều người nghèo họ có khả năng kinh doanh tốt, có ý chí phần đấu vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, lại có những người nghèo luôn an phận và bỏ mặc cho số phận. Và mỗi người nghèo họ lại có những hoàn cảnh, khó khăn khác nhau: có hộ chồng chết đơn thân nuôi con, có người cô đơn không chồng không con không nơi nương tựa, có gia đình đông khẩu mà người có khả năng kiếm thu nhập nuôi gia đình lại ít. Chính những đặc điểm khác nhau này của người nghèo cũng sẽ có ảnh hưởng đến việc cung cấp và thực hiện các dịch vụ CTXH đối với người nghèo, và cần chú ý đến yếu tố cá biệt hóa của người nghèo để có những sự hỗ trợ, giúp đỡ một cách phù hợp và đem lại hiệu quả.
Khi hỗ trợ người nghèo, cán bộ chính sách thị trấn hay các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo thị trấn cần rất nhiều thời gian để giúp người nghèo tìm lại sự tự tin vào bản thân, giúp họ tin rằng họ có thể vươn lên thoát nghèo
nếu họ nỗ lực. Một số người nghèo còn có tâm lý “sợ thoát nghèo”, “giữkhư khư cái giấy chứng nhận hộ nghèo” thì khả năng thayđổi không thể một trong một sớm một chiều. Trong khi đó, lực lượng nhân viên CTXH trên thực tế lại chỉ là cán bộ kiêm nhiệm nên sẽ ảnh hưởng việc cung cấp các dịch vụ CTXH. Cũng vì mặc cảm, tự tin nên họ ít hoặc không có khả năng truyền đạt nhu cầu đến người có khả năng giúp đỡ. Do vậy, người nghèo thường không chủ động đi tìm kiếm các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu. Khi đó, người cung cấp dịch vụ sẽ mất nhiều thời gian hơn để “đi tìm” người cần được giúp đỡ.
“Khi thị trấn có chương trình hỗ trợ gì thì phối hợp với tổ dân phố thông tin, cho người nghèo một cách trực tiếp hoặc trong các cuộc họp ở tổ dân phố, trong khi người nghèo thì ít đi họp. Nhiều khi phải đến tận nhà người nghèo để cho họ biết về các chương trình, chính sách đang được triển khai”. (PVS tổ trưởng tổ dân phố số 11- thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo thị trấn)
Bên cạnh đó, sự hiểu biết hạn chế của người nghèo về nghề CTXH và nhân viên CTXH cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ CTXH dành cho họ.
Biểu đồ 2.10. Hiểu biết về nghề CTXH (%)