Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại khu bảo tồn đất ngập nước láng sen, tỉnh long an (Trang 29)

2.1.1. Thời gian nghiên cứu

- Thu mẫu cá trực tiếp: từ tháng 12/2018 - 9/2019 gồm 1 đợt vào mùa khô và 2 đợt vào mùa mưa; mỗi đợt từ 5 - 7 ngày.

- Thu mẫu nước: 3 đợt gồm: Mùa khô (1 đợt), mùa mưa (2 đợt) để đo trực tiếp tại hiện trường một số thông số thủy - lí - hóa như nhiệt độ, pH, độ mặn, độ dẫn điện, nồng độ ôxi hòa tan.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Mạng lưới sông rạch tự nhiên trong khu vực Láng Sen và vùng lân cận khá dày, tuy nhiên lưu lượng lưu thông không lớn. Láng Sen được tiếp nước chủ yếu do các kinh tạo nguồn lớn từ sông Cửu Long, như: kinh Hồng Ngự - Long An, kinh 79, kinh 28 và sông Lò Gạch. Nguồn nước trực tiếp tới khu vực Láng Sen đi qua 2 tuyến dẫn nước chính là kinh 79 và rạch Bông Súng. Mặc dù nằm trong nội địa, nhưng ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông theo chế độ bán nhật triều và lớn nhất vào mùa kiệt (mùa khô). Tuy nhiên, biên độ dao động mực nước lớn nhất cũng trong khoảng < 0.5 m. Biên độ này giảm dần tới khi đỉnh lũ xuất hiện.

Ngập lũ: Vùng ngập sâu trung bình ở vùng từ 2,5 đến 3,5 mét trong các năm lũ lớn. Thời gian ngập từ 3 đến 4 tháng. Vùng ngập sâu và lâu nhất vẫn là những nơi lung bàu trũng như Láng Sen, rạch Cá He, rạch Cái Nổ.

“Nguồn: Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen”

Hình 2.1: Bản đồ hệ sinh thái tự nhiên trong KBT ĐNN Láng Sen

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi/ vùng bên trong) của KBT ĐNN Láng Sen được chia làm 12 tiểu khu:

“Nguồn: Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen”

Hình 2.2. Bản đồ 12 Tiểu khu của vùng lõi KBT ĐNN Láng Sen

Thu mẫu cá và mẫu nước xung quanh 7 vị trí, thiết lập thành 2 vùng ( Hình 2.3)

- Vùng 1: Vùng nước kín bao gồm các điểm từ vị trí 3 đến vị trí 7 thuộc bên trong vùng lõi. Nước trong vùng này được điều tiết bởi khu bảo tồn.

- Vùng 2: Vùng nước mở bao gồm vị trí 1 và vị trí 2. Nước trong vùng này phụ thuộc vào chế độ thủy triều của sông Mê Công.

Mỗi điểm đại diện cho một vùng sinh thái trong khu bảo tồn: vùng đầm lầy, vùng cỏ ngập nước theo mùa, vùng rừng tràm, vùng ngập nước quanh năm, vùng kênh ngập nước.

“Nguồn: Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen”

Hình 2.3. Bản đồ thể hiện 7 vị trí thu mẫu tại KBT ĐNN Láng Sen

Bảng 2.1. Các điểm thu mẫu cá và nước ở KBT ĐNNLáng Sen

STT Vị trí Tọa độ Địa chỉ Bên ngoài/ trong 1 VT 1 10°47'25.5"N 105°43'04.4"E

Kênh hậu 79 thuộc rừng tràm kinh tế, xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.

Bên ngoài

2 VT 2 10°47'36.9"N 105°44'45.2"E

Vùng ruộng lúa, xã Vĩnh Lợi, huyện

Tân Hưng, tỉnh Long An Bên ngoài 3 VT 3 10°47'14.0"N

105°43'10.7"E

Kênh 79, xã Vĩnh Lợi, huyện Tân

4 VT 4 10°46'45.9"N 105°42'51.4"E

Giao giữa kênh Cả Nga và kênh T4, xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.

Bên trong

5 VT 5 10°45'33.6"N 105°44'08.7"E

Cống T4, xã Vĩnh Lợi, huyện Tân

Hưng, tỉnh Long An. Bên trong

6 VT 6 10°46'53.6"N 105°41'46.1"E

Cống 81 cặp kênh T2, xã Vĩnh Châu

A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Bên trong

7 VT 7 10°46'53.6"N 105°41'46.1"E

Giao giữa kênh Cả Nga và kênh T2, xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.

Bên trong

Bảng 2.2. Thời gian, địa điểm thu mẫu

ĐỢT THỜI GIAN SỐ NGÀY MÙA

1 17/04/2019 - 21/04/2019 5 Mùa khô

2 08/7/2019 - 13/07/2019 7 Mùa mưa

3 29/08/2019 - 02/09/2019 5 Mùa mưa

Tổng cộng 17

Ghi chú: Thời gian thu mẫu không tính ngày đi và ngày về.

- Phân tích mẫu cá tại Phòng quản lí và trưng bày mẫu vật tại KBT ĐNN Láng Sen và Phòng thí nghiệm Động vật - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

2.1.3. Tư liệu nghiên cứu

- Các mẫu cá thu được từ những lần đi thu mẫu.

- Nhật kí thực địa; phiếu điều tra, phỏng vấn, các biểu mẫu; hồ sơ cá; phim, hình chụp ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm; hình chụp các loài cá và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.

2.2. Phương pháp nghiên cứu cá 2.2.1. Ngoài thực địa 2.2.1. Ngoài thực địa

Thu mẫu định tính: Thu tại các điểm thu mẫu. Mỗi loài thu được ít hay nhiều hơn ở mỗi địa điểm nghiên cứu là tùy thuộc vào kích thước của cá hoặc mức độ thường gặp. Mỗi loài thu từ 1 - 3 cá thể. Cần thu các mẫu cá tươi có hình dạng đẹp, vây vảy nguyên vẹn, cá tươi màu sắc đẹp, mẫu cá trưởng thành, mẫu cá đực, cá cái và cá con.

Thu mẫu định lượng: Thu trên từng ngư cụ và đếm số cá thể của từng loài cá đánh bắt được mỗi lần, ở mỗi địa điểm thu mẫu vào các mùa khác nhau để đánh giá độ thường gặp.

Công cụ thu mẫu: Chài, lưới, dớn, 12 cửa ngục,…

 Ngư cụ dớn: Thu liên tục mỗi ngày tại mỗi điểm trong thời thu mẫu.  Ngư cụ lưới kéo (có 2 loại) được đánh bắt tại thời điểm thu mẫu. Gồm Lưới kéo loại 1: Dài 50m, cao 4m, mắc lưới 1,5cm được kéo ở kênh lớn. Lưới kéo loại 2: dài 5m, cao 2m, mắc lưới 1,5cm được kéo ở đồng cỏ.

 Chài: Quăng thả tại mỗi điểm thu mẫu

 Ngư cụ lưới rê và bẩy xếp (12 cửa ngục) được đánh bắt tại thời điểm nhất định. Mẫu được thu trong 24 giờ tại mỗi điểm.

Ghi nhãn cá những thông tin cần thiết. Vì nhãn được bảo quản trong dung dịch formalin nên phải được bảo vệ để tránh sự hủy hoại. Do đó, để chữ không bị rửa trôi hoặc phai màu cho nhãn ghi vào túi nilon kín miệng. Cần ghi lên nhãn những thông tin như: Số thứ tự mẫu, tên phổ thông, địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu để dễ dàng khi tiến hành định loại cá tại phòng thí nghiệm. Sau khi chụp hình, cho cá và nhãn cá vào trong cùng một túi nilon (có đục lỗ để khi ngâm dung dịch formalin ngấm đều vào cá), bịt đầu túi nilon lại rồi ngâm chung vào thùng đựng cá có chứa dung dịch formalin 8%.

Chụp hình cá: chọn tấm nhựa có kích thước lớn, màu xanh da trời hoặc màu đen để làm nền, nổi bật hình cá khi chụp hình. Đặt cá nằm ngay ngắn trên tấm nhựa sao cho đầu cá quay về phía tay trái. Phía dưới bụng cá đặt thước đo để cho thấy

kích thước thật của cá. Một tay xòe vây cá, một tay cầm cây cọ phết formol nguyên chất lên các vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn, vây đuôi để các vây này xòe đều. Cá chụp lên hình sẽ đúng kĩ thuật và đẹp.

Bảo quản mẫu trong dung dịch formaline 8% trong thùng thùng nhựa lớn, bình nhựa miệng rộng thuận lợi cho việc đựng mẫu. Cá ở mỗi vùng nghiên cứu khác nhau cần để riêng mỗi bình chứa để tiện cho việc tra cứu. Hàng tháng phải được kiểm tra và xử lí thay formaline khác khi màu mẫu thay đổi hoặc nước dung dịch bảo quản mẫu vẩn đục.

Ghi nhật kí thực địa cần có sổ theo dõi các mẫu thu và ghi số thứ tự, tên cá, ngày tháng năm thu, nơi thu, công cụ đánh bắt.

Đặt những câu hỏi, những vấn đề cần lưu ý và ghi vào phần cuối nhật kí để ngày thực địa tiếp theo sẽ phỏng vấn, quan sát, tìm hiểu làm rõ thêm.

Cuối mỗi đợt thực địa cần tổng hợp, phân tích, rút kinh nghiệm cho việc ghi nhật kí trong đợt thực địa tiếp theo.

Đo tọa độ điểm thu mẫu cá và nước bằng định vị của điện thoại smartphone.

2.2.2. Trong phòng thí nghiệm

Định loại cá dựa vào các tài liệu chính của tác giả Mai Đình Yên và cộng sự (1992) [22], Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1982) [23], Tống Xuân Tám (2012) [24].

Phân tích hình thái cá theo Pravdin, I.F. (1961), Nielsen, L.A., Johnson, D.L. (1981) và Rainboth, W.J. (1996) để làm cơ sở định loại [25].

* Phương pháp phân tích số liệu hình thái cá xương (xem hình 2.4)

+ Các chỉ số đo hình thái cá xương (tính bằng mm):

 Chiều dài cá (trừ vây đuôi) (Lo)  Đường kính mắt (O)

 Khoảng cách giữa hai ổ mắt (OO)  Chiều dài đầu (T)

 Chiều cao lớn nhất của thân (H).

 Số lượng tia vây lưng (D):

 Vây lưng thứ nhất (D1)

 Vây lưng thứ hai (D2)  Số lượng tia vây hậu môn (A)  Số lượng tia vây ngực (P)  Số lượng tia vây bụng (V)

 Số vảy đường bên (L.1 hoặc Sq): số vảy trên đường bên và số vảy dưới đường bên đặt phía dưới gạch ngang

 Vảy ngang thân (Tr).

Những tia vây không phân nhánh, không phân đốt, gai cứng các tia vây được biểu thị bằng chữ số La Mã. Tia vây phân nhánh và tia đơn không hóa xương (tia mềm) được biểu thị bằng chữ số Ả Rập, cách nhau bởi dấu chấm (.), dao động giữa từng loại tia vây với nhau biểu thị bằng gạch nối (–). Tia vây cứng, tia vây mềm tính riêng. Tia vây thứ nhất là tia vây chìa ra ngay dưới lớp da.

* Phương pháp phân tích số liệu hình thái cá đuối (xem hình 2.5)

Hình 2.5. Sơ dồ chỉ dẫn số đo ở cá đuối (theo Nguyễn Khắc Hường, 2001)

A. Mặt lưng B. Mặt bụng

* Chú thích: 1. Mõm; 2. Mắt; 3. Lỗ phun nước; 4. Lỗ mũi; 5. Van mũi trên; 6. Miệng; 7. Khe mang; 8. Gai; 9. Hậu môn; 10. Vây ngực; 11. Vây bụng; 12. Gai giao cấu; 13. Vây lưng thứ nhất; 14. Vây lưng thứ hai; 15. Vây đuôi; 16. Chiều rộng miệng; 17, 18. Chiều rộng đĩa thân; A-H: Chiều dài toàn thân; A-M: Chiều dài thân; A-B: Chiều dài mõm; B-C: Đường kính mắt; A-E: Chiều dài đĩa thân; F-I: Chiều dài gốc vây lưng thứ nhất; J-K: Chiều dài gốc vây lưng thứ hai; I-J: Khoảng cách giữa hai vây lưng; Q-P: Chiều dài vây bụng; V-T: Chiều dài đầu; U-V: Chiều dài mõm trước miệng; V-Q: Chiều dài thân trước hậu môn; N-Q: Chiều dài đuôi.

Định loại cá theo phương pháp kinh điển thông thường.

Kiểm tra mẫu vật đã định loại bằng cách so sánh với mẫu trưng bày tại Phòng thí nghiệm Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

1 1

7

9 M

Tra cứu, đối chiếu, tu chỉnh từng tên loài, tên đồng danh (synonym) theo Froese, R. & Pauly, D. (2017), Fish Base; sắp xếp các loài vào trật tự hệ thống phân loại cá của Eschmeyer, W.N. & Fong, J.D. (2018) [26].

Xây dựng bộ sưu tập cá.

2.2.3. Phương pháp đánh giá độ thường gặp

Đánh giá độ thường gặp theo quy ước của Nguyễn Hữu Dực và Tống Xuân Tám (2008) ở bảng 2.3: Bằng cách tính tổng số cá thể mỗi loài thu được chia cho tổng số ngư cụ đánh bắt và chia cho tổng số lần đánh bắt trong một ngày; tùy theo kích thước của cá lớn hay bé mà xếp chúng vào 3 nhóm khác nhau để quy ra mức độ thường gặp; thang đánh giá này đã được áp dụng vào bài báo số 4 và 5 trong danh mục công trình công bố của tác giả.

Bảng 2.3. Thang đánh giá độ thường gặp ở cá

MỨC ĐỘ HIỆU NHÓM 1 (L0 10 cm) NHÓM 2 10 < L0 20 cm) NHÓM 3 (L0 > 20 cm) Không gặp - - - - Rất ít + 3 – 5 1 – 2 0 – 1 Ít ++ 6 – 9 3 – 5 2 – 3 Nhiều +++ 10 – 30 6 – 10 4 – 5 Rất nhiều ++++ > 30 > 10 > 5

Chú thích: L0: Chiều dài chuẩn của cá (trừ vây đuôi)

2.2.4. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng môi trường nước

Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia được quy định trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT [27].

Phương pháp phân tích xác định một số thông số chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT [27]..

+ TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn kĩ thuật lấy [27]..

+ TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu [27]..

+ TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo [27]..

+ TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) - Chất lượng nước - Xác định pH [27].. + TCVN 7325:2004 (ISO 5814:1990) Chất lượng nước - Xác định ôxy hòa tan - Phương pháp đầu đo điện [27]..

Phương pháp phân tích một số thông số chất lượng nước được thể hiện thông qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Phương pháp phân tích một số thông số chất lượng nước

STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích

1 pH ORION 230A +, USA

2 t0 (Nhiệt độ) 0C ORION 230A +, USA

3 Ec (Độ dẫn điện) µS/cm ORION 230A +, USA

4 S (Độ mặn) ‰ ATAGO S/Mill - E, Japan

5 DO (Hàm lượng

oxygen hòa tan) mg/l

Oxi 3205, cat.no.2BA103, Profiline WTW Đức

Thời gian đo hàm lượng oxygen hòa tan vào 6 giờ sáng; đo độ mặn và độ dẫn điện vào 7 - 8 giờ sáng; chỉ số nhiệt độ và pH được đo vào 9 - 10 giờ sáng.

Đánh giá một số thông số chất lượng nước mặt theo Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia: QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

2.2.5. Phương pháp đánh giá tầm quan trọng khu hệ cá tại Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen Đất ngập nước Láng Sen

Tham khảo theo báo cáo “Điều tra khảo sát nguồn lợi thủy sản, nguồn nước năm 2014 và phương hướng năm 2015”“Báo cáo ghi nhận số liệu hàng tháng”,

KBT ĐNN Láng Sen đã điều tra, định loại sơ bộ được 86 loài thuộc 25 họ (và 3 phân họ), 9 bộ. Và theo báo cáo tổng hợp “Đánh giá sinh khối và trữ lượng cá Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen năm 2016” của tác giả Trần Đắc Định và Tiêu Văn Út đã định loại được 82 loài cá thuộc 27 họ và 8 bộ [12].

Tham khảo tài liệu của tác giả Vũ Cẩm Lương (2009), “Đánh giá tiềm năng về mặt hình thái để phát triển thành đối tượng nuôi cảnh của các loài cá nước ngọt hoang dã Nam Bộ” [28].

2.2.6. Phương pháp điều tra

Sử dụng các phương pháp phỏng vấn, bảng hỏi đối với ban quản lí KBT ĐNN Láng Sen, người dân để điều tra các vấn đề về hoạt động bảo vệ nguồn lợi cá

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần các loài cá ở Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen 3.1.1. Danh sách các loài cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen 3.1.1. Danh sách các loài cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen Bảng 3.1. Thành phần loài cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen

STT TÊN PHỔ THÔNG TÊN KHOA HỌC

Số mẫu thu Độ thườn

g

gặp

PHÂN BỐ MÙA THỦY VỰC

Mưa Khô Bên

tro

ng

Bên

ngoài

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

A LỚP CÁ VÂY TIA ACTINOPTERI

I BỘ CÁ THÁT LÁT OSTEOGLOSSIFORMES

1 HỌ CÁ THÁT LÁT NOTOPTERIDAE

1 Giống cá Thát lát Notopterus Lacépède, 1800

01 Cá thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) 3 ++++ x x x x

II BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES

2 HỌ CÁ CHÉP CYPRINIDAE

2 Giống cá Mè vinh Barbonymus Kottelat, 1999

02 Cá Mè vinh Barbonymusgonionotus (Bleeker, 1849) 2 ++ x x x 3 Giống cá Linh rìa Labiobarbus Hasselt, 1823

03 Cá Linh rây Labiobarbus leptocheila (Valenciennes,

1842) 3 ++ x x

4 Giống cá Cóc Cyclocheilichthys Bleeker, 1859

04 Cá Ba kỳ đỏ Cyclocheilichthysapogon (Valenciennes,

1842) 3 ++ x x x x

05 Cá Cóc không râu Cyclocheilichthys lagleri Sontirat, 1989 1 + x x x x

06 Cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker,

1849) 2 ++ x x x

5 Giống cá Dảnh Puntioplites Smith, 1929

07 Cá Dảnh trắng Puntioplites proctozystron (Bleeker,

1865) 3 ++++ x x x x

6 Giống cá Đong chấm Puntius Hamilton, 1822

08 Cá Rằm Puntius brevis (Bleeker, 1849) 3 ++++ x x x x

7 Giống cá Lòng tong suối Rasbora Bleeker, 1859

09 Cá Lòng tong đuôi đỏ Rasbora borapetensis Smith, 1934 3 ++++ x x x

11 Cá Lòng tong đu sô Rasbora dusonensis (Bleeker, 1850) 3 ++++ x x x

8 Giống cá Thiểu nam Paralaubuca Bleeker, 1864

12 Cá Thiểu mẫu Paralaubuca typus Bleeker, 1864 3 ++++ x x x x

9 Giống cá Lòng tong dài Esomus Swainson, 1839

13 Cá lòng tong sắt Esomus metallicus Ahl, 1923 3 ++++ x x x x 10 Giống cá Lành canh Parachela Steindachner, 1881

14 cá Lành canh Parachela oxygastroides (Bleeker, 1852) 3 +++ x x

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại khu bảo tồn đất ngập nước láng sen, tỉnh long an (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)