Tầm quan trọng của khu hệ cá ở Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại khu bảo tồn đất ngập nước láng sen, tỉnh long an (Trang 58)

3.3.1. Tầm quan trọng của khu hệ cá ở khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen

KBT ĐNN Láng Sen không phải là vùng khai thác chính, nhưng lại có nguồn tài nguyên thủy sản vô cùng lớn vào mùa lũ. Theo thông tin ghi nhận từ cán bộ của khu trong vùng lõi đã có xuất hiện nhiều loài cá. Cán bộ khu bảo tồn đã xây dựng bộ mẫu vật các loài cá hiện diện trong khu. Dữ liệu quan trắc được phân tích và tổng hợp để phục vụ cho việc quản lí bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và thủy sản nói riêng.

Kết quả khảo sát đa dạng địa mạo trong hệ sinh thái đất ngập nước Láng Sen gồm: vùng đầm lầy, vùng cỏ ngập nước theo mùa, vùng rừng tràm, vùng ngập nước quanh năm, kênh ngập nước. Hệ sinh thái đất ngập nước này rất đa dạng về thực vật và động vật. Láng Sen trở thành vùng nóng trong hệ thống bảo tồn đất ngập nước liên quan đến Tràm Chim tạo thành vùng ngập nước tự nhiên.

Cá là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái thủy sinh, đặc biệt là vùng ngập nước thông qua vai trò tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và chúng có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái đất ngập nước. Chính vì vậy, những

khuyến cáo về tác động thủy sản sẽ ảnh hưởng rất lớn về việc thay đổi chất lượng môi trường và sinh vật trong vùng.

Bên cạnh đó, đối với vùng ngoài lõi, cá tự nhiên đóng góp vai trò quan trọng trong nguồn thực phẩm hàng ngày cho người dân sinh sống tại đây.

Hình 3.4. Người dân đặt ngư cụ đánh bắt cá tại vùng tràm kinh tế (ngoài lõi)

Ngoài ra,với tổng số 58 loài thu được, phần nào cho thấy KBT ĐNN Láng Sen có thành phần loài mang tính chất đa dạng và phong phú của các loài cá nước ngọt Nam Bộ, góp phần quan trọng vào ý nghĩa khoa học, như là:

-Cung cấp các số liệu cần thiết để góp phần hoàn chỉnh định loại, danh lục cá nước ngọt miền Nam nói chung và KBT ĐNN Láng Sen nói riêng.

-Góp phần vào việc duy trì các loài cá quý hiếm và bảo tồn đa dạng sinh học. -Cung cấp các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của các trường.

3.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khu hệ cá

- Mực nước xuống thấp, lũ về muộn

Theo dự báo của ngành chức năng, hiện mực nước ở các tỉnh ĐBSCL, Biển Hồ và trên sông Mê Công đang ở mức thấp kỉ lục. Điều này khiến cho lũ về muộn, thấp và gây ra bao hệ lụy như: hạn hán, xâm nhập mặn,... [30].

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, khoảng từ cuối tháng 7 đến tháng 10-2019, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mekong ở mức

thấp hơn so với TBNN 20 - 30%. Đỉnh lũ năm đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 1 - báo động 2, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm 0,2 - 0,4m [30].

Hình 3.5. Biểu đồ so sánh mực nước lũ 5 ngày đầu của tháng 8 từ 2017 - 2019 tại huyện Tân Hưng

Từ hình 3.5 ta thấy mực nước lũ 5 ngày đầu của tháng 8 tại huyện Tân Hưng năm 2019 thấp hơn rất nhiều so với những năm trước, gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sinh vật tại đây.

- Ý thức người dân đối với tầm quan trọng của KBT ĐNN Láng Sen còn thấp Nhiều trường hợp người dân xâm nhập trái phép vào KBT ĐNN Láng Sen đánh bắt cá bằng xung điện bị phát hiện.

Vì mực nước ở kênh, rạch trong KBT ĐNN Láng Sen cạn đi dễ bắt cá nên những ngày gần đây, nhiều người vào khu bảo tồn thực hiện hành vi bị cấm, đánh bắt cá bằng xung điện.

Những người xâm nhập vào khu bảo tồn dùng xung điện đánh bắt cá diễn ra ban ngày lẫn ban đêm. Việc phát hiện, ngăn chặn hành vi này cũng rất khó khăn vì

2017 2018 2019 Ngày 1 178 172 60 Ngày 2 178 174 62 Ngày 3 177 176 65 Ngày 4 178 178 65 Ngày 5 180 180 80 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 cm

Diễn biến mực nước lũ vào 5 ngày đầu của tháng 8 từ 2017- 2019

diện tích khu bảo tồn rất lớn, trong khi nhân lực làm việc ở đây ít. Thông thường, khi bị nhân viên phát hiện, những người đánh bắt cá bằng xung điện bỏ chạy. Có trường hợp sử dụng xung điện bắt được hàng chục kg cá trong khu bảo tồn thì bị nhân viên phát hiện, tịch thu. Tuy nhiên, với hành vi đánh bắt trái phép này thì mức xử phạt hành chính cũng chỉ ở mức từ 1 - 3 triệu đồng [31].

3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá

- Ban quản lí KBT đẩy mạnh triển khai công tác quản lí các loài thực vật, động

vật, chế độ thủy văn và môi trường, đặc biệt là các sinh vật ngoại lai xâm lấn.

-Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nghiên cứu và quản lí KBT, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ KBT.

- Ngăn chặn những hình thức sản xuất, khai thác gây ảnh hưởng đến tính bền vững và toàn vẹn của hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học ĐNN của KBT.

- Hợp tác với các cơ quan ban ngành trong tỉnh, các cơ quan và tổ chức chuyên môn trong nước, các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học, quản lí bền vững ĐNN, phát triển cộng đồng vùng đệm.

- Tỉnh đã bố trí dân cư sống quanh vùng hợp lí, tạo sự ổn định về nhà ở, đất canh tác, nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó người dân tự giác tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của KBT.

- Tuyên truyền để nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ khu bảo tồn, không được thực hiện các hành vi cấm như đốt lửa, đánh bắt ở đây làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, động, thực vật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Về thành phần loài:

- Kết quả điều tra thu được 58 loài thuộc 44 giống, 23 họ, 7 bộ; giảm hơn nhiều so với báo cáo tổng hợp “Đánh giá sinh khối và trữ lượng cá Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sennăm 2016” của tác giả Trần Đắc Định và Tiêu Văn Út đã định loại được 82 loài cá thuộc 27 họ và 8 bộ [12]. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu đã bổ sung 10 loài không có trong danh lục các loài cá theo báo cáo tổng hợp của KBT ĐNN Láng Sen năm 2016, đã góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần loài cá tại KBT ĐNN Láng Sen.

- Số loài thu được vào mùa mưa (57 loài) nhiều hơn mùa khô (48 loài).

- Hầu hết các loài cá thu được đều có kích thước nhỏ, tuy nhiên có vài loài có kích thước lớn nhưng số lượng không đáng kể như cá Tra, cá Trôi Ấn,....

- Thành phần loài cá bên ngoài vùng lõi đa dạng hơn số loài cá bên trong vùng lõi nhưng ngược lại sinh khối cá bên trong vùng lõi cao hơn bên ngoài.

- Xây dựng được bộ sưu tập 58 loài cá lưu trữ ở Phòng thí nghiệm Động vật - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP HCM phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và cơ sở dữ liệu để định loại một số loài cá nước ngọt ở Nam Bộ nói chung và KBT ĐNN Láng Sen nói riêng.

2. Về tình hình nguồn lợi: Trong tổng số 58 loài cá ở KBT ĐNN Láng Sen thì có 34 loài cá có giá trị kinh tế, Đáng quan tâm, có sự xuất hiện 4 loài cá ngoại lai trong khu vực khu bảo tồn. Trong đó, loài cá Lau kiếng được xếp vào danh mục loài ngoại lai xâm hại cao. Đặc biệt có 1 loài cá quý hiếm là cá Mang rổ ở mức sẽ nguy cấp (SĐVN, 2007).

3. Về chất lượng nước: Một số thông số chất lượng nước ở KBT ĐNN Láng Sen (nhiệt độ, pH, độ mặn, độ dẫn điện, oxygen hòa tan) cho thấy pH thấp do vùng này phèn nhiều không thuận lợi cho thủy sinh vật phát triển, còn các chỉ số môi trường còn lại thuộc giới hạn cho phép “Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng

nước dùng cho tưới tiêu QCVN 08:2015/BTNMT” “Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh QCVN 08:2015/BTNMT”.

KIẾN NGHỊ

1. Cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng hoàn chỉnh hơn về cơ sở dữ liệu các loài cá ở KBT ĐNN Láng Sen. Phân tích thêm nhiều thông số chất lượng nước mặt để tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài cá.

2. Khu bảo tồn cần có biện pháp tăng cường khai thác triệt để loài cá Lau kiếng để bảo tồn các loài cá bản địa tự nhiên.

3. Tiếp tục thử nghiệm phương pháp đánh bắt với cường lực cao hơn để đánh giá một cách chính xác hơn trữ lượng cá có trong khu bảo tồn, từ đó có những giải pháp bảo tồn nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.

4. Cấm đánh bắt cá Mang rổ để tránh loài cá này bị tuyệt chủng trong tự nhiên ở KVNC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tạp chí Môi trường, số 9/2014. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Môi trường và

cộng đồng [online]. Available:

http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Phát-triển-bền-vững-tài- nguyên-thiên-nhiên-Khu-bảo-tồn-đất-ngập-nước-Láng-Sen-38652

[2] Báo Long An online. (2018, Dec 17), Chính trị – Xã hội [online].Available: https://www.longan.gov.vn/Pages/TinTucChiTiet.aspx

[3] Mai Đình Yên và Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. NXB Khoa học và kỹ thuật: Hà Nội, 1992.

[4] Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long. NXB Trường Đại học Cần Thơ, 1993.

[5] Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, “Xây dựng bộ mẫu các loài cá nước ngọt ở các tỉnh phía Nam Việt Nam” trong Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999 - 2000), Viện Sinh học Nhiệt đới. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp, tr. 381-383.

[6] Đinh Minh Quang, “Dẫn liệu về thành phần loài cá trên lưu vực sông Hậu thuộc địa phận An Phú - An Giang”, Tạp chí Khoa học 2008 Trường Đại học Cần Thơ, 10, 213-220.

[7] Phạm Đình Văn., “Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đại học Đồng Tháp, 2010. [8] Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng,

Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Utsugi Kenzo., Mô tả định loại cá đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, Nxb Đại học Cần Thơ, 2013.

[9] Cao Hoài Đức, Tống Xuân Tám, Huỳnh Đặng Kim Thùy., “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn – tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, (61) 2014, 132 – 145. [10] Lâm Hồng Ngọc, Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu

chuyên ngành sinh thái học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

[11] Thái Ngọc Trí, Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế xã hội, tiến sĩ sinh học, chuyên ngành sinh thái học, Học viện khoa học và công nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 2015.

[12] Trần Đắc Định, Tiêu Văn Út, “Đánh giá sinh khối và trữ lượng cá Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen”, Báo cáo tổng hợp, 2016

[13] Hòa và ctv, “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen”, Nghiên cứu khoa học, 2006.

[14] Cổng Thông tin điện tử tỉnh Long An, (2018, Dec 18). Sở Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ quy hoạch tỉnh Long An [Online]. Available: https://stnmt.longan.gov.vn/Pages/Default.aspx

[15] Báo Long An online. (2018, Dec 17), Vị trí địa lí [online].

Available:http://baolongan.vn/lang-sen-tu-khu-bao-ton-dat-ngap-nuoc-den- cong-uoc-ramsar-a10406.html

[16] Trung tâm quản lí chất lượng nước, trạm quản lí khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tân Hưng, “Diễn biến mực nước lũ từng năm”, tháng 8, 2000-2019. [17] Đại học Cần Thơ, Quản lí chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt. Nxb

Nông nghiệp: Hà Nội, 2008.

[18] Mayer, X.M, Ruprecht, J.K & Bari, M.A, “Stream salinity status and trends in south-west Western Australia”, Department of Environment, Salinity and land use impacts series, Report No. SLUI 38, 2005.

[19] Nguyễn Ngọc Châu, Nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật, Giáo trình cao học ngành Sinh học. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ: Hà Nội, 2007, 307 tr.

[20] Tống Xuân Tám, “Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và tình hình nguồn lợi cá ở lưu vực sông Sài Gòn”, Tiến sĩ khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2012, 156 tr., phụ lục 69 tr.

[21] Eschmeyer, W.N. & Fong, J.D. (2019, May 09), “Species by Family/ Subfamily in the Catalog of Fishes”. California Academy of Sciences Research. [Online].

[22] Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nxb Khoa học và Kĩ thuật: Hà Nội, 1992.

[23] Trần Thị Thu Hương, Trương Thủ Khoa, Định loại cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Trường Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ, 1982. [24] Tống Xuân Tám, “Bước đầu xây dựng website tra cứu định loại một số loài cá

nước ngọt ở Nam Bộ, Việt Nam”, Báo cáo khoa học về “Nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam - Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ nhất tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, Nxb Nông nghiệp: Hà Nội, 2012.

[25] Pravdin, I.F. Hướng dẫn nghiên cứu cá (chủ yếu cá nước ngọt), Phạm Thị Minh Giang dịch. Nxb Khoa học và Kĩ thuật: Hà Nội, 1961.

[26] Froese, R. and Pauly D. (2019, May 27). Fish Base. World Wide Web Electronic Publication (Version 5/2019) [Online]. Available: http://www.fishbase.org.

[27] Bộ Tài nguyên và Môi trường, “QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt”, Quyết định ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường, ban hành theo Thông tư số 65/2015/TT- BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 2015.

[28] Vũ Cẩm Lương, “Đánh giá tiềm năng về mặt hình thái để phát triển thành đối tượng nuôi cảnh của các loài cá nước ngọt hoang dã ở Nam Bộ”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4, Trường Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ, 2009. [29] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách Đỏ

[30] Báo Công an online. (2019, July 27), Phóng sự [online]. Available: http://congan.com.vn/vu-an/phong-su/ky-cuoi-lu-ve-muon-nhieu-dong-song- nuoc-thap-lich-su_77689.html

[31] Báo Long An online. (2019, April 17), Pháp luật – Công dân [online].Available: http://baolongan.vn/lien-tiep-bat-qua-tang-dung-xung- dien-bat-ca-trong-khu-bao-ton-lang-sen-a73940.html

T T Tên phổ thông Chỉ số Loài L0 (mm) H (mm) T (mm) O (mm) OO (mm) A P V D H/L0 (%) T/L0 (%) O/T (%) OO/T (%)

1 Cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) 190 75 30 6 10 100 1.1

2 6 2 39.47 15.79 20.00 33.33

2 Cá Mè vinh Barbonymusgonionotus (Bleeker,

1849) 80 30 20 5 15 8 15 9 III.8 37.50 25.00 25.00 75.00

3 Cá Linh rây Labiobarbus leptocheila

(Valenciennes, 1842) 110 35 25 6 15 6 15 9 12.5 31.82 22.73 24.00 60.00

4 Cá Ba kỳ đỏ Cyclocheilichthysapogon(Valencienn

es, 1842) 115 45 20 8 11.5 4.5

2.6

8 2.6 5.2 39.13 17.39 40.00 57.50

5 Cá Cóc

không râu Cyclocheilichthys lagleri 1989 Sontirat, 80 31 20 7 11 6 14 10 III.8 38.75 25.00 35.00 55.00 6 Cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker,

1849) 230 96 35 15 50 3.5 1.1 4 1.9 III.8 41.74 15.22 42.86 142.8 6 7 Cá Dảnh trắng

Puntioplites proctozystron (Bleeker,

1865) 60 30 18 6 12 6 12 8 III.8 50.00 30.00 33.33 66.67

8 Cá Rằm Puntius brevis (Bleeker, 1849) 65 18 15 3 5 3.5 2.6 2.0 III.8 27.69 23.08 20.00 33.33

9 Cá Lòng tong

đuôi đỏ Rasbora borapetensis Smith, 1934 38 8 7 3 3 3.2

1.1

2 1.3 1.8 21.05 18.42 42.86 42.86

1 0

Cá Lòng tong

đuôi vàng Rasbora aurotaenia Tirant, 1885 95 20 15 5 7 3.5 1.14 1.8 2.7 21.05 15.79 33.33 46.67

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại khu bảo tồn đất ngập nước láng sen, tỉnh long an (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)