Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 46)

1. Tính cấp thiết của đề tài

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông.

2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông .

2.2.3. Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận Hà Đông.

2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại quận Hà Đông.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Để có căn cứ đánh giá tổng hợp, khách quan về tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Hà Đông, tiến hành điều tra trực tiếp đối với 120 hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện các quyền sử dụng đất.

Hình thức điều tra là phát phiếu điều tra, kèm theo các tiêu chí như:

- Tiêu chí về chất lượng của bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi công dân thực hiện các quyền (một cửa): Cơ sở vật chất có đáp ứng nhu cầu của người thực hiện hay không; có niêm yết, công khai các văn bản pháp lý liên quan đến việc thực hiện các quyền rõ ràng hay không; có các văn bản hướng dẫn kê khai thực hiện hay không…

- Tiêu chí về công tác thực hiện của UBND quận Hà Đông bao gồm: Việc thực hiện các thủ tục hành chính đã đảm bảo đúng trình tự chưa? Tính minh bạch trong quá trình thực hiện; Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ

làm công tác này; Sự phù hợp, chưa phù hợp của các chính sách pháp luật...

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập và hệ thống hóa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu thống kê đất đai, tình hình sử dụng các loại đất. Các báo cáo, thống kê, số liệu, kết quả về công tác đăng ký biến động đất đai.

- Thu thập tại Văn phòng Quận ủy, Văn phòng HĐND-UBND quận các báo cáo, văn bản, Nghị quyết về tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015- 2020 quận Hà Đông; Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông nhiệm kỳ 2015-2020; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2018 của UBND quận Hà Đông; các văn bản của Quận ủy, UBND quận liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận.

- Thu thập tại phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông: Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Phòng, Văn phòng về tình hình quản lý đất đai (theo các nội dung quản lý nhà nước về đất đai) từ năm 2015 đến năm 2017; Số liệu, bảng biểu kiểm kê, thống kê hiện trạng sử dụng đất đai qua các năm; Báo cáo kết quả thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất từ năm 2015 đến năm 2017; Báo cáo đánh giá biến động đất đai từ năm 2015 đến năm 2017...

- Thu thập tại các phường thuộc quận Hà Đông các tài liệu liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn.

2.3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Quận Hà Đông gồm 17 đơn vị hành chính cấp phường. Dân số toàn quận là 336.702 người. Căn cứ vào vị trí địa lý của các phường trong quận, trình độ dân trí, dân số, tỷ lệ lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp, hệ thống giao thông phục vụ cho việc luôn chuyển hàng hóa và các dịch vụ khác, quận Hà Đông được chia thành 3 vùng:

- Vùng 1 vùng trung tâm của quận có điều kiện tự nhiên, KTXH phát triển, rất thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa, trình độ dân trí cao. Dân số trong vùng

là 128.761 người, khoảng 75% lao động phi nông nghiệp làm trong cơ quan Nhà nước, khu công nghiệp, sản xuất kinh doanh. Vùng 1 bao gồm: phường Nguyễn Trãi, phường Yết Kiêu, phường Quang Trung, phường Vạn Phúc, phường Hà Cầu, phường Văn Quán, phường Mộ Lao. Phường Nguyễn Trãi được chọn là đại diện của vùng 1.

- Vùng 2: là vùng có điều kiện kinh tế phát triển, thu hút nhiều dự án đầu tư. Dân số trong vùng là 108.729 người, khoảng 55% lao động phi nông nghiệp làm trong cơ quan Nhà nước, 45% làm kinh doanh, nghề tự do. Trong vùng bao gồm các phường: La Khê, Dương Nội, Phú La, Kiến Hưng, Phúc La. Phường La Khê được chọn là đại diện của vùng 2.

- Vùng 3: Cách xa trung tâm quận, có tốc độ đô thị hóa tương đối cao do phát triển các khu đất dịch vụ. Dân số trong vùng là 99.212 người, lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lao động tự do. Các phường trong vùng là: Phường Yên Nghĩa, phường Phú Lương, phường Phú Lãm, phường Đồng Mai, phường Biên Giang. Phường Yên Nghĩa được chọn là đại diện của vùng 3.

Việc điều tra được xác định theo hệ thống phân loại về: loại hình điều tra, đối tượng điều tra, nội dung điều tra để điều tra bao quát và đầy đủ cả quy mô và nội dung đề tài đặt ra. Trong nội dung nghiên cứu đề tài, để đánh giá khách quan được việc thực hiện quyền của các chủ sử dụng đất chọn 120 hộ gia đình, cá nhân đã tham gia giao dịch đăng ký biến động tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – quận Hà Đông thí điểm ở 03 phường đại diện các vùng khác nhau.

- Thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (30 hộ gia đình, cá nhân); - Thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất (30 hộ gia đình, cá nhân);

- Thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất (30 hộ gia đình, cá nhân); - Thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất (30 hộ gia đình, cá nhân);

Cách chọn mẫu điểm điều tra: Các mẫu có điều kiện tương tự nhau được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các tài liệu thứ cấp thu thập được tiến hành lựa chọn ra những thông tin, số liệu cần thiết cho nội dung nghiên cứu.

Thống kê, tổng hợp các số liệu thu thập đươc từ việc điều tra sơ cấp bằng phiếu điều tra.

Sử dụng phầm mềm Excel để tính toán, xử lý và trình bày các số liệu thu thập được dưới dạng bảng biểu.

2.3.5. Phương pháp so sánh, đánh giá

So sánh, đối chiếu việc thực hiện các biến động đất đai trên địa bàn quận với các quy định của Pháp luật trong giai đoạn nghiên cứu.

So sánh các kết quả thực hiện qua từng năm để rút ra những đánh giá về công tác đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quận Hà Đông nằm ở phía Tây Nam trung tâm thủ đô Hà Nội có tọa độ địa lý 200º59’ vĩ độ Bắc, 105º45’ kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía Nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diện tích tự nhiên 4.963,77 ha và 17 đơn vị hành chính phường. Ranh giới tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức; Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ; Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân; Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai.

Quận có vị trí địa lý liền kề trung tâm thủ đô Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế. Là địa bàn ảnh hưởng của không gian mở rộng trung tâm thủ đô Hà Nội. Đồng thời chịu tác động văn hóa, khoa học - kỹ thuật - công nghệ, dịch vụ, thị trường từ trung tâm thủ đô. Quận Hà Đông là điểm nút các trục tuyến giao thông quan trọng hướng về Tây - Tây Nam thủ đô Hà Nội kết nối với vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Nam [27].

Quận Hà Đông là trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tây (trước đây), quận Hà Đông còn nằm trong chuỗi đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đây là vị trí địa lý có lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Quận Hà Đông là quận mới thành lập sau khi sát nhập, nằm liền kề với các quận nội đô cũ và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy quận có mối quan hệ phát triển không chỉ về mặt giao thông, cơ sở hạ tầng mà còn cả về mặt kinh tế - xã hội.

Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố cũng đã xác định rõ Quận Hà Đông cùng chuỗi đô thị Miếu Môn- Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây sẽ là vành đai vệ tinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong định hướng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan toả ra các vùng lân cận thành các trục phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá [27].

b. Địa hình, địa mạo

Hà Đông có địa hình bằng phẳng, chia ra làm 3 khu vực chính: - Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ;

- Khu vực Bắc sông La Khê; - Khu Vực Nam sông La Khê;

Địa hình bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất kinh doanh và vận chuyển hàng hoá [27].

c. Khí hậu

Quận Hà Đông nằm trong nền chung của khí hậu miền bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc bộ với các đặc điểm như sau:

Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,5ºC, lượng mưa trung bình 1750 mm - 1850 mm. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,7ºC. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 26ºC, tháng nóng nhất là tháng 7.

Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83-85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (88-93%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (76-80%).

Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120-140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa Đông thường có những đợt không có nắng kéo dài 2-5 ngày, mùa Hè số giờ nắng trên ngày cao.

Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 75-80% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 20- 25% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, các tháng mưa ít nhất là tháng

d. Thủy văn

Sông Nhuệ và sông La Khê là 2 con sông ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực quận. Theo tính toán của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và kết qủa tính toán mực nước sông Nhuệ gần đây của trường đại học Thuỷ lợi thì tương lai mực nước sông Nhuệ còn cao hơn nhiều so với mực nước hiện nay. Kết quả tính toán và thực đo như sau:

- Nước mặt: hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt  5,600 m luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0m  5,6m. Vì vậy về mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị úng ngập.

- Nước ngầm: mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9) thường gặp ở cốt (-9m) đến (-11,0m); Mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ (-10m) đến (-13m). Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1 - 1,5m [27].

e. Tài nguyên đất

Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất phù sa thuộc châu thổ sông Hồng bao gồm đất thịt, thịt nhẹ và đất bãi bồi

Nằm trong vùng đồng bằng của Hà Nội, quận Hà Đông có các loại đất chính như sau:

- Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích là 293,0 ha chiếm khoảng 5,90% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố các vùng ngoài đê của sông Đáy, tập trung chủ yếu tại các phường Biên Giang và Đồng Mai.

Đất có màu nâu tươi đến nâu thẫm, theo số liệu phân tích loại đất này có phản ứng gần trung tính, thành phần cơ giới thịt nhẹ (tỷ lệ cấp hạt sét <0,002mm, ở tầng mặt dưới 10%). Hàm lượng mùn nghèo (0,56% và 1,03%) và có xu hướng giảm theo chiều sâu phẫu diện. Đạm lân tổng số đều ở mức nghèo, kali tổng số giàu (đạm 0,075%, lân 0,08%, kali 1,12%), lân dễ tiêu thấp (dưới 3mg/100g đất) kali dễ tiêu khá (trên 10g/100g đất). Trong thành phần cation trao đổi thì hàm lượng Ca++ cao (>12mg/100g đất), magiê thấp (<2,5mg/100g đất).

Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hàng hoá (cây ăn quả, rau xanh). Hiện nay mới bước đầu thực hiện tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số khu vực.

- Đất phù sa không được bồi (P) diện tích là 3.312,31 ha chiếm 66,73 % diện tích đất tự nhiên phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của sông Nhuệ và sông Đáy tập trung chủ yếu ở các phường Dương Nội, Đồng Mai và phân bố rải rác tại các phường Phúc La, Vạn Phúc, Văn Quán, Mộ Lao, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lãm.

Đất có màu nâu tươi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất. Theo số liệu phân tích, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống dưới sâu PH (KCL) càng tăng. Hàm lượng mùn trung bình (1,6%), lân khá (0,17%), kali cao (1,58%), kali dễ tiêu khá (16mg/100g đất), lân dễ tiêu thấp (1,18mg/100g đất).

- Đất phù sa gley(Pg) diện tích chiếm 1.358,46 ha chiếm 27,37% diện tích đất tự nhiên phân bố ở vùng có địa hình thấp ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông. Đất phù sa gley tập trung chủ yếu tại 3 phường: (Phú Lương, Yên Nghĩa, Kiến Hưng) và một phần phân bố tại các phường (Dương Nội, Phú Lãm, Hà Cầu, Vạn Phúc). Do phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông, nền đất thường bị gley từ trung bình đến mạnh. Qua số liệu phân tích cho thấy tỷ lệ cấp hạt sét (<0,002mm) ở các tầng rất cao và tăng theo chiều sâu phẫu diện, đất có phản ứng chua (PHKCl = 4,3 - 4,7). Hàm lượng mùn cao (2,5%), đạm, kali tổng số cao (0,22% và 1,96%) trong khi lân tổng số thấp(0,073%), lân dễ tiêu nghèo(1,18mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (10mg/100g đất) [27].

g. Tài nguyên nước

* Tài nguyên nước mặt

- Sông Nhuệ nối với sông Hồng tại Cống Chèm (Hà Nội), đoạn chảy qua quận Hà Đông có chiều dài 7,0 km, có tác dụng tưới và thoát nước cho địa bàn quận Hà Đông nói riêng và một số quận, của thành phố Hà Nội nói chung.

- Sông Đáy: Là một phân lưu chính của sông Hồng, về mùa cạn đoạn từ cửa Hát Môn đến Đập Đáy (Đan Phượng) chỉ còn là một lạch nhỏ vì cửa sông đã bị ngăn cách với sông Hồng bởi đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa Đập Đáy tiêu nước cho sông Hồng. Sau khi chương trình làm sống lại dòng sông Đáy được thực hiện thì đây là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội nói chung và quận Hà Đông nói riêng.

* Tài nguyên nước ngầm: Theo tài liệu thuyết minh địa chất thuỷ văn của PTS. Ngô Ngọc Cát (chủ biên - trưởng phòng nghiên cứu nước dưới đất thuộc Trung tâm địa lý Tài nguyên) thì Quận Hà Đông nằm trong khu vực đồng bằng nên mạch nước ngầm dồi dào và gần mặt đất, có thể khai thác phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt với trữ lượng khá [27].

h. Tài nguyên nhân văn

Với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Đông có nhiều danh thắng, di tích lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 46)