Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại quận Hà Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.2.3 Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại quận Hà Đông

a. Những kết quả đạt được

và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Về cơ bản đã hình thành hệ thống quản lý và thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai ngày càng đi vào nề nếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai những năm tiếp theo.

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm trong sử dụng đất được thực hiện, xử lý kịp thời, nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của quận, phù hợp với quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

b. Những tồn tại cần được khắc phục

Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, việc sử dụng đất đai mang nặng tính lịch sử, trong tư duy của một bộ phận nhân dân chưa phù hợp với quy định của pháp luật, một số nội dung quản lý đất đai trước đây thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở pháp luật nên dẫn đến một số tồn tại cần được khắc phục, đó là:

- Quan niệm và nhận thức về sở hữu đất đai của người dân không rõ ràng, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, quản lý mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.

- Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra như lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, vi phạm quy hoạch... - Nhìn chung chất lượng các phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, nội dung quy hoạch còn mang tính hình thức, chắp vá do tài liệu điều tra cơ bản như hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính chưa đầy đủ, chưa chuẩn, hồ sơ tài liệu quy hoạch sử dụng đất chưa được công bố, công khai theo luật Đất đai quy định. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa được bám sát quy hoạch và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Việc thường xuyên luân chuyển cán bộ ngành tài nguyên môi trường, nhất là ở cấp phường dẫn đến việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không được liên tục và hồ sơ, số liệu, tài liệu đất đai quản lý chưa tốt.

- Đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ hiệu quả sử dụng chưa cao, một số phường vẫn còn để xảy ra tình trạng giao đất, cho thuê thầu đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái thẩm quyền, các vụ vi phạm lấn, chiếm đất công, xây

dựng công trình trái pháp luật chưa được xử lý nghiêm theo quy định, công tác GPMB một số dự án còn chậm và có sai sót.

Các tồn đọng trong quan hệ đất đai do lịch sử để lại có nhiều vướng mắc. một số nội dung trong nghị định, thông tư và một số văn bản của các ngành có chỗ trái chiều nhau đẫn đến việc xử lý rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)