Hiện trạng quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 60)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất

3.2.1. Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai

a. Tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 1998, 2001, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 quận Hà Đông đã chú ý đến việc tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân và các ngành các cấp; các Nghị định, thông tư hướng dẫn luật Đất đai của Trung ương ban hành, quận Hà Đông tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở và các ban ngành liên quan. Ngoài ra thành phố cũng chú ý tới việc tuyên truyền luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên đài, báo, truyền thanh, truyền hình đảm bảo việc quản lý đất đai theo đúng quy định của pháp luật [26].

b. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản đã được ban hành

Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và nhạy cảm do vậy UBND quận thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác triển khai các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai.

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật Đất đai có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân quận Hà Đông đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt từ quận đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện Luật Đất đai. Qua đó phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm

trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn, tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện[26].

c. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đến nay quận đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính trên cơ sở tài liệu bản đồ, có chỉnh lý và bổ sung, xây dựng nền bản đồ hành chính của quận. Bản đồ nền có địa giới theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT đã được xây dựng, đồng thời công bố diện tích tự nhiên của các cấp hành chính. Hồ sơ được lập, lưu trữ và quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Địa giới hành chính của quận đã được điều chỉnh theo nghị quyết số 10 NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thị xã Hà Đông đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

d. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập hồ sơ địa chính

Công tác điều tra khảo sát, đánh giá, phân hạng đất được quận quan tâm nhằm phục vụ cho các dự án phát triển nông nghiệp, các vùng chuyên canh. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành xây dựng theo định kỳ, có bổ sung, chỉnh lý hàng năm, đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận và 17 phường vào năm 2015.

Nhìn chung, những năm qua công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính được tiến hành tương đối khẩn trương giúp quận, và các phường nắm chắc quỹ đất, tăng cường một bước công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ kịp thời việc giao đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận. Toàn bộ diện tích đất khoảng 54ha trên 66 khu do nhân dân tự chuyển đổi sai mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở. UBND quận đã chủ động đo đạc thống kê chi tiết từng vị trí trên nền bản đồ địa chính.

Các sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính hiện nay ở dạng giấy và dạng số theo hệ tọa độ VN2000 được sử dụng để phục vụ các nhu cầu về quản lý đất đai và làm cơ sở để phát triển đo đạc, lập các bản đồ chuyên đề của các ngành.

Đến cuối năm 2017, quận Hà Đông đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính theo hệ tọa độ địa chính chính quy được 10 phường, đo vẽ theo hệ tọa độ địa chính VN 2000 là 4 phường, chưa đo vẽ là 3 phường. Tổng diện tích đã đo đạc bản đồ địa chính 2.611,5 ha chiếm 41,5% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó bản đồ tỷ

lệ 1/500 là 633,25 ha chiếm 24,25%; bản đồ có tỷ lệ 1/1000 là 914,23 ha chiếm 35,01% và bản đồ có tỷ lệ 1/ 2.000 là 1.064,02 ha chiếm tỷ 40,74%.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận và 17 phường được xây dựng trên phần mềm Micro Station, trên cơ sở bản đồ nền của Bộ Tài nguyên và Môi trường [26].

e. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Phòng Tài nguyên và môi trường đã tham mưu cho UBND quận lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020 của quận trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

- Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận được Thành phố phê duyệt, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND quận tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020, tham mưu lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của quận trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định theo trình tự quy định [26].

g. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Trong năm 2017 UBND quận xét duyệt đất dịch vụ được tổng số 3.085 trường hợp, tương ứng 1618 lô đất gồm: xét mới 1435 trường hợp, 1011 lô đất; ghép lô 1567 trường hợp, 524 lô đất; điều chỉnh tên đối tượng, diện tích đất dịch vụ đối với 83 trường hợp do chết, sai sót tên họ, thu hồi bổ sung diện tích đất nông nghiệp. Tổng số trường hợp đã xét duyệt trên toàn quận đến nay 20.199 trường hợp, tương ứng 17.578 lô đất (đạt 87,9% nhu cầu).

- UBND quận ban hành quyết định giao đất dịch vụ cho 3.180 trường hợp, tương ứng 1.841 lô đất, diện tích 8,73ha tổng số đến nay toàn quận đã giao được 10.004 trường hợp, tương ứng 8.228 lô đất, diện tích 42,17ha (đạt 41,4%). Dự kiến 2 tháng cuối năm giao cơ bản xong cho các trường hợp đủ điều kiện, đã nộp đủ tiền đầu tư hạ tầng.

- Phòng Tài nguyên và môi trường đã tham mưu cho UBND quận cấp 757 GCN đối với đất dịch vụ (đất ở) trên địa bàn phường Kiến Hưng, Dương Nội; đề

xuất Quận ủy cho phép cấp GCN đất dịch vụ đối với các phường chưa quyết toán hạ tầng nhưng các hộ đã nộp 100% tiền đầu tư hạ tầng tạm tính theo quy định.

- UBND quận ban hành quyết định cho thuê đất đối với 17 nhóm hộ, diện tích 1,87ha tại Điểm công nghiệp làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc; tham mưu các quyết định giao đất tái định cư, thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn quận.

Tiến độ giao đất dịch vụ còn chậm so với kế hoạch, do:

- Số lượng hồ sơ chưa xét duyệt, ghép lô lớn (8757 trường hợp) nhưng nhiều hộ chưa hợp tác kê khai lập hồ sơ, một số hộ còn chống đối; chưa chủ động tìm người ghép lô, chậm kê khai, nhiều trường hợp đã mua bán chuyển nhượng nay không hợp tác lập hồ sơ. Trong đó: 4551 trường hợp chưa xét mới (tập trung chủ yếu ở phường Phú Lương, Hà Cầu, Đồng Mai, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng); 3206 trường hợp chưa ghép lô (tập trung ở các phường: Đồng Mai, Kiến Hưng, Dương Nội, Yên Nghĩa, La Khê).

- Số trường hợp được xét duyệt đủ điều kiện, đã bốc thăm vị trí thửa đất, đủ điều kiện hạ tầng để giao đất lớn nhưng tiến độ nộp tiền còn chậm so với kế hoạch thu: Phường Đồng Mai (đạt 5%), phường Kiến Hưng (đạt 50%), phường Dương Nội (đạt 47%), phường Yên Nghĩa (đạt 68%),... [26].

h. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận.

Trong những năm qua, công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận đã được UBND quận quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết quả nhất định. Việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính, hệ thống sổ sách như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận chưa được thực hiện đồng bộ nên khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Tổng số GCN trên địa bàn quận cấp đến hết năm 2017 ước đạt 58.035GCN (98,4% số hộ sử dụng đất, hoàn thành chỉ tiêu về tỷ lệ cấp GCN 98,3% mà HĐND quận giao).

- Trong 10 tháng đầu năm 2017, phòng đã chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thẩm định hồ sơ đăng ký biến động đất đai, nhà ở đối với 10.070

lượt hồ sơ, ước 02 tháng cuối năm thẩm định 2.132 hồ sơ. Tổng số hồ sơ đăng ký biến động đất đai, nhà ở năm 2017 ước đạt 12.202 hồ sơ.

- Ngoài ra một số phường có diện tích đất nông nghiệp nhân dân tự ý chuyển mục đích sang đất ở trái pháp luật khoảng 61 ha. Nhưng nhân dân lại yêu cầu được cấp giấy chứng nhận đất ở đang gây sức ép với cơ quan quản lý đất đai.

i. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các phường thống kê đất đai và chỉnh lý biến động đất đai hàng năm, báo cáo kết quả thống kê để phòng tổng hợp báo cáo cho Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội theo quy định.

Hoàn thành công tác thông kê đất đai năm 2017 theo đúng tiến độ; triển khai công tác thống kê đất đai năm 2018 [26].

k. Quản lý và phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Quận Hà Đông tiếp giáp với thành phố Hà Nội, kinh tế phát triển nên thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản giao dịch rất sôi động chủ yếu là đất ở của các hộ cá nhân và thị trường đất ở chung cư của các doanh nghiệp đất phi nông nghiệp.

Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, các cơ sở sản xuất kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại được đầu tư xây dựng. Vì vậy thị trường bất động sản trở nên hấp dẫn và kích thích các nhà đầu tư [26].

l. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Căn cứ vào quy định của pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng, trong những năm qua các cấp, các ngành trong địa bàn quận đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày một tốt hơn. Điều đó thể hiện ở việc các cấp Uỷ đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện ở địa phương, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người dân, đồng thời cũng động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước bằng việc thực hiện tốt các chính sách thuế đất đai.

Tuy nhiên trong thời gian vừa qua một số phường còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai trái phép, nhiều hộ gia đình chuyển nhượng cho nhau và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang làm đất ở, đất sản xuất kinh doanh không làm thủ tục với cơ quan nhà nước, chính quyền cơ sở chưa thường xuyên chỉnh lý, theo dõi nắm chắc tình hình biến động đất đai, chưa phát hiện kịp thời để kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai đối với người sử dụng đất lấn chiếm trái phép, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên giải quyết, vẫn còn phát sinh nhiều vụ việc tranh chấp đất đai, việc tổ chức triển khai tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai chưa thực sự chú trọng quan tâm đến với người dân [26].

m. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý sử dụng đất được quận quan tâm nhằm phát hiện ra những yếu kém trong quản lý sử dụng đất để có các giải pháp khắc phục kịp thời. UBND quận đã thực hiện Quyết định số 273/QĐ- TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất đai và Quyết định số 1741/QĐ-BTNMT ngày 14/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra tình hình thực hiện Luật Đất đai năm 2003. Qua đó phát hiện những yếu kém, vi phạm, những vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật Đất đai để kịp thời điều chỉnh nắm bắt đôn đốc các ngành, các phường giải quyết tháo gỡ kịp thời, đồng thời từ đó hoàn chỉnh chính sách đất đai.

- UBND quận tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình 09-CT/ThU ngày 21/4/2009 của Quận ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận. Từ đầu năm 2017 đến nay, phòng đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn tích cực nắm bắt địa bàn, kịp thời đôn đốc các phường kiểm tra xử lý vi phạm về đất đai, thẩm định hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền của quận.

- UBND quận ban hành các quyết định thành lập Tổ kiểm tra nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước, Đoàn thanh tra việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất; Đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của Công ty Len Vạn Phúc, Công ty TNHH Hồng Tiến (Yên Nghĩa), Xí nghiệp Giầy Phú Hà (Phú Lãm); phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Thành phố thanh tra việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức theo Chỉ thị 134 của Chính phủ; tham gia Đoàn thanh tra công vụ đối với phường Đồng Mai. Sau thanh tra, phòng có 01 đồng chí (Tạ Thị Thanh Hà) bị kiểm điểm rút

kinh nghiệm do địa bàn phụ trách có xảy ra vi phạm về đất đai nhưng chưa nắm bắt kịp thời [26].

n. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo, các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất

Từ đầu năm đến nay, Phòng Tài nguyên và môi trường được UBND quận giao giải quyết đơn thư của 227 vụ, phòng đã tham mưu giải quyết được 129 vụ, đang kiểm tra xác minh trả lời 62 vụ, lưu để theo dõi 36 vụ.

Về cơ bản, các vụ được tham mưu giải quyết đúng hạn, không bị khiếu nại, nhiều vụ đơn thư kéo dài được giải quyết dứt điểm [26].

o. Quản lý các dịch vụ công về đất đai

Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận được thực hiện từ cấp thành phố (Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hà Nội tham mưu cho UBND Thành phố). Cấp quận được thực hiện tại văn phòng một cửa, thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính.

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về đất thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến và thực tế sử dụng đất. Hiện tượng tuỳ tiện chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất (giao dịch ngầm) vẫn còn diễn ra [26].

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai

Theo số liệu thống kê đất đai 2017, tổng diện tích tự nhiên của quận Hà Đông là 4.963,77 ha được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất quận Hà Đông năm 2017

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 4.963,77 100,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 60)