Mục đích thí nghiệm: kiểm chứng dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Cách chế tạo và các bước tiến hành thí nghiệm - Bước 1: Làm giá đỡ bằng ống nhựa PVC (1).
- Bước 2: Dùng thanh thước mỏng (2) có tỉ lệ cân đối, xác định trọng tâm. - Bước 3: Lấy dây chỉ mỏng (3) cột vào trọng tâm của thanh thước treo lên giá đỡ.
- Bước 4: Cắt vỏ lon làm thành 2 tấm nhôm hình trụ (4) tạo thành 1 vòng nhôm kín và một vòng nhôm hở, gắn 2 vòng nhôm vào 2 đầu thanh thước.
- Bước 5: Đưa thanh nam châm (5) ra, vào 1 vòng nhôm kín. Khi đẩy nam châm vào thì vòng nhôm cũng bị đẩy cùng hướng. Khi đẩy nam châm ra thi vòng nhôm cũng bị kéo ra
- Bước 6: Đưa thanh nam châm ra, vào 1 vòng nhôm hở cũng có hiện tượng tương tự nhưng xẩy ra yếu hơn.
Hình 2.4. Định luật Len –xơ
Giải thích hiện tượng:
- Đối với vòng nhôm kín, coi vòng nhôm là vô số mạch kín ghép vào nhau. Khi đưa nam châm vào thì từ thông trong mạch kín sẽ biến thiên. Theo như định luật Len –xơ, thì từ trường cảm ứng sinh ra dòng điện cảm ứng chống lại sự biến thiên của nam châm. Vì thế, khi đưa nam châm vào thì vòng nhôm cũng bị đẩy tới và ngược lại. Tức là, từ trường của nam châm hút từ trường của dòng điện cảm ứng được sinh ra.
1
4 2
5
- Đối với vòng nhôm hở, vòng nhôm không còn là mạch kín. Tuy nhiên, vẫn có cảm ứng điện từ xảy ra vì nó có các mạch kín phân tử tuân theo trong vòng nhôm nên nó vẫn có hiện tượng từ trường của nam châm hút từ trường của dòng điện cảm ứng được sinh ra nhưng khá yếu.