Qua quá trình quan sát, trao đổi các em học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa, và thông qua kết quả của học sinh qua hai bài kiểm tra tiền kiểm và hậu kiểm
chúng tôi đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa về nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn của hoạt động như sau:
- Nội dung của hoạt động ngoại khóa: phù hợp với nội dung kiến thức mà học sinh đã được lĩnh hội trong các giờ học trên lớp về chương “Cảm ứng điện từ”. Thông qua hoạt động ngoại khóa học sinh còn có thể củng cố, khắc sâu kiến thức, ngoài ra các em còn mở rộng thêm kiến thức, phát huy được năng lực thực nghiệm cho học sinh được thể hiện cụ thể:
+ Các kiến thức các em còn lủng củng, chưa sâu chuỗi được các kiến thức trừu tượng với nhau để giải thích các hiện tượng: dòng điện cảm ứng, dòng điện Fu –cô,… . Thông qua quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa các em có thể tự mình củng cố cũng như sâu chuỗi được kiến thức đã học trong chương trình nội khóa, ngoài ra còn giúp các em mở rộng thêm kiến thức.
+ Trong quá trình học tập học sinh chưa biết thế nào là một hoạt động ngoại khóa, khi tham gia hoạt động các em có thể củng cố, mở rộng thêm về kiến thức môn học, biết được kỹ năng làm thực hành thí nghiệm, kỹ năng thuyết trình, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
+ Các em học sinh chưa biết đến các dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành một thí nghiệm đơn giản. Tuy nhiên, thông qua hoạt động ngoại khóa các em có thể tự tay thiết kế, bố trí, tiến hành thí nghiệm và giải thích được hiện tượng thí nghiệm xảy ra. Đặc biệt hơn là chế tạo các thí nghiệm từ các dụng cụ đơn giản trong đời sống.
+ Tham gia hoạt động ngoại khóa các em còn biết cách làm việc tập thể, biết phân công công việc, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ đây cũng là một trong những kỹ năng mềm các em nên có.
+ Ngoài ra, khi tham gia hoạt động ngoại khóa còn giúp các em phát triển khả năng tìm kiếm thông tin, sáng tạo trong học tập, giúp các em yêu thích hơn môn Vật lí nói riêng và môn khoa học tự nhiên nói chung.
+ Khi tham gia cuộc thi chế tạo và tiến hành thí nghiệm các em có thể học hỏi kinh nghiệm của các nhóm khác. Các em bị áp lực về thời gian sẽ giúp các em có khả năng tư duy, phân tích sự việc nhanh hơn.
- Hình thức tổ chức của hoạt động ngoại khóa: dự kiến là có tính khả thi, thực tế đã mang lại cho học sinh nhiều kỹ năng mà đặc biệt là bồi dưỡng năng lực thực nghiệm được biểu hiện:
+ Hình thức học tập mới khác so với hình thức học tập thông thường đã gây hứng thú, tạo tính tò mò trong học tập của học sinh. Hơn thế nữa, tạo một môi trường học tập thỏa mái vừa có thể học và chơi, giúp các em bồi dưỡng kỹ năng thực hành thí nghiệm.
+ Tổ chức hoạt động theo nhóm giúp các em có thêm kỹ năng giao tiếp, làm việc tập thể, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung cho cả nhóm.
- Phương pháp hướng dẫn hoạt động ngoại khóa:
+ Giáo viên gợi mở khả năng khám phá và kích thích tính chủ động trong học tập của học sinh để học sinh có thể tự mình thiết kế, chế tạo và tiến hành thí nghiệm như: dòng điện cảm ứng do nam châm chuyển động trong ống dây, phanh đĩa, máy phát điện.
+ Thời gian không bị gò bó, các em có thể làm việc ở nhà nên các em chủ động và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, giáo viên yêu cầu cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao trong một khoảng thời gian cố định nên tạo cho các em có tính tự giác, ý thức và trách nhiệm trong học tập. Khi làm không được thí nghiệm các em bối rối, đi tìm giáo viên hỏi đến khi nào thí nghiệm hoàn thành. Thí nghiệm làm xong, hoạt động tốt là các em vui sướng, khoe với giáo viên và các bạn khác trong lớp đều biết, có khi đem trước lên lớp biểu diễn cho các bạn cùng xem.
+ Buổi báo cáo đầu tiên các em còn bối rối, lủng củng, chưa tự tin khi diễn đạt nhưng đến các buổi sau các em đã có kỹ năng thuyết trình, tự tin hơn vào bản thân. Buổi thi chế tạo thí nghiệm vật lí đã thu hút rất đông học sinh trung tâm tới làm cổ động viên, làm cho khuôn viên xung quanh sôi động. Các nhóm được tham gia hoạt động ngoại khóa từ đầu hầu như nhận biết được dụng cụ thí nghiệm và có kỹ năng thí nghiệm nên các thao tác lưu loát, thành thạo. Trong khi đó, nhóm đối chứng lặp lại tình huống lúng túng, rất khó khăn khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm giống như lớp thực nghiệm lúc mới đầu tiến hành hoạt động ngoại khóa.
Kết luận chương 3
Căn cứ theo nội dung và mục đích thực nghiệm sư phạm, thông qua việc tổ chức, theo dõi, phân tích diễn biến hoạt động của lớp thực nghiệm ngoại khóa cho học sinh lớp 11 và tiến hành hội thi thí nghiệm cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tại Trung tâm GDTX – KTHN Bến Cát, Bình Dương. Kết quả học sinh qua kỳ hoạt động, chúng tôi có nhận xét việc tổ chức cho học sinh tham gia thiết kế và chế tạo thí nghiệm từ các dụng cụ đơn giản trong chương “Cảm ứng điện từ” có hiệu quả tốt. Kết quả này được thề hiện qua việc học sinh tham gia một cách nhiệt tình, sôi nổi và ngoài ra còn giúp các em hiểu hơn về kiến thức nội khóa đã được học. Bên cạnh đó, chúng tôi còn thấy được em luôn luôn muốn thể hiện bản thân, tạo sự khác biệt với các bạn cùng lứa, đây cũng là một động lực thôi thúc các em tìm ra cái mới đầy sáng tạo, và đặc biệt hơn nữa là các em vừa có thêm kỹ năng thực hành và một số kỹ năng mềm khác.
Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động có sự khác biệt với thường ngày nên tạo cho học sinh một không khí thoải mái từ đó tạo điều kiện cho các em yêu thích môn học nhiều hơn, tự tìm hiểu kiến thức theo một cách riêng của bản thân nhưng đúng khoa học.
Tuy nhiên, chúng tôi khi tổ chức hoạt động ngoại khoá còn một số khó khăn nhất định như:
+ Đối tượng thực nghiệm chỉ có một bộ phận của lớp cần mở rộng cho toàn Trung tâm và các Trung tâm khác.
+ Thời gian thực nghiệm còn hạn chế nên việc tổ chức cho các em tiến hành thiết kế và chế tạo thí nghiệm chỉ được 2 đến 3 lần. Vì vậy, sản phẩm được tạo ra bởi các em chưa có tính thẩm mỹ cao.
+ Do điều kiện địa lí ở xa trung tâm thành phố nên mất nhiều thời gian đi mua các cuộn dây đồng, một số linh kiện điện từ khác.
+ Hình thức tổ chức mới lạ nên học sinh và giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
KẾT LUẬN CHUNG
Thực hiện đề tài nghiên cứu “Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa chủ đề “Chế tạo và tiến hành thí nghiệm về cảm ứng điện từ với các dụng cụ đơn giản” chúng tôi đã đạt được những kết quả:
+ Nghiên cứu, vận dụng được cơ sở lí luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực thực nghiệm thông qua hoạt động ngoại khóa.
+ Thông qua tìm hiểu, điều tra, quan sát quá trình giảng dạy chương “Cảm ứng điện từ” ở tại Trung tâm và 6 trung tâm khác của tỉnh về tình hình dạy, học, sử dụng các thiết bị thí nghiệm. Nhìn chung, chúng tôi thấy được những khó khăn, sai lầm cơ bản trong kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ, các định luật,… của học sinh. Vì vậy, chúng tôi chú ý đặc biệt đến việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa trong chương này.
+ Xây dựng nội dung hoạt động nhằm hướng dẫn học sinh tự mình thiết kế, chế tạo, tiến hành được các thí nghiệm, từ đó nắm vững và mở rộng được kiến thức của chương, giải thích được các hiện tượng cảm ứng điện từ. Thông qua hoạt động, chúng tôi đã bồi dưỡng được năng lực thực nghiệm cho học sinh.
+ Sau khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, chúng tôi đã xử lí kết quả và thấy được rằng hoạt động này khá phù hợp với điều kiện dạy – học ở trung tâm trong phần kiến thức “Cảm ứng điện từ”. Hình thức tổ chức và phương pháp có tính khả thi.
+ Do điều kiện chủ quan cũng như khách quan về thời gian, cơ sở vật chất, số lượng học sinh tham gia hoạt động còn hạn chế … Vì thế nên mở rộng phạm vị nghiên cứu, đa dạng về đối tượng thực nghiệm, kéo dài thời gian thực nghiệm để kết luận của đề tài có độ tin cây cao hơn.
Từ những hạn chế đã nêu, để việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình được hoàn thiện hơn đề tài này. Chúng tôi đưa một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả nghiện cứu:
+ Tiến hành nghiên cứu hoạt động ngoại khóa nhằm bồi dương năng lực thực nghiệm cho nhiều chương khác nhau trong chương trình Vật lí phổ thông.
Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ đóng góp vào một phần nhỏ trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Những kết quả của đề tài có thể là một nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viện dạy Vật lí trong phạm vi chương “Cảm ứng điện từ”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2005). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Vật lí. Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2005). Luật Giáo dục. Nxb Tư pháp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ Trường THPT. (2007). Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung Học. (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn vật lí cấp THPT.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW 2 khóa VIII.
Đặng Minh Chưởng. (2011). Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm thí tập trong dạy học chương Cảm ứng điện từ ở lớp 11 trung học phổ thông nâng cao theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh. Luận án tiến sĩ. ĐHSP Hà Nội.
Đặng Vũ Hoạt. (1997). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THCS. Nxb Giáo dục.
Hà Văn Hùng, Lê Cao Phan. (2004). Tổ chức hoạt động thí nghiệm vật lí tự làm ở trường trung học cơ sở. Nxb Giáo dục.
Hồ Văn Liên, Vũ Thị Sai. (2006). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông.
Huỳnh Trọng Dương. (2007). Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung họ cơ sở. Luận án tiến sĩ giáo dục học. ĐHSP Huế.
Nguyễn Đức Thâm. (2007). Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lí 2. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. (2003). Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. (2002). Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Hoàng Anh. (2015). Xây dựng và sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học Vật lí 12 nâng cao phần “Cơ học”. Luận án tiến sĩ. ĐHSP Huế.
Nguyễn Ngọc Hưng. (2013). Thí nghiệm Vật lí với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ lon, tập 1, 2, 3. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Quang Đông. (2003). Tìm hiểu các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
vật lí ở trường THPT. Đề tài nghiên cứu khoa học ĐH Thái Nguyên.
Nguyễn Quang Đông. (2009). Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí. Nxb Thái Nguyên.
Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu. (2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông. Nxb Giáo dục.
Nguyễn Văn Biên. (2013). Xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở để bồi dưỡng năng lực thí nghiệm cho học sinh THPT chuyên. Tạp chí Giáo dục.
Nguyễn Đình Thước. (2010). Phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học bài tập vật lí, bài giảng dùng cho học viên Cao học. ĐH Vinh.
Phạm Hữu Tòng. (2005). Lí luận dạy học Vật lí. Nxb ĐHSP Hà Nội.
Phạm Thị Trang Nhung. (2016). Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Thiết kế phương án và tiến hành một số thí nghiệm về cơ học chất lưu có sử dụng bóng bay” theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 10. Hà Nội.
Thái Duy Tuyên. (2007). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo dục.
Trần Thị Anh Thư. (2016). “Biện pháp hình thành năng lực thí nghiệm cho sinh viên sư phạm vật lí”. Thành phố Hồ Chí Minh: Tạp chí khoa học ĐHSP.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN
(Về việc dạy học chương “Cảm ứng điện từ”)
Đơn vị công tác: ... Xin quí thầy (cô) vui lòng dành ít thời gian trao đổi một số ý kiến sau đây, đánh dấu X vào ô trống và phản hồi phiếu này
Chân thành cảm ơn ý kiến của quí thầy (cô).
I. Về cơ sở vật chất
1. Trường thầy (cô) có phòng thí nghiệm bộ môn không? Không Đang xây Có
2. Trường thầy (cô) có được cung cấp dụng cụ để tiến hành các thí nghiệm trong chương Cảm ứng điện từ không?
Không Thiếu Đủ
3. – Thấy (cô) có tự chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản để phụ vụ khi dạy học chương Cảm ứng điện từ không?
Không Thỉnh thoảng Thường xuyên -Nếu có thì dụng cụ thí nghiệm nào?
4. Để học sinh GDTX hứng thú, hiệu quả trong học tập thì cần sử dụng những phương tiện dạy học nào? (xin liệt kê các phương tiện)
... ... II. Về phương pháp dạy học
1.Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học dưới đây đã được thầy (cô) áp dụng khi dạy học chương cảm ứng điện từ như thế nào?
- Giáo viên giảng giải
- Đàm thoại giữa giáo viên và học sinh
Không Thỉnh thoảng Thường xuyên - Nêu và giải quyết vấn đề
Không Thỉnh thoảng Thường xuyên - Phương pháp khác (xin kể tên)
... 2.- Theo thầy (cô) thì các phương pháp dạy học nào là phù hợp nhất đối với học sinh GDTX? (xin liệt kê):
... ... ... - Vì sao? ... ... ... 3. Khi dạy chương cảm ứng điện từ, thầy (cô) cho biết mức độ học sinh tham gia các hoạt động sau đây như thế nào?
- Đề xuất được các dự đoán khoa học đơn giản
Không Thỉnh thoảng Thường xuyên
- Có thường xuyên tổ chức cho HS sửa chữa hay chế tạo dụng cụ thí nghiệm không?
Chưa bao giờ Một vài dụng cụ Thường xuyên
- Đề xuất được phương án thí nghiệm khảo sát một quá trình, hiện tượng vật lí
Không Thỉnh thoảng Thường xuyên
- Đề xuất được phương án thí nghiệm kiểm chứng một dự đoán khoa học đơn giản
III. Về tổ chức hoạt động ngoại khóa
1.Hoạt động ngoại khóa về vật lí đã được thầy (cô) tổ chức ở trường như thế nào?
Không Thỉnh thoảng Thường xuyên - Nếu có thì:
+ Vào những chương nào trong chương trình vật lí phổ thông?(xin liệt kê):
... ... ... + Vào những kiến thức nào? (khái niệm, định luật, ứng dụng kĩ thuật,…):
... ... ... + Học sinh thích thú nhất đối với loại kiến thức nào?( khái niệm, định luật, ứng dụng kĩ thuật,…):
... ... 2.Hình thức nào sau đây được sử dụng trong hoạt động ngoại khóa? Và mối
quan tâm của học sinh đối với từng hình thức như thế nào?