CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
2.2. Năng lực
2.2.2.3.1. Nắm bắt tâm lý đối tượng (nhân viên, học sinh, sinh viên theo lứa tuổi)
tuổi).
Để có thể đào tạo được tốt, chuyên viên đào tạo cần nắm bắt tâm lý đối tượng để hỗ trợ cho việc soạn giáo án phù hợp, cách diễn đạt thích hợp với từng đối tượng khác nhau. Muốn nắm bắt được điều ấy đòi hỏi người đào tạo phải am hiểu tâm lý của từng lứa tuổi khác nhau như thế nào, không thể dạy học sinh giống cách dạy người lớn được. Đặc biệt đối với giáo viên/ giảng viên dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho học sinh trung học cơ sở thì cần chú ý. Bởi lứa tuổi học sinh, sinh viên là lứa tuổi có nhiều biến động tâm lý nhất. Với học sinh trung học, đây là độ tuổi các
em bắt đầu “bước vào thế giới của người lớn” với nhiều sự bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong việc cố khai thác thế giới ấy, khiến nhiều em sa đà, lạc lối. Địi hỏi phải có người đào tạo, hướng dẫn, định hướng ngay từ đầu cho các em. Độ tuổi này khá nhạy cảm và dễ kích động, nổi loạn, cho rằng mình đã là người lớn khơng cần ai chỉ bảo, nên đòi hỏi người chuyên viên đào đạo thật khôn khéo trong việc sử dụng từ ngữ, biết cách xử sự tế nhị, cần trở thành một người bạn để chia sẻ, đồng cảm với các em từ từ đưa các em về đúng hướng, tránh các trường hợp to tiếng hay ngăn cấm các em. Dùng những kinh nghiệm mình tích lũy để giúp đỡ các em. Để nắm bắt được tâm lý của chúng, cần bước vào thế giới của chúng, cập nhật xu hướng của giới trẻ, các... Trái ngược lại với những lứa tuổi học sinh, nếu là người đào tạo cho một doanh nghiệp, bạn không chỉ làm việc với những người nhỏ tuổi hơn mình mà cịn làm việc với các cơ, chú, anh, chị vì vậy bạn phải thay đổi thái độ cho đúng mực, với người lớn họ rất quan tâm tới việc mình có được tơn trọng hay khơng. Để có thể nắm bắt được bạn có thể trị chuyện thường xuyên đồng nghiệp, nắm bắt tình hình cơng ty để biết vấn đề như thế nào để có hướng đào tạo đúng đắn. Thường xuyên lắng nghe nhân viên của bạn, biết họ nghĩ gì, đang gặp vấn đề gì, có nguyện vọng gì trong cơng việc. Sau khi họ được nói sẽ thỏa mãn được một phần nào đấy và cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu hơn rất nhiều. Từ đó tập trung vào cơng việc tốt hơn giúp cho năng suất cơng việc được nâng cao. Nói tóm lại, việc nắm bắt tâm lý đối tượng trong quá trình đào tạo hết sức quan trọng, giúp cho q trình đào tạo sn sẻ, và hiệu quả hơn.
2.2.2.3.2. Chế biến tài liệu học tập.
Khi truyền đạt kiến thức cho người khác hiểu không phải là một chuyện đơn giản, khơng phải mọi cái mình hiểu thì sẽ nói lại cho người khác hiểu đúng và đầy đủ như mình. Hơn nữa, chuyên viên đào tạo khơng những dạy những con người nói chung mà dạy từng con người cụ thể với những đặc điểm riêng về tư chất về tâm lý
ở mỗi người học có một trình độ nhận thức khác nhau. Vì vậy, muốn giúp người học nắm được tài liệu học tập thì chuyên viên đào tạo cần phải biết chế biến tài liệu
học tập cho phù hợp một cách tối đa đối với trình độ nhận thức của người học, biết biến cái khó thành dễ biến cái phức tạp thành cái đơn giản, cái khó hiểu khơng rõ ràng thành cái rõ ràng dễ hiểu. Năng lực này còn được gọi là kỹ năng xây dựng và soạn giáo án phù hợp với trình độ nhận thức của người học.
Để làm được điều này, chuyên viên đào tạo phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu học tập, phải nắm được mục đích của chương trình giảng dạy. Khơng chỉ thế, chun viên cịn phải nắm được trình độ nhận thức, tư duy của đối tượng học từ đó xác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức của người học. Bên cạnh đó cũng cần phải nhìn trước được những khó khăn mà người học sẽ gặp phải. Lưu ý rằng việc chế biến tài liệu học không phải là truyền đạt ngun văn những gì có trong các tài liệu mà cần phải nhào nặn, gắn nội dung đào tạo với thực tiễn trong cuộc sống. Chuyên viên cần kết hợp những kiến thức trong tài liệu sách vở với những điều thu thập được trong cuộc sống, những sự kiện mới, những nghiên cứu khoa học hiện đại nhằm giúp cho người học có cái nhìn hứng thú, gây kích thích và muốn tìm hiểu về nội dung đào tạo.