Tri thức và tầm hiểu biết sâu rộng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN NHẬP môn NGHỀ NGHIỆP PHẨM CHẤT và NĂNG lực của NHÀ tâm lý học (HƯỚNG đào tạo) (Trang 28)

3. 2.2 Phương pháp phỏng vấn

2.2.2.3.3. Tri thức và tầm hiểu biết sâu rộng

Chuyên viên đào tạo có tri thức và tầm hiểu biết rộng, là người hiểu biết rõ, vững vàng những gì mình dạy, đồng thời phải hiểu tất cả những môn khoa học, những kiến thức liên quan đến người học và nơi mà chuyên viên đào tạo đến giảng dạy. Đây chính là một năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những năng lực trụ cột của chuyên viên đào tạo. Như nhà giáo dục Nga Usinxki có nói: “Muốn giáo dục con người đầy đủ phải hiểu đầy đủ về con người”. Thế giới ngày càng phát triển nhu cầu hiểu biết của con người càng cao, vì vậy yêu cầu người đào tạo cần phải am hiểu kiến thức sâu rộng, tích lũy nhiều kinh nghiệm sống, học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ; tích cực trau dồi kiến thức từ sách báo, đồng nghiệp, thầy cô,... để đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội, nhu cầu phát triển hoàn thiện bản thân, kỹ năng nghề nghiệp, giải quyết tình huống. Đầu tiên, tri thức và tầm hiểu biết của chuyên viên đào tạo thể hiện ở chỗ là nắm vững và hiểu

biết rộng môn mình phụ trách, tức là hiểu một cách sâu sắc và toàn diện, có hệ thống, vận dụng và sử dụng tri thức một cách linh hoạt vào đào tạo. Chuyên viên đào tạo cần am hiểu kiến thức, vốn sống sâu rộng tới mọi vấn đề hay lĩnh vực văn hóa xã hội không chỉ ở trong nước mà cả ngoài nước để có một cái nhìn khách quan, đa chiều, đủ thực tế; thấy được mối quan hệ giữa môn mình phụ trách và các môn khoa học khác liên quan để kịp thời thay đổi, chú trọng vấn đề gì hơn để truyền đạt, đưa vào bài giảng của mình cho phong phú.

Bên cạnh đó, am tường văn hóa doanh nghiệp cũng là một điều cần thiết và quan trọng đối với chuyên viên đào tạo trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ đã được các học giả trên thế giới nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, cho đến những năm 1950, với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, các công ty đã rất chú trọng đến vấn đề thiết lập văn hóa doanh nghiệp của mình, tạo nên nét riêng của công ty mình và phân biệt với các công ty khác. Tại Việt Nam, vấn đề văn hóa doanh nghiệp cũng được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Bà Trần Thị Vân Hoa cho rằng “Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các giá trị văn hóa được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của công ty, trở thành giá trị, quan niệm, phong tục tập quán, ăn sâu vào lòng công ty”. Trong quá trình theo đuổi và đạt được các mục tiêu đã thiết lập, nó kiểm soát cảm xúc, phong cách tư duy và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Kết hợp phân tích và nghiên cứu thực tế để kiểm định mô hình nhận diện văn hóa doanh nghiệp. Chuyên viên đào tạo chú tâm khuyến khích giao tiếp trong tổ chức, chú ý đến đào tạo và phát triển; cải thiện sự hài lòng của nhân viên và thực hiện các biện pháp để tăng cường sự tham gia của nhân viên. Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong tổ chức, thiết lập phương pháp tiếp cận hướng vào con người và biến việc trao quyền thành công cụ giúp các công ty quản lý hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 3.1. Phương pháp quan sát.

- Quan sát Thầy Huỳnh Văn Sơn dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm thông qua kênh Youtube.

Thông qua quan sát từ video, nhóm nghiên cứu thấy trong quá trình giảng dạy thầy Huỳnh Văn Sơn rất tự tin, hài hước, thanh lịch; tác phong, trang phục thì lịch sự, chuyên nghiệp; cách truyền đạt vô cùng rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe dễ hiểu kết hợp cùng một chương trình giảng dạy vô cùng sinh động gắn kiến thức với những tình huống thực tiễn, ngoài ra còn có hoạt động trò chơi vô cùng thú vị tạo một bầu không khí thoải mái, gây được thiện cảm và thu hút người học vào vấn đề muốn truyền đạt.

- Quan sát anh Giang Thiên Vũ trong quá trình giảng dạy.

Trong quá trình tham gia buổi học từ anh, nhóm nghiên cứu nhận thấy anh là một người rất thân thiện, nhẹ nhàng; tác phong, trang phục lịch sự và chuyên nghiệp; cách truyền đạt vô cùng rõ ràng, gần gũi, dễ hiểu, chương trình giảng dạy mang đến những kiến thức vô cùng bổ ích được kết hợp với những kinh nghiệm

thực tiễn cùng với những hoạt động nhóm nhằm tạo cơ hội cho người học có cơ hội tự tìm hiểu thêm về kiến thức, ngoài ra anh cũng rất quan tâm và để ý tới học sinh khi lắng nghe và chia sẻ những điều mình biết để hỗ trợ những vấn đề, các hoài nghi của người học khi họ cần.

- Quan sát ThS Trịnh Thị Thu Cúc và anh Dương Quốc Bảo trong quá trình phỏng vấn.

Trong quá trình phỏng vấn ThS Trịnh Thị Thu Cúc và anh Dương Quốc bảo, nhóm nghiên cứu thấy rằng cả cô và anh đều rất thân thiện; tác phong, trang phục thì lịch sự và chuyên nghiệp. Về cách truyền đạt, cả cô và anh đều có cách truyền đạt rất rõ ràng dễ nghe dễ hiểu đặc biệt, cô và anh đều rất tích cực nhiệt tình chia sẻ thêm về những trải nghiệm mà họ có được trong quá trình làm nghề của mình. Ngoài ra thì ở ThS Trịnh Thị Thu Cúc, cô mang lại cho nhóm nghiên cứu cảm giác chuyên nghiệp, một người dày dặn kinh nghiệm trong nghề, một người dẫn lối, một tấm gương để nhóm hướng đến. Trong khi đó anh Dương Quốc Bảo mang lại cho nhóm cảm giác gần gũi hơn như một người đàn anh, đàn chị tin tưởng, giúp đỡ và hỗ trợ đàn em trong ngành.

3.2. Phương pháp phỏng vấn.

Trong phỏng vấn, anh Dương Quốc Bảo đã đề cập những phẩm chất như tinh thần cầu thị, luôn nỗ lực học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp hay ngay cả từ người học; luôn mang trong mình năng lượng tích cực, yêu nghề, nhiệt huyết và có tinh thần làm việc và gợi mở. Ngoài ra, về năng lực anh còn nhắc đến việc tùy vào từng đối tượng khác nhau ở các môi trường khác nhau như ở doanh nghiệp sẽ có những đối tượng lớn tuổi hơn mình hay ở trường học là các bạn học sinh sinh mà sẽ có cách nắm bắt tâm lý khác nhau, từ đó linh hoạt trong phương pháp giảng dạy và truyền đạt; thêm nữa anh cũng yêu cầu ta nên biết về công nghệ thông tin để có thể linh hoạt trong bài giảng với tình hình covid phải học online; nhấn mạnh về năng lực giao tiếp, truyền đạt vì nó là yếu tố cơ bản của nghề.

Về ThS Trịnh Thị Thu Cúc, cô lại đề cao những phẩm chất như đạo đức, sự kiên nhẫn và sự lắng nghe “trong lắng nghe cần có cái tâm, có sự mở lòng và khi biết lắng nghe các bạn sẽ không đánh giá, không nhận xét, hãy lắng nghe bằng cả con tim, lắng nghe bằng sự thấu hiểu, thấu cảm nhưng muốn lắng nghe được tốt thì các bạn phải là một người khỏe mạnh, tâm lý của các bạn phải vững vàng”. Đối với năng lực, cô yêu cầu chúng ta phải biết vừa sâu vừa rộng, tùy thuộc vào môi trường mà ta có ý thức tự trau dồi tìm tòi học tập để không những phù hợp với ngành nghề mà còn hoàn thiện bản thân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận .

Có người đã từng nói rằng “Người mạnh nhất không phải là người giỏi nhất mà là người thích nghi tốt nhất”, chính vì vậy chúng ta phải luôn làm mới, hoàn thiện bản thân để không những chỉ thích nghi mà còn sáng tạo ra những điều mới mẻ. Qua đó chứng tỏ việc tôi luyện và luôn cập nhật, làm mới phẩm chất và năng lực là điều hết sức cần thiết dù ở bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa. Không chỉ thế, việc tôi luyện phẩm chất năng lực chính là cho bản thân mình cơ hội được khai phá những tiềm năng vẫn còn ẩn chứa bên trong bởi lẽ năng lực của con người là vô hạn chỉ cần bạn đặt nó vào đúng môi trường để kích hoạt sức mạnh đó là đủ. Phẩm chất là cái nền móng để đánh giá con người đó có tốt hay không trong khi năng lực lại là yếu tố cốt lõi để đánh dấu giá trị bản thân trong bất cứ công việc gì vậy thì tại sao lại không nâng cao chất lượng của nó để góp phần hoàn thiện bản thân hơn cả. Dù cho là công việc gì đi chăng nữa thì yếu tố tiên quyết để khẳng định giá trị, cái

tôi của bản thân đều được đánh giá qua năng lực và phẩm chất cũng bởi nó là “chìa khóa của sự thành công”.

Phẩm chất và năng lực của chuyên viên đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng mềm rất đa dạng và phong phú nên trong đề tài nhóm nghiên cứu chỉ xem xét các vấn đề sau:

+ Về phẩm chất bao gồm: đạo đức; cầu thị, có ý thức tu dưỡng bản thân; kiên trì, nhẫn nại khuyên bảo và khơi gợi cái tốt; tư tưởng phải theo kịp thời đại, không bảo thủ, vui vẻ tiếp nhận điều mới mẻ; tự tin, thanh lịch, tác phong lịch sự, chuyên nghiệp và gây thiện cảm; vui vẻ, hòa nhã cũng đồng nghiệp, không can thiệp quá sâu vào đời sống của đồng nghiệp; có tính hài hước, khiến tâm lý người học thoải mái; chú trọng bồi dưỡng năng lực tự học của người học. Năng lực vĩnh viễn không bù đắp được khiếm khuyết về thái độ, vì vậy phẩm chất tốt sẽ quyết định một phần thành công của chính bạn.

+ Về năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực nghề nghiệp. Năng lực chung bao gồm năng lực ngôn ngữ; năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp. Năng lực nghề nghiệp bao gồm năng lực chuyên môn (bằng cấp); năng lực đào tạo và chăm sóc tinh thần có trọng điểm; năng lực sư phạm.

2. Kiến nghị .

Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo: các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông cần có giáo viên dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho các em, nhằm đảm bảo cho các em được phát triển toàn diện để chuẩn bị hành trang bước vào đời.

Đối với chuyên viên đào tạo: Bên cạnh dạy kỹ năng, báo cáo chuyên đề,... chuyên viên đào tạo cũng cần được bồi dưỡng các kiến thức, nghiệp vụ về công tác tư vấn tâm lý cho các đối tượng. Đồng thời chủ động, tích cực tham gia các buổi huấn luyện, khóa học kỹ năng cần thiết cho công việc để phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân mình.

Đối với trường Đại học: cần trang bị đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cho sinh viên, hỗ trợ cho sinh viên phát triển bản thân, tạo cơ hội cho sinh viên thực

hành xen lẫn với lý thuyết. Trao tặng học bổng cho những sinh viên giỏi nhằm khích lệ tinh thần học tập của sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bách, T. Q., & Thanh, N. K. Ảnh hưởng của năng lực cảm xúc đến động lực làm việc của nhà quản trị cấp trung tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ. (Minh, 2018)

Sơn, H. V. (2012). Tâm lý học Sư phạm Đại học, NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Vân

Hoa, T. T. (2009). Văn hoá doanh nghiệp. Việt Nam: NXB Đại học kinh tế quốc dân.

Hải, Đ. H. (2014). Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam.

Tường, N. K. (2012). Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự (Luận văn thạc sĩ). Hồ Chí Minh: Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Lập, T. Q. (2008). Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 169-177.

Minh, T. (2018, 07 09). Văn Hoá. Cuộc sống của người khác hà tất đã sai, cuộc sống của bạn chắc gì đã đúng?

Ngân, N. T. (2003). Bước đầu tìm hiểu về những phẩm chất và năng lực mà người giáo viên phổ thông trung học cần phải có để đáp ứng những yêu cầu hiện nay của công tác giảng dạy và giáo dục. Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

Lênin, V. I. (1980). Toàn tập, tập 27, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va.

Sơn, H. V., Mỹ, M. M. H. N. T., & Huân, H. N. T. GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM VÀ TƯ VẤN TÂM LÝ.

Nguyen, D. (2016, 07 24). Kênh Tuyển Sinh. Retrieved from kenhtuyensinh.vn:

https://kenhtuyensinh.vn/ky-nang-giao-tiep-hai-huoc-mang-lai-hieu-qua-cao- trong-dam-phan

Giá trị cuộc sống. (2021, 09 18). Retrieved from giatricuocsong.org: https://giatricuocsong.org/tam-quan-trong-cua-ky-nang-giao-tiep/

Trinh, Q. L. & Rijlaarsdam, G. (2003, September). An EFL curriculum for learner autonomy: design and effects. Paper presented at the conference Independent Languauge Learning, Melbourne: Australia.

Giang, T. (2014, 05 17). THẾ GIỚI & VIỆT NAM. Retrieved from baoquocte.vn: https://baoquocte.vn/bao-dieu-the-hien-qua-giong-noi-9186.html

PHỤ LỤC

1. Hình ảnh phỏng vấn.

2. Hình ảnh quan sát. 3.Link video phỏng vấn. https://drive.google.com/file/d/1YETrYv0aCd7FcEcJtfelYAdye7bgl-YS/ view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/1BMoOity-sZP6mCgsl3utrYKMj2WcRTDW/ view?usp=sharing download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN NHẬP môn NGHỀ NGHIỆP PHẨM CHẤT và NĂNG lực của NHÀ tâm lý học (HƯỚNG đào tạo) (Trang 28)