CÁC CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Một phần của tài liệu 2019-KY-2_637027700491386910 (Trang 27 - 29)

TS. Nguyễn Huyền Linh - ThS. Đỗ Thị An

Trường Đại học Lao động - Xã hội

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến cuối năm 2018, cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu NCC. Riêng trong 2 năm 2017, 2018 đã xác nhận và trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trên 1,6 nghìn liệt sĩ, 2,5 nghìn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Một thành tựu khá nổi bật trong thực hiện chính sách NCC thời gian qua là mặc dù nguồn lực

tài chính quốc gia còn khá hạn hẹp, song Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi NCC bám sát theo lộ trình cải cách tiền lương và bố trí nguồn ngân sách đầy đủ, kịp thời, nhằm đảm bảo mục tiêu NCC với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân cùng nơi cư trú. Năm 2018, mức chuẩn để xác định mức trợ cấp ưu đãi NCC là 1.515.000 đồng (cao hơn mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng của cán bộ, công chức hiện nay).

Tính đến cuối năm 2017, số NCC đang hưởng trợ cấp hàng tháng là gần 1,4 triệu và hơn 500 nghìn thân nhân NCC đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng với tổng kinh phí khoảng 29 nghìn tỷ đồng/năm. Ước tính tổng kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm khoảng 31 nghìn tỷ đồng (bao gồm trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế, công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ, đền ơn đáp nghĩa,...).

Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở NCC, cả nước có tổng số hơn 393,7 nghìn hộ NCC cần hỗ trợ về nhà ở (gồm 184,7 nghìn hộ cần xây mới và 209 nghìn hộ cần sửa chữa), số kinh phí cần cấp từ ngân sách Trung ương là khoảng 10,6 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở, đến cuối năm 2017 đã có 244 nghìn hộ được hỗ trợ, chiếm tỷ lệ 62% trong tổng số 393,7 nghìn hộ.

Bên cạnh đó, chế độ ưu đãi trong giáo dục - đào tạo đối với con NCC được triển khai có hiệu quả. Tổng số NCC và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục tính đến cuối năm 2017 là gần 77,2 nghìn người.

Chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với NCC cũng được quan tâm và thực hiện khá tốt. Hiện cả nước có trên 800 nghìn đối tượng NCC được Nhà nước mua bảo hiểm y tế với kinh phí khoảng gần 400 tỷ đồng/năm. Theo quy định hiện nay của Luật Bảo hiểm y tế, NCC được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh, còn thân nhân NCC được thanh toán 95%, giúp NCC và thân nhân yên tâm hơn trong chăm lo sức khỏe bản thân.

Thêm vào đó, NCC với cách mạng và thân nhân còn nhận được sự ưu đãi trong vấn đề giải quyết việc làm theo Chỉ thị số 31/ CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng. Tính đến cuối năm 2018 đã có khoảng 49 nghìn NCC và con của NCC hỗ trợ đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng, trong đó có trên 24 nghìn người được đào tạo nghề nông nghiệp và 25 nghìn người được đào tạo nghề phi nông nghiệp. Riêng Bộ Quốc phòng

đã tiếp nhận trên 2,7 nghìn người là con của thương binh, con bệnh binh nặng vào làm việc tại các doanh nghiệp quốc phòng, trong đó có trên 300 người là con của thương binh, con bệnh binh nặng đang điều dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng thương binh.

Ngoài ra, chế độ điều dưỡng luân phiên đối với NCC cũng được chú trọng với 65 cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng trên cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người có công với cách mạng.

Điều đáng nói là sự hoàn thiện về chính sách pháp luật thời gian qua đã giúp phát triển sâu, rộng phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và NCC với cách mạng tại nhiều địa phương với những hoạt động hiệu quả thiết thực, như: Xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”; Xây dựng nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa; Phong trào đăng ký phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc mẹ liệt sỹ già yếu, cô đơn, con liệt sỹ mồ côi… Nổi bật trong số đó là phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, tổ chức và cộng đồng xã hội, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. Trong 05 năm thực hiện Pháp lệnh sửa đổi năm 2012, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đã dành trên 10 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho 85,4 nghìn hộ gia đình NCC xây dựng mới 44,6 nghìn căn nhà và sửa chữa 40,8 nghìn căn nhà tình nghĩa; tặng 63,5 nghìn sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách với tổng số tiền gần 290 tỷ đồng và hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn. Kết quả trên đã góp phần tích cực động viên, khích lệ tinh thần và giúp gia đình NCC với cách mạng cải thiện cuộc sống.

Với những chính sách ưu đãi trên, đời sống vật chất và tinh thần của NCC đã từng bước ổn định và dần được nâng cao, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, thách thức. Đánh giá sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh sửa đổi năm 2012 cho thấy, một số chế độ ưu đãi đang thực hiện đối với NCC chưa hợp lý, chưa đảm bảo hài hoà giữa các đối tượng. Ví dụ: Chưa có chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống.

Với chủ trương không để “lọt” đối tượng thụ hưởng chính sách, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các địa phương rà soát những hồ sơ đề nghị xác nhận NCC với cách mạng còn tồn đọng theo đúng quy trình, mang lại niềm vui, niềm hy vọng cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2018 của Cục Người có công, tính đến cuối năm 2018, cả nước vẫn còn 3,2 nghìn hồ sơ tồn đọng, trong đó đề nghị xác nhận liệ t sĩ là gần 700 trường hợp; đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là trên 2,5 nghìn trường hợp. Nguyên nhân là do công tác xác nhận hồ sơ để được hưởng chế độ NCC khá phức tạp, một số trường hợp không giữ được hồ sơ, giấy tờ liên quan do thời gian chiến tranh kéo dài.

Bên cạnh đó, quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở tại một số địa phương còn chậm, vẫn còn tình trạng lúng túng hoặc nể nang trong việc xét chọn đối tượng hỗ trợ. Cùng với đó, định mức kinh phí cho việc xây dựng mới

KINH TẾ - XÃ HỘI

hoặc sửa chữa nhà chưa tính đến yếu tố vùng, miền và không còn phù hợp với sự phát triển hiện nay, làm ảnh hưởng không ít đến tiến độ triển khai thực hiện.

Ngoài ra, các vấn đề như: Hệ thống văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, vướng mắc do sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc ban hành chính sách còn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất, đồng bộ; Chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học cần sửa đổi, bổ sung; Công tác kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách về ưu đãi NCC còn hạn chế, chưa thực hiện được trên diện rộng và thường xuyên; Chế độ trợ cấp ưu đãi trong giáo dục - đào tạo còn thấp, thủ tục hỗ trợ còn rườm rà.

Mặt khác, vấn đề xã hội hóa công tác chăm sóc NCC (tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội) và phong trào đền ơn đáp nghĩa những năm gần đây đang có xu hướng giảm. 

Để thực hiện tốt hơn chính sách quan tâm, ưu đãi NCC, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 là:

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện Dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công (sửa đổi); tháo gỡ các vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện và bổ sung những quy định mới trong pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng năm 2012, đáp ứng những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn, đồng thời tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, minh bạch, thống nhất, đảm bảo công bằng, hợp lý, tạo sự đồng thuận cao của xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC. Xây dựng quy chế Quỹ đền ơn đáp nghĩa; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chính sách NCC tại các địa phương.

Thứ hai, bảo đảm công bằng, hợp lý, hài hoà giữa các diện đối tượng người có công, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; không mở rộng diện đối tượng; chuẩn hóa điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người có công phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn cách mạng.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh huy động nguồn lực của toàn xã hội nhằm chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống của người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Phát huy vai trò trách nhiệm của xã hội đối với NCC và gia đình NCC. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nêu cao trách nhiệm của làng, bản, thôn, xóm trong chăm sóc NCC với cách mạng tại các địa phương.

Thứ tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các địa phương tiếp tục tập trung rà soát, xem xét giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận NCC, để hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2020 giải quyết cơ bản hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng, bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ, đúng quy định. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin./.

Ngoài việc giữ vững thị phần tại thị trường truyền thống, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản Việt Nam cần gia tăng đàm phán, khai thác tối đa các FTA thế hệ mới, nhất là các FTA thế hệ mới đa phương như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch theo cả bề rộng và chiều sâu, nâng cao giá trị và kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh áp lực cạnh tranh hiện nay đang rất lớn, đồng thời có phương án luân chuyển thị trường khi có tình huống phát sinh. Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông sản Việt trên toàn thế giới, hướng đến các thị trường mới, giàu tiềm năng...

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng thu thập, phân tích thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...), kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp đối với hàng xuất khẩu. Cùng với sản xuất theo tín hiệu thị trường cũng cần chú ý đến xây dựng, phát triển thương hiệu, thiết kế tem nhãn, bao bì đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, bắt mắt.

Đặc biệt, Việt Nam cần có chính sách hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào chuỗi sản xuất quy mô lớn, đồng bộ từ khâu chăn nuôi, sản xuất, chế biến cho đến cung ứng sản phẩm trong khâu tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc xuất xứ bảo đảm khép kín; ưu tiên công nghiệp chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Về phía người nông dân, cần phải thay đổi tư duy sản xuất theo phong trào bằng cách hợp tác, liên kết, tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan chức năng về quy hoạch, quy trình sản xuất an toàn.

Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cần tích cực kết nối chính sách với các cơ quan Hải quan nước đối tác để tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu nông sản sang thị trường quốc gia đó. Các cơ quan tài chính, tổ chức tín dụng cũng cần hỗ trợ nhiều hơn cho các đơn vị sản xuất, chế biến nông sản. Về phía nhà sản xuất, cần tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm./.

Một phần của tài liệu 2019-KY-2_637027700491386910 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)