III. KHUNG MA TRẬN
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM.
Phần Nội dung cân đạt Điểm
Phần 1: Đọc- hiểu (3 đ)
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận. Câu 2: Câu chủ đề: Câu 1.
Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch.
Câu 3: Lập luận là sự lựa chọn, sắp xếp, tình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thành căn cứ chắc chắn để làm sáng rõ luận điểm.
- Lập luận có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thuyết phục người đọc, người nghe hướng đến quan điểm mà người viết cần đạt tới. lập luận càng chặt chẽ, hợp lí thì sức thuyết phục càng cao.
0.5đ 1đ 1.5đ Phần 2: Làm văn ( 7đ)
Câu 1( 2đ) hs viết được đoạn văn đúng về hình thức và nêu được cảm nhận về tinh thần và ý chí của người tù HCM trong bài thơ “ Ngắm trăng”: Tronh hoàn cảnh tù ngục tối tăm, muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, người tù HCM đã vượt qua tất cả bằng tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên đến độ quên đi thân phận tù đày của mình, luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, đó là một cuộc vượt ngục tinh thần phi thường của Bác , ngục tù chỉ có thể giam cầm Bác về thể xác còn tâm hồn thì luôn tự do tự tại tuyệt đối. Người luôn biết vượt lên trên hoàn cảnh, làm chủ mọi tình huống, bằng tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường của con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, nâng niu, trân trọng cái đẹp, cao cả, tự do…. Trong chốn lao tù nhưng vẻ đẹp tâm hồn của Bác vẫn luôn ngời sáng lung linh.
- Diễn đạt ý trôi chảy, mạch lạc, viết câu, chữ đúng chính tả, ngữ pháp.
Câu 2: 5đ
Hs nhận diện đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
Biết trình bày văn bản có bố cục ba phần rõ ràng, đầy đủ. Nêu được một số ý sau:
1,Mở bài:
Mối quan hệ giữa học và hành là vấn đề được các học giả quan tâm từ nhiều nhiều thế kỉ qua. Có thể nói từ khi “Đạo học” ra đời thì vấn đề này cũng được đề cập trong nhiều sách vở. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ nổi tiếng thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử và nền chính học của nước nhà, đó là học đi đôi với hành.
2, Thân bài:
Mục đích của việc học theo Nguyễn Thiếp:
Bàn về phép học Nguyễn Thiếp cho rằng cốt lõi của việc học là rèn luyện con người thành người tốt. Học để làm người tốt đẹp, có nhân
2đ
0.5đ
cách cao thượng, biết phân biệt lẽ đúng sai. Học để giữ gìn đạo lí ở đời. -Giải thích ngắn gọn nội dung phép học trong bàn luận về phép học + Mối quan hệ giữa học và hành
+Học là gì? hành là gì?
=> học với hành tuy hai mà một. - Vì sao học phải đi đôi với hành
-Khẳng định quan niệm của La Sơn phát triển là hoàn toàn đúng -Học và hành luôn đi đôi, gắn liền chặt chẽ:
+Học không hành thì việc học vô ích(nêu dẫn chứng)
+ Hành mà không học thì việc học gặp khó khăn, không thành thạo, trôi chảy, chất lượng thấp(dẫn chứng)
=> Học giữ vai trò chủ đạo,hành củng cố bổ sung và hoàn chỉnh học -Thực hiện học và hành như thế nào?(dẫn chứng)
3,Kết bài
- Khẳng định giá trị vấn đề : pp học tốt nhất là học luôn luôn đi đôi với hành. Liên hệ bản thân.
GV trân trọng, khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cách diễn đạt
mới mẻ, hấp dẫn… 0.5đ
HƯỚNG DẪN CHẤM và THANG ĐIỂM: Đề số 2:
Phần Nội dung cân đạt Điểm
Phần 1: Đọc- hiểu ( 3 đ)
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận. Câu 2: Câu chủ đề: Câu 1.
Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch.
Câu 3: Luận điểm là quan điểm, là tư tưởng, chủ trương của người viết thể hiện trong bài viết của mình.
Luận điểm có vai trò là linh hồn, là xương sống của bài văn nghị luận.
0.5đ 1đ 1.5đ Phần 2: Làm văn ( 7đ)
Câu 1( 2đ) hs viết được đoạn văn đúng về hình thức và nêu được cảm nhận về niềm tin và ý chí của người tù HCM trong bài thơ “ Đi đường”: Trên con đường đi sẽ gặp muôn vàn khó khăn, thử thách nhưng nếu có ý chí quyết tâm sắt đá, bền gan, vững chí theo đuổi đến cùng thì kết thúc cũng sẽ giành được chiến thắng vẻ vang. Đó chính là những chiêm nghiệm, những đúc kết có tính triết lí của con người luôn biết vượt lên trên hoàn cảnh, làm chủ mọi tình huống, bằng tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường của người tù HCM. Đó là bài học, là kinh nghiệm vô cùng quý báu cho con người trên các chặng đường đời….
- Diễn đạt ý trôi chảy, mạch lạc, viết câu, chữ đúng chính tả, ngữ pháp.
Câu 2: 5đ
Hs nhận diện đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
Biết trình bày văn bản có bố cục ba phần rõ ràng, đầy đủ. Nêu được một số ý sau:
1) Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
+Tố Hữu là nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN. Tham gia CM từ thời hs,sự nghiệp sáng tác kéo dài suốt cuộc đời, ông được đánh giá là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt nam.
+ Bài thơ khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao thừa phủ Huế( mùa hè 1939) . bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của ng chiến sỹ cách mạng trong cảnh tù đày.
1.Thân bài:
Tình yêu cuộc sông:
+ Trong lao tù nhưng tác giả vẫn cảm nhận được âm thanh của cuộc sống
+ Âm thanh ấy mở ra cả một không gian mùa hè trong tâm tưởng. Đó là 1 mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy sức sống: rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, hương vị, không gian cao rộng và sáo diều chao lượn tự do. + Thể hiện một trái tim nồng nàn yêu cuộc sống
+ Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sỹ CM trong cảnh tù đày.
2đ
0.5đ
+ Sự vận động của thời gian, sự mở rộng của không gian , sự náo nức của cảnh vật đã tạo nên 1 ngày hè đẹp đẽ, là khung trời của tự do tràn đầy sức sống.
+ càng khát khao tự do, người tù càng cảm thấy ngột ngạt mà muốn đạp tan xiềng xích ngục tù để hướng về TG tự do.
2. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần CM, Bộc lộ cảm nghĩ, đánh giá…
GV trân trọng, khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn…