Công nghệ mới có thể mang lại những lợi ích sau đây cho giáo dục đại học

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 163 - 165)

- Xử lí thông tin

4. Các phương tiện công nghệ mới trong dạy học

4.2. Công nghệ mới có thể mang lại những lợi ích sau đây cho giáo dục đại học

dục đại học

- Tăng thêm sự tiếp cận với các nguồn tư liệu giảng dạy thông qua Internet.

- Chia sẻ kinh nghiệm thông qua các công nghệ như trường đại học ảo.

- Tăng thêm sự tiếp cận với đào tạo đại học thông qua việc dạy và học từ xa.

- Tăng thêm tính linh hoạt trong việc học cái gì, học như thế nào, khi nào học.

- Thúc đẩy người học tiềm năng tham gia vào giáo dục đại học.

Để có khả năng hiện thực hoá các lợi ích trên đây, chúng ta cần tiến hành các hoạt động khác như sau:

- Đào tạo giảng viên để cải thiện năng lực của họ trong việc sử dụng các công nghệ mới trong các hoạt động giảng dạy.

- Đào tạo và giúp đỡ giảng viên trong việc sản xuất các nguồn tư liệu giảng dạy và học tập,

- Đào tạo giảng viên và sinh viên trong việc sử dụng máy tính cơ bản.

- Yêu cầu cơ sở vật chất đầy đủ sao cho các công nghệ mới đã được công nhận có thể được sử dụng như một phần của các nguồn tư liệu giảng dạy trong các cơ sở đào tạo.

- Mở các cuộc hội thảo để giới thiệu các công nghệ mới trong giáo dục đại học.

(Trích dân từ Simiyu, A.M. (1999). Các công nghệ Mới trong Dạy và Học ở Đại học. Bài trình bày tại Hội nghị Khu vực về Dạy và Học ở Đại học, Đại học Moi, Eldoret, Kenya, 18-22 tháng 5 năm 1999)

Nhìn từ góc độ năng động của quá trình, công nghệ giáo dục là một cách tiếp cận cho việc tìm kiếm và cải thiện các giải pháp vì thế nó không thể liên quan với các sản phẩm của công nghệ nói trên. Do vậy nó bao gồm các chứcnăng liên quan đến việc quản lý của các tổ chức giáo dục và các nguồn nhân lực, việc nghiên cứu (thiết lập các lý thuyết, các phương pháp lý thuyết và thực hành liên quan đến các kỹ thuật của giáo dục và việc học tập), hoạt động hành chính kế hoạch, và việc sử dụng các hệ thống đã được thiết lập (Gagne, 1987; Winn, 1991; Lapointe, 1993).

Hơn nữa, đó là những chức năng khác nhau, cùng với sự phân tích và thiết kế có hệ thống nó phân biệt công nghệ giáo dục với các cách tiếp cận truyền thống. Nói một cách khác, công nghệ giáo dục có đặc điểm là:

- Có tính hệ thống, với ý nghĩa là nó được sử dụng kỹ thuật đã được hợp lý hóa và được kết cấu hầu như ngược lại với các hoạt động đã được tổ chức một cách trực giác, tình cờ hoặc không có sự quản lý thích hợp. (Stolovitch và La Rocque, 1998).

- Dễ truyền đạt, vì bất kỳ một phương tiện truyền thông nào đã được sử dụng đều được định hướng theo các mục tiêu của kế hoạch giáo dục đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế, và tăng cường hiệu suất của mô hình đã được lựa chọn;

- Có tính khoa học, đến một chừng mực mà tất cả các quyết định về việc thiết kế và lựa chọn của các phương tiện truyền thông cũng mang ý nghĩa của các mục tiêu và kế hoạch giảng dạy và phù hợp với hầu hết các kết quả đã được chứng minh của quá trình học tập.

- Tính tổng thể, vì nó cho phép phân tích thường xuyên các vấn đề của việc học tập trong tổng thể của nó. Như vậy, trong một quá trình tổng thể mỗi một lời giải cho một vấn đề bao gồm các phần liên quan với nhau và được điễn đạt một cách riêng biệt như một phần của vấn đề đã được đặt ra.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w