Những công nghệ thông tin mới trong giáo dục và vai trò mới đối với giảng viên

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 165 - 174)

- Xử lí thông tin

4. Các phương tiện công nghệ mới trong dạy học

4.3. Những công nghệ thông tin mới trong giáo dục và vai trò mới đối với giảng viên

với giảng viên

Mục đích đầy đủ của một hệ thống giáo dục là truyền thông hiệu quả thông qua các hệ thống con của công tác giảng dạy như là truyền tải thông tin, kiến thức, kỹ năng, những giá trị và thái độ từ một nguồn đến người nhận thông

tin; xoá bỏ khoảng cách giữa các thế hệ của người học. Mục đích chính của truyền thông là tác động vào người nhận thông tin. Tác động đến người học, và do vậy tác động đến xã hội, tương lai của xã hội sẽ luôn được quan tâm đến.

Việc giới thiệu và sử dụng các công nghệ thông tin trong giảng dạy ở các trường học có thể phục vụ cho mục đích kép; cho việc tiếp nhận và biến đổi văn hóa và thứ hai là cho việc giảng dạy có hiệu quả hơn. Đối với mục đích tiếp nhận và biến đổi văn hóa, người học đang được chuẩn bị thế giới định hướng công nghệ cần thiết phải sớm say mê với nó. Công nghệ là một thế giới văn hóa mới, và giống như các văn hóa khác tốt nhất là được tiếp thu từ ngay từ ban đầu. Điều này có thể đảm bảo rằng các trường học không sản sinh ra những người mất khả năng điều chỉnh (về mặt công nghệ). Bằng việc sử dụng các công nghệ thông tin (mới hoặc cũ) các trường học có thể đối mặt được với thực tế là người học có thể hoạt động trong xã hội phụ thuộc vào công nghệ. Cần thiết phải định hướng cho những suy nghĩ và thái độ của người học thông qua công nghệ. Đối với người học ở bất kỳ trình độ nào để tìm kiếm thông tin thông qua công nghệ phải có sự nhận thức và xác định được nhu cầu. Chỉ khi nào mỗi cá nhân có thể đầu tư vào công nghệ và sử dụng chúng thì việc sử dụng các công nghệ thông tin mới chắc chắn đảm bảo hiệu quả. Trong khi những người lớn tuổi phải chấp nhận những khó khăn trong việc sử dụng những công nghệ mới, những người trẻ tuổi có thể học, và cần phải được tạo điều kiện để học tập dễ dàng và tự nhiên bằng việc tiếp cận sớm với các công nghệ này.

Công nghệ là về “máy móc”. Máy móc làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn, có thể hoàn thành nhiều công việc trong thời gian ngắn hơn. Do vậy, có thể cho rằng việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy có thể mang lại hiệu quả tốt hơn cho hệ thống giảng dạy. Điều đó có thể đạt được theo những cách sau:

- Mở rộng các phương thức học tập;

- Bổ sung thêm các giải pháp hiện thực đối với việc học tập; - Tăng thêm phạm vi nhận thức của người học;

- Khuyến khích người học bằng cách làm cho việc học tập dễ dàng hơn, hấp dẫn hơn, và nhiều thách thức hơn;

- Cho giảng viên nhiều cơ hội và thời gian để tiếp thu và cải thiện giảng dạy của mình;

Nói chung việc giới thiệu các công nghệ mới trong giáo dục có thể cungcấp cho giáo dục nhiều hệ thống học tập hữu hiệu hơn. Bản thân công

nghệ tạo

nên những thông tin mới theo tốc độ hàm số mũ và chỉ có thông qua công nghệ

mới có được một lượng lớn thông tin có sẵn để có thể khai thác và tiếp cận trong

việc học tập.

Tất cả những sự phát triển mới đây trong công nghệ đang cách mạng hóa xã hội. Máy in cho ra đời cuốn sách đầu tiên vào năm 1456 và nó đã phá vỡ thế độc quyền về tri thức và thông tin. Việc đó dẫn đến việc thành lập các thư viện, và các hệ thống lưu trữ và truy xuất thông tin có hiệu quả hơn. Nhiếp ảnh cũng tạo ra một cuộc cách mạng trong các hệ thống thông tin, nó cung cấp phương tiện để nắm bắt được các thông tin nhìn thấy được ở trên giấy và đưa tới những sự phát triển như phim động, phim tĩnh, photocopy,v.v... Nhiếp ảnh đã dẫn đến những phát triển xa hơn đưa vào giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình.

Sự phát triển trong truyền thông đại chúng mà chủ yếu là truyền thanh và truyền hình, có tác động nhiều đến giáo dục, tạo ra khả năng học từ xa, viễn thông cũng đã tạo ra các hệ thống điện thoại và các hệ thống vệ tinh làm cho thế giới thành một lớp học mở. Sự kết hợp của tất cả các công nghệ này tạo ra những cơ hội vô tận cho hệ thống giáo dục.

Sự phát triển của máy tính điện tử từ các hệ thống số trước đây (như máy tính bấm tay) đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc cách mạng công nghệ. Đó là vì máy tính điện tử có khả năng xử lý thông tin từ tất cả các hệ thống một khi thông tin đã được số hóa. Máy tính điện tử kết hợp tất cả các ưu thế của các công nghệ thông tin khác, xử lý thông tin ở tốc độ cao, tạo ra các thông tin mới và biến đổi thông tin từ hệ thống mã hóa này sang hệ thống mã hóa khác được sử dụng trong việc kết nối với bất k một công nghệ khác. máy tính điện tử cũng cung cấp những khả năng không hạn chế trong việc xử lý thông tin và tạo thông tin. Máy tính điện tử cũng có thể được sử dụng để phát triển mạnh hơn các hệ thống thông tin khác.

Mối quan hệ cơ bản của máy tính điện tử cho giảng dạy không chỉ là việc xử lý dữ liệu mà khả năng của nó còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn cho tất cả các hệ thống thông tin khác. Ví dụ, nhiếp ảnh có thể được cải thiện bằng việc sử dụng các máy chụp ảnh kỹ thuật số mà nó có thể tự động điềuchỉnh độ sáng và khoảng cách đến đối tượng. Từ góc độ này công nghệ thông tin mới trong giáo dục bao gồm:

Quá trình truyền thông của cầu truyền hình kiểu hội nghị từ xa (teleconference), dạy học qua điện thoại, viết từ xa.

Những sự phát triển vượt bậc trong việc sản xuất hình ảnh động trong các băng và đĩa hình kết hợp với máy tính điện tử tạo ra các hệ thống hình ảnh tương tác.

Các hệ thống âm thanh tương tác.

Các hệ thống phát tin gồm cả vệ tinh, thông qua đó các chương trình giảng dạy và thông tin có thể đến được từ khoảng cách xa bằng sóng radio và các các hệ thống vi ba v.v...

Bảng trắng (bảng điện tử) và,

Cuối cùng là máy tính và phần mềm máy tính.

Khi các công nghệ thông tin mới được thảo luận tất nhiên nhiều sự chú ý tập trung vào máy tính do tính chất đa năng của nó. Những ưu điểm của nó trong việc kết hợp với các công nghệ khác bao gồm:

Cho tốc độ cao trong việc xử lý thông tin.

Khả năng thích ứng với nhiều kiểu định dạng và các hệ thống mã hóa. Tiềm năng lớn trong việc xử lý và lưu trữ thông tin.

Thuận lợi trong việc định dạng các gói thông tin (đĩa compact...) Các kỹ thuật thao tác khá dễ dàng.

Chi phí của công nghệ khá thấp.

Thích hợp với các điều kiện và cách thức của người sử dụng.

Máy tính điện tử thu hút được sự chú ý bởi vì nó được đánh giá như là tác nhân thay đổi chính cho tương lai. Người ta dự tính rằng trong tương lai gần đa số các công việc sẽ được làm thông qua máy tính vì thế máy tính như một công nghệ trở thành một đối tượng quan trọng đối với hệ thống giáo dục.

Trong hai mươi năm vừa qua, đã và đang có sự phát triển vượt bậc trong việc tạo ra một loạt những công nghệ với khả năng cải thiện chất lượng dạy và học (Taylor, 1995). Ngoài các công nghệ truyền thống như công nghệ in, phát thanh và truyền hình, các công nghệ mới sau đây mang đến những cơ hội nâng cao chất lượng giảng dạy: băng tiếng, băng hình, các chương trình học dựa vàomáy tính, hình ảnh tương tác (đĩa và băng), CDTV, hội nghị qua việc truyền tiếng từ xa (Audio- teleconferencing), các hệ thống truyền thông hình tiếng (như Smart 2000), cầu truyền hình. Trong thời gian gần đây, các công nghệ đó đã được bổ sung bằng những cơ hội của sự tương tác và tiếp cận các nguồn thông tin thông qua hệ thống mạng truyền thông máy tính quen thuộc là “Internet”.

Công nghệ truyền thông tin một cách đơn giản dưới dạng các gói thông tin và hướng dẫn để sinh viên tiếp cận với những tri thức giáo dục. Vấn đề ở đây là chất lượng của nội dung giảng dạy hơn là những đặc điểm vốn có của phương tiện giảng dạy được sử dụng. Clark (1993) nhấn mạnh rằng những công nghệ giáo dục “chỉ là những chiếc xe chuyển những bài học nhưng không tác động đến thành tích của sinh viên nhiều hơn chiếc xe thùng chở thực phẩm để tạo ra sự thay đổi về dinh dưỡng của chúng ta” (trang 445). Taylor (1995) mở rộng cách nhìn này bằng cách đưa ra luận điểm là người giảng viên có thể có quanh mình một đội ngũ kỹ thuật viên, các nghệ sĩ đồ hoạ, các chuyên gia tính toán để làm thay đổi cách thức chuyên chở nội dung giáo dục mà không tạo ra một sự gia tăng đáng kể nào trong tính hiệu quả sư phạm. Quá trình then chốt để cải thiện chất lượng của việc dạy và học trong cách nhìn của Taylor (1995) là thiết kế chương trình giảng dạy là lĩnh vực đã và đang nhận được sự tăng cường đáng kể những lợi thế mới đây của khoa học giảng dạy, khoa học nhận thức, và trí tuệ nhân tạo, và các hệ thống chuyên gia đặc biệt. Quá trình thiết kế chương trình giảng dạy đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng hệ thống kiến thức và kỹ năng nhận thức có liên quan mà chúng cung cấp cơ sở đánh giá chuyên gia cho một chương trình môn học cụ thể. Cách tiếp cận này đòi hỏi việc áp dụng các kỹ thuật như phân tích chức năng nhận thức, phát triển các khái niệm, và sản xuất tri thức (knowledge engineering).

Bảng 3. Các thế hệ của cô ng nghệ giáo dục

C ô ng nghệ Những đặc điểm

Thời gian Địa điểm Ti ến độ Tương tác Thế hệ thứ nhất-Mô hình trước khi

Những đặc điểm

C ô ng nghệ Tính linh hoạt

Thời Địa Ti ến Tương

gian điểm độ tác

• In Có Có CÓ Không

• Bảng viết Có Có Có Không

Thế hệ thứ hai- hình Đa phương tiện truyền th ô ng

• In Có Có Có Không

• Bảng viết Có Có Có Không

• Băng tiếng Có Có Có Không

• Băng hình Có Có Có Không

• Học tập dựa vào máy tính (như CML/CAL)

Có Có Có Có

• Hình ảnh tương tác Có Có Có Có

Thế hệ thứ b a-Mô hình học từ xa

• Audioteleconferencing Không Không Không Có

• Videoconference Không Không Không Có

• Truyền thông hình tiếng từ xa Không Không Không Có

(như Smart 2000)

• Phát thanh/truyền hình và Audioteleconferencing

Không Không Không Có

Thế hệ thứ tư-Mô hình học tập linh hoạt

• Đa phương tiện truyền thông Có Có Có Có

tương tác (IMM, CD-ROM)

• Truyền thông Máy tính-Phương tiện (CMC, Email, Cosy...)

Có Có Có Có

Nguồn: Okebukola (1997)

phép sinh viên tiếp cận đến giảng viên một cách tuỳ ý, khi lối sống và thời gian cho phép. Cũng như vậy, sự truy nhập vào mạng Internet tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tương tác mà không mất đi lợi ích của cách tiếp cận linh hoạt, bởi vì nó có thể được sử dụng để hỗ trợ cho truyền thông không đồng bộ. Tính linh hoạt như thế, về phương diện sư phạm sẽ giúp sinh viên học tập tuỳ theo tiến bộ bản thân. Trong lúc xu thế phát triển học tập linh hoạt kiểu “công nghệ gián tiếp” không có khả năng thay đổi trong nhiều bối cảnh của giáo dục và đào tạo, điều cần nhấn mạnh là việc sử dụng nhiều phương tiện giảng dạy không tự động nâng cao được chất lượng của việc giảng dạy và học tập.

Bảng 4. Những ưu điểm và nhược điểm của công nghệ mới ____________________trong giáo dục___________________

Ưu điểm Khiếm khuyết

•Sử dụng khá dễ dàng như một tư liệu giảng dạy

•Dễ dàng trong việc chạy thử và mô

phỏng

•Dễ dàng lưu trữ và xử lý số liệu

•Dễ tiếp cận tài liệu

•Truy cập thông tin nhanh

•Dễ dàng truy cập với các chương trình bên ngoài

•Thuận lợi trong giáo dục từ xa

•Được sử dụng và phát triển có hiệu

quả, các công nghệ mới chứng

tỏ là

công cụ mạnh và hiệu quả trong việc dạy và học.

•Giúp cho giảng viên dạy được nhiều hơn và tốt hơn, và tích hợp

được việc học tập của họ.

• Nhóm họp một số lượng lớn các chuyên gia những người ở xa

• Chi phí cao

• khó khăn đối với người sử dụng và

duy trì việc đào tạo nhân viên

• Khó khăn trong việc cung cấp điện năng

• Các nguồn lực không đồng đều để

đến với phần cứng (máy) và phần

mềm cần thiết cho việc phát triển

công nghệ mới

• Ngay cả nơi thiết bị có sẵn, thường xuyên có sự thiếu hụt các dịch vụ thích hợp (bảo trì, sử chữa và nâng cấp)

• Giảng viên không được đào tạo thích hợp để hiểu khái niệm về sư

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 165 - 174)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w