Mô tả hiện trạng

Một phần của tài liệu BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực (Trang 38 - 50)

Mức 1:

Nhà trường đã xây dựng phòng giáo dục nghệ thuật, phòng học tin học, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội đáp các yêu cầu tối thiểu các hoạt động giáo dục [H1-1.1-01]; [H3-3.1-02]; [H1-1.6-04].

Trường có một khối phòng hành chính - quản trị gồm phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, phòng Hội đồng, Văn thư, Kế toán đáp ứng các yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường [H3-3.3-01]; [H3-3.3-02]; [H3-3.3-03]. ’

Khu để xe cho học sinh được bố trí hợp lý, an toàn. Nhà trường đã tiến hành xây thêm một khu để xe cho giáo viên tại trung tâm đảm bảo an toàn, trật tự [H3-3.3-04].

Mức 2:

Nhà trường có khối phòng phục vụ học tập và khối hành chính - quản trị theo quy định; 01 khu bếp, 01 nhà ăn đảm bảo điều kiện sức khỏe, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và học sinh [H3-3.3-01]; [H3-3.3-02]; [H3-3.3-05].

Có đầy đủ nơi lưu trữ hồ sơ (tủ đựng hồ sơ), tài liệu chung cho từng bộ phận [H3- 3.3-03]

Mức 3:

Nhà trường có khối phòng phục vụ học tập, phòng hành chính - quản trị có đầy đủ các thiết bị, được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động giáo dục [H3-3.1-02]; [H3-3.3-02]; [H3-3.3-03]. Có khu bảo vệ riêng cho nhân viên bảo vệ để đảm bảo an toàn trong trường học [H3-3.3-06].

2. Điểm mạnh:

Trường có đủ các khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành chính-quản trị tối thiểu phục vụ tốt cho công tác dạy và học, quản lý hành chính nhà trường.

Việc sắp xếp và bố trí trong phòng của khối phòng phục vụ học tập và phòng hành chính được bố trí, sắp xếp khoa học, hợp lý.

3. Điểm yếu:

Nhà trường còn thiếu 1 số phòng chức năng, một số phòng đã cũ và xuống cấp

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Báo cáo và tham mưu với UBND xã, phòng GD-ĐT có kế hoạch xây dựng nhà đa năng và các hạng mục công trình còn thiếu

5. Tự đánh giá Mức 1 Mức 1 Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ bá a Đạt a b Đạt b c Đạt - Đạt Kết quả: Đạt mức 3

Mức 1:

a) Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

b) Hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Mức 2:

a) Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;

b) Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

1. Mô tả hiện trạngMức 1: Mức 1:

Nhà trường có 03 điểm trường nhưng chỉ có điểm trường trung tâm có khu vệ sinh riêng cho nam, nữ giáo viên, nhân viên và 01 khu vệ sinh riêng cho nam, nữ học sinh; các khu vệ sinh đều được dọn vệ sinh hàng ngày không có mùi hôi và không gây ô nhiễm môi trường. Vị trí nhà vệ sinh phù hợp, thuận tiện với cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. Tuy nhiên vẫn còn điểm trường làng La không có nhà vệ sinh. Các điểm trường còn lại có nhà vệ sinh nhưng vào mùa khô lượng nước không đủ dùng cho việc vệ sinh. [H3-1.03-14].

Nhà trường không có hệ thống thoát nước. Tất cả các điểm trường đều sử dụng nguồn nước giếng phục vụ cho việc vệ sinh của CBGVNV và HS; Chỉ có điểm trường trung tâm được trang bị 2 máy lọc nước đảm bảo nước uống sạch cho giáo viên và học sinh.[H3-1.03-15].

Mỗi điểm trường đều có hố rác; hô rác được đào cách xa lớp học. Hàng ngày, rác được tập trung về hố và đốt dọn sạch sẽ. Rác thải nhà trường tự xử lý.Không có hợp đồng với công ty xử lý rác thải.[H3-1.03-16].

Mức 2:

Trường có 3 điểm trường nhưng chỉ có điểm trường trung tâm có khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định; 1 điểm trường có nhà vệ sinh. Điểm trường làng Khôi không có nhà vệ sinh.

Trường không có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. Nước các điểm trường sử dụng là nước giếng đào.

2. Điểm mạnh:

Nhà trường luôn chú trọng khâu vệ sinh của nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh. Hàng năm nhà trường đầu tư vét giếng nước; đào giếng, mắc điện ở các điểm làng để có nước sạch dọn dẹp vệ sinh.

3. Điểm yếu:

của nhà vệ sinh.

Nguồn nước sử dụng là nước giếng. Vào mùa khô giếng không có nước để phục vụ cho khâu vệ sinh.

Rác thải trường tự xử lý nên không đảm bảo theo quy định.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường cầ có kế hoạch nạo vét giếng để có nước phục vụ vệ sinh trong mùa khô.

Trang bị thêm hệ thống lọc nước ở các điểm trường để học sinh có nước sạch để uống. 5. Tự đánh giá Mức 1 Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ bá a Đạt a b Đạt b c Đạt - Đạt Kết quả: Đạt mức 2 Tiêu chí 3.5: Thiết bị Mức 1:

a) Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;

b) Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định; c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

Mức 2:

a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;

b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;

c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm.

Mức 3:

Thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạngMức 1: Mức 1:

Hiện tại nhà trường có 3 bộ máy vi tính, 2 bộ đèn chiếu và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động chung [H3-3.5-01]; [H1-1.6-04]

Thiết bị dạy học của trường đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định [H3-3.5-02]. Hằng năm nhà trường đã tổ chức kiểm kê, sửa chữa các thiết bị và có sổ quản lí tài

sản, tài chính[H1-1.6-04]; [H3-3.5-02].

Mức 2:

Hệ thống máy tính được kết nối Internet đã được kết nối phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, dạy học của giáo viên [H3-3.5-03]

Thiết bị dạy học của trường đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định[H3-3.5-01],

Hằng năm, nhà trường có kế hoạch bổ sung các thiết bị dạy học và vận động giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy [H1-1.6-04]; [H3-3.5-02].

Mức 3:

Thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được giáo viên khai thác, sử dụng khá triệt để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường [H3-3.5-01]; [H1-1.6-04].

2. Điểm mạnh:

Nhà trường quan tâm đầu tư đúng mức trang TBDH. Trong đó, có các TBDH thông minh, hiện đại: máy chiếu, bảng tương tác phục vụ cho việc dạy và học. Đội ngũ GV trẻ sử dụng, khai thác hiệu quả các TBDH hiện đại, thông minh.Những TBDH tự làm khá đẹp, có tính thẩm mỹ, phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học

3. Điểm yếu:

Một số thiết bị dạy học hỏng hóc, xuống cấp. Số lượng máy chiếu, tivi còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của GV

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong năm học tới, nhà trường sẽ cân đối nguồn ngân sách mua sắm thêm trang thiết bị và đề xuất cấp trên mua thêm đầu máy chiếu, tivi nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của GV.

Nâng cao hiệu quả hội thi làm đồ dùng dạy học để có các TBDH tự làm chất lượng và sử dụng được vào nhiều bài dạy khác nhau

5. Tự đánh giá Mức 1 Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ bá a Đạt a b Đạt b c Đạt c Đạt Kết quả: Đạt mức 3 Tiêu chí 3.6: Thư viện

Mức 1:

a) Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động dạy học;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu hoạt động dạy học của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh;

c) Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.

Mức 2:

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học đạt chuẩn trở lên.

Mức 3:

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học tiên tiến trở lên; hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

1. Mô tả hiện trạngMức 1: Mức 1:

Thư viện đã được trang bị đầy đủ sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu theo qui định nhằm phục vụ hoạt động dạy học [H3-3.6-01]; [H3-3.6-02],

Thư viện mở cửa hàng ngày trong tuần đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học của của giáo viên, học sinh [H3-3.6-01].

Thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo hằng năm [H3-3.6-03]; [H3-3.6-05].

Mức 2:

Thư viện của nhà trường đã hoàn tất làm hồ sơ, được Sở Giáo dục Đào tạo Gia Lai kiểm tra và công nhận thư viện trường học đạt chuẩn. Có đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu [H3-3.6-02]; [H3-3.6-03]; [H3-3.6-04].

Mức 3:

Thư viện chưa có máy tính, chưa kết nối Internet không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học. Nhà trường đã xây dựng các mô hình Thư viện: Thư viện xanh, Thư viện cầu thang, Thư viện góc lớp, thư viện đa năng để phát huy hết khả năng phục vụ đến người đọc [H3-3.5-02]; [H3-3.6-04]

2. Điểm mạnh:

Thư viện nhà trường bố trí tách biệt với khu học tập của HS, xây dựng được các thư viện góc lớp khá phong phú như: góc vẽ, góc truyền thống, góc mỹ thuật... Thư viện trường đạt Thư viện chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-GĐĐT. Hoạt động của thư viện đáp ứng tốt cho nhu cầu đọc sách, nghiên cứu tài liệu của GV, HS trong nhà trường.

3. Điểm yếu:

Số lượng các loại sách, báo, ấn phẩm chưa phong phú.

Nhà trường chưa xây dựng được thư viện xanh, thư viện ngoài trời.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Ở những năm tiếp theo, nhà trường chỉ đạo thủ thư nghiên cứu tham mưu cho lãnh đạo nhà trường nâng cao chất lượng các hoạt động thư viện xanh để hoạt động thư viện ngày càng phong phú, cuốn hút HS, GV đến với thư viện.

5. Tự đánh giá Mức 1 Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ bá a Đạt * b Đạt - c Đạt - Đạt Kết quả: Đạt mức 2 Kết luận về Tiêu chuẩn 3 1. Những điểm mạnh nổi bật

Nhà trường có diện tích và khuôn viên đủ, đúng quy định tại Điều lệ trường tiểu học. Cổng trường đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Biển tên trường theo đúng quy định, có tường, hàng rào cao tối thiểu 1.5m. Có nhiều cây xanh đảm bảo các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp và thoáng mát. Hệ thống khối phòng học đủ đảm bảo dạy học cả ngày, có đủ ánh sáng, thoáng mát, đã trang bị đầy đủ bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng chống lóa. Có các loại máy văn phòng phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục. Nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh. Thư viện trường hoạt động có hiệu quả. Hàng năm, thư viện được nhà trường bổ sung thêm sách báo và tài liệu. Đảm bảo các thiết bị, ĐDDH theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các thiết bị, ĐDDH được bảo quản khá tốt.

2. Những điểm yếu cơ bản

Bên cạnh đó về cơ sở vật chất nhà trường có điểm yếu là khu vệ sinh chưa phù hợp với cảnh quan trường học, chưa thuận tiện, nhà vệ sinh đã xuống cấp.

3. Kết quảMức 1: Mức 1:

+ Số lượng tiêu chí đạt 6/6 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100% + Số lượng tiêu chí không đạt: 0/6 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 0% Mức 2:

+ Số lượng tiêu chí đạt 6/6 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100% + Số lượng tiêu chí không đạt: 0/6 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 0% Mức 3:

+ Số lượng tiêu chí đạt 4/5 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 80% + Số lượng tiêu chí không đạt: 1 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 20%

Kết luận: Đạt mức 2

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mở đầu

Nhà trường, gia đình và xã hội là ba môi trường quan trọng trong quá trình GD phát triển nhân cách HS. Sự phối kết hợp giữa ba môi trường GD này là một nhiệm vụ quan

trọng trong KH phát triển GD của nhà trường. Trong những năm học qua, nhà

trường đã

thực hiện tốt công tác phối kết hợp các lực lượng xã hội và công tác xã hội hóa GD. Đã

huy động được các lực lượng vào quá trình GD và thực hiện nhiệm vụ mỗi năm học. Đặc

biệt chú trọng trong các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè

mang lại

hiệu quả và góp phần không nhỏ trong Chuyên đề “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp,

an toàn”, nâng cao chất lượng GD. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác GD toàn diện

cho học sinh, nhà trường đã tích cực tham mưu với các ban ngành, đoàn thể các cấp chính quyền địa phương nhằm thực hiện tốt công tác vận động HS ra lớp, duy trì sĩ số HS và nâng cao chất lượng GD toàn trường.

Ngoài ra, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc động viên tinh thần cho CBGVNV của trường. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện HS và các hoạt động GD khác.

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh

Mức 1:

a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Mức 2:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp.

Mức 3:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạngMức 1: Mức 1:

Nhà trường có các thành viên trong Ban Đại diện cha mẹ học sinh như Trưởng ban, Phó trưởng ban, các thành viên, có các chi hội Cha mẹ học sinh ở tất cả các lớp và được thành lập theo qui định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh [H4-4.1-01].

Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường theo từng năm học [H4-4.1-02].

Các kế hoạch của Ban ĐDCMHS đưa ra được thực hiện đúng tiến độ [H4-4.1-02].

Một phần của tài liệu BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w