1.3. Các yếu tố ảnh huởng tới phát triển cho vay các doanh nghiệp siêu nhỏ và cận
1.3.2. Nhân tố khách quan
a. Sự tác động của môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế: Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó
tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác nền kinh tế phát
triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu
tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do
đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do đó dư thừa ứ đọng vốn,
không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp. Đồng thời,
một nền kinh tế phát triển, cạnh tranh, sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, có cạnh tranh sẽ có phát triển, khi đó sẽ xuất hiện nhiều cơ
hội đầu tư và có khả năng đạt lợi nhuận cao. Như vậy, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp sẽ càng cao, và ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng tín dụng, đồng thời có thêm nhiều khách hàng mới tiềm năng.
- Môi trường chính trị: Một môi trường chính trị ổn định như ở Việt Nam tạo tiền đề để các DNSN&CSN yên tâm sản xuất, kinh doanh. Nhà nước luôn có các
hàng thương mại và DNSN&CSN gặp nhau. Do vậy, hoạt động cho vay sẽ phát triển hơn với DNSN&CSN.
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý ngân hàng trên thế giới và Việt Nam đang thay đổi theo hướng chặt chẽ, thận trọng hơn đối với những rủi ro hệ thống tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng, đặc biệt là các định chế tài chính
có ảnh hưởng toàn cầu. Một môi trường pháp lý chắc chắn, lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng thương mại và DNSN&CSN phát triển an toàn và ổn định. Bên cạnh đó, với hành lang pháp lý chắc chắn sẽ tạo ra một sân chơi công bằng cho các thành phần kinh tế nói chung và các DNSN&CSN nói riêng. Đó
là cơ hội cho các DNSN&CSN có thể phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác trong và ngoài nước khi nền kinh tế đang dần hội nhập sâu rộng. Đồng thời, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để ngân hàng thương mại tiếp cận và phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng này.
- Môi trường tự nhiên: Khi điều kiện tự nhiên có nhiều biến động bất thường, không thuận lợi như hạn hán, bão lũ,... sẽ dẫn tới khó khăn cho các doanh nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Những hậu quả khôn lường của thiên tai
sẽ khiến nhiều doanh nghiệp trong vùng ảnh hưởng chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhất là các DNSN&CSN, vốn ít, khi bị ảnh hưởng sẽ dễ lâm vào tình trạng phá sản và các khoản nợ rơi vào tình trạng nợ xấu hoặc mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Và
khi đó uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút, doanh nghiệp dễ bị xếp hạng tín dụng giảm. Bởi vậy, môi trường tự nhiên thuận lợi, tạo điều kiện cho DNSN&CSN phát triển thuận lợi, ngân hàng thương mại hạn chế được rủi ro, tạo điều kiện cho sự phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng này.
- Môi trường văn hóa - xã hội: Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa từng vùng miền, từ thói quen của người dân và nó chi phối mạnh
hàng thương mại cũng nắm được những tính chất đặc thù của từng doanh nghiệp tại từng địa bàn để đưa ra những chính sách tiếp cận, khai thác phù hợp. Các hiểu biết về môi trường văn hóa - xã hội giúp cho hoạt động cho vay được giảm thiểu rủi ro và phát triển
b. Sự tác động của môi trường vi mô
- Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm theo quy định của ngân hàng nhà nước: Hoạt động cho vay của một ngân hàng thương mại phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được cho phép của ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ này lớn, kết hợp với
chính sách của ngân hàng thương mại ưu tiên tập trung phát triển nhóm khách hàng
DNSN&CSN sẽ tạo điều kiện cho nhóm khách hàng này và chính ngân hàng thương mại có cơ hội gặp nhau, gia tăng phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng này.
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng: Mạng lưới hoạt động rộng lớn, các chi nhánh, phòng giao dịch hiện hữu nhiều khu vực địa lý giúp tăng tính cạnh tranh
với các
ngân hàng thương mại khác, đồng thời giúp ngân hàng khai thác triệt để các đối tượng
khách hàng trên địa bàn. Khi ngân hàng có nhận thức, hiểu biết nhiều hơn đối với các
khách hàng trên địa bàn sẽ đưa ra những giải pháp tài chính phù hợp, tạo điều
kiện cho
ngân hàng phát triển hoạt động cho vay đồng thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
- Đối thủ cạnh tranh: Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, sự phát triển của ngành ngân hàng kéo theo sự thành lập của rất nhiều ngân hàng. Khi có nhiều ngân
hàng được thành lập, đồng nghĩa với việc phải chia sẻ khách hàng và thị trường với
thị phần và có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. c. Từ phía các doanh nghiệp:
- Quy mô vốn tự có và năng lực của DNSN&CSN: Đây là điều kiện quan trọng hàng đầu mà ngân hàng cần xem xét, đánh giá kỹ càng truớc khi cho doanh nghiệp vay vốn để tránh những rủi ro không mong muốn. Các DNSN&CSN có quy
mô vốn nhỏ, năng lực tài chính không mạnh nên việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu khá khó khăn. Tuy nhiên, một lợi thế đã phân tích ở trên của các DNSN&CSN là với một quy mô sản xuất nhỏ sẽ giúp các doanh nghiệp này dễ thích nghi, dễ thay đổi với những biến động nền kinh tế hơn các doanh nghiệp lớn, hay việc đua ra những quyết định cũng đơn giản hơn khi thị truờng có thay đổi. Mặt khác, các DNSN&CSN thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi sản xuất, phù hợp với nhu cầu thị truờng.
- Sự minh bạch về thông tin tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ: Các báo cáo tài chính đuợc kiểm toán độc lập là cơ sở giúp ngân hàng đánh giá
và thẩm định về tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng hơn.
- Phương án sản xuất kinh doanh: Cùng với tài sản đảm bảo của doanh nghiệp truớc mỗi khoản vay thì một dự án, phuơng án sản xuất kinh doanh khả thi cũng là một trong những yếu tố chính để ngân hàng thuơng mại đua ra quyết định có cho DNSN&CSN vay vốn hay không và khối luợng vốn cho vay là bao nhiêu.
- Năng lực quản lý và tầm nhìn của lãnh đạo: Trình độ chuyên môn của nhân viên và cán bộ quản lý và tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ảnh huởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp: Rủi ro đạo đức sẽ khiến gia tăng các khoản nợ xấu, nợ khó đòi của Ngân hàng thuơng mại. Do vậy, với những doanh nghiệp là khách hàng mới, chua có quan hệ thân thiết với ngân hàng, ngân hàng sẽ hạn chế số luợng tiền cho vay. Sau nhiều hợp đồng tín dụng, ngân hàng
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nhằm làm rõ lý luận về phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hai Bà Trung, chuơng 1 đã tập trung phân tích một số vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ lý luận chung về hoạt động cho vay các doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ. Trong đó, làm rõ thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ, vai trò của nhóm doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Từ đó, hiểu đuợc cho vay, các hình thức cho vay áp dụng với các doanh nghiệp siêu nhò và cận siêu nhỏ hiện nay. Các nhân tố ảnh huởng đến hoạt động cho vay nhóm khách hàng này.
Thứ hai, từ những cơ sở của hoạt động cho vay nói chung, luận văn đưa ra khái niệm về phát triển cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ và vai trò của phát triển cho vay với nhóm khách hàng này. Từ các nhân tố ảnh huởng đến phát triển cho vay, tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ.
Cơ sở lý luận trong chuơng 1 chính là tiền đề quan trọng cho việc phân tích thực trạng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hai Bà Trung, trên cơ sở đỏ đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đôi - Chi nhánh Hai Bà Trung nói riêng.
trọng trọn g trọn g tiền trọn g
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ VÀ CẬN SIÊU NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI -