hàng tiềm năng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Mặt khác, khi doanh nghiệp phát triển với những phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, sự gắn kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ được phát triển hơn. Trong hiện tại và tương lai, các Ngân hàng thương mại sẽ đẩy mạnh việc cho vay các DNSN&CSN, các doanh nghiệp loại này chiếm một vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng.
- Phát triển cho vay DNSN&CSN tạo ra khoản lợi nhuận lớn cho các ngân hàng, mặc dù rủi ro từ nghiệp vụ này cũng không ít
Khi hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, đó cũng là khoản thu giúp ngân hàng chi trả những chi phí như chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí huy động vốn, chi phí quản lý, lương cho cán bộ, nhân viên, ...
- Phát triển cho vay DNSN&CSN sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM
Mặt khác, có thể đánh giá hoạt động cho vay DNSN&CSN là một hoạt động có nhiều lợi ích cho tương lai, vì hoạt động này sẽ giúp các ngân hàng thương mại tăng cường quan hệ với các DNSN&CSN, đồng thời mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các Ngân hàng thương mại khác nói chung và các tổ chức tài chính nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Ngân hàng thương mại trong tương lai.
1.2.2.2. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ
- Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNSN&CSN được liên tục. Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững để cạnh tranh thì luôn cần phải cải tiến công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, đa dạng hóa mẫu mã, mặt hàng,. để năng suất lao động được tăng cao, chất lượng sản phẩm được cải thiện. Nhưng thực tế cho thấy, không một doanh
nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần những nguồn vốn bổ sung mà chủ yếu là từ nguồn vốn vay ngân hàng. Nguồn vốn này giúp cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng
doanh. Từ đó đảm bảo quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đuợc liên tục.
Hiệu quả từ việc nhận vốn cho vay từ các NHTM thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các doanh nghiệp với lãi suất phù hợp và các thủ tục vay đơn giản, tận dụng đuợc cơ hội của doanh nghiệp, cách thức thanh toán phù hợp với doanh nghiệp và luật pháp hiện hành. Qua đó tạo cho doanh nghiệp khả năng duy trì, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh tăng hiệu quả kinh doanh.
- Hoạt động cho vay DNSN&CSN của ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNSN&CSN. Khi muốn vay vốn từ Ngân hàng thuơng mại, doanh nghiệp cần có một phuơng án sản xuất kinh doanh khả thi, đòi hỏi việc sử dụng vốn không những đúng mục đích mà còn phải hiệu quả để lợi nhuận tối đa. Khi đuợc ngân hàng giải ngân, doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn vay đuợc vào đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng hai bên đã ký kết, doanh ngiệp sẽ tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả đuợc nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng đúng hạn và đảm bảo việc kinh doanh có lãi. Từ đó có thể nói rằng, những áp
lực từ hợp đồng tín dụng sẽ góp phần không nhỏ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Hoạt động cho vay DNSN&CSN của ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNSN&CSN. Nguồn vốn vay Ngân hàng thuơng mại chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối uu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các DNSN&CSN, do hạn chế về vốn nên trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn và nếu sử dụng vốn tự có thì giá vốn sẽ cao, điều đó khiến giá thành
sản phẩm cao, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị truờng. Để đạt đuợc hiệu quả kinh doanh thì các DNSN&CSN phải có một cơ cấu vốn hợp lý. Và thực tế chứng minh
rằng, cơ cấu vốn hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất. Ngoài ra, hoạt động cho vay của ngân
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh việc phát triển hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ