Bài học rút ra cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh

Một phần của tài liệu 1002 phát triển dịch vụ NH bán buôn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 117)

nhánh Bắc Hưng Yên

Thứ nhất, Căn cứ trên quy trình tín dụng của Hội sở BIDV, BIDV Bắc Hưng Yên xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định cho vay và thu nợ, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, gây mất thời gian cho khách hàng.

Thứ hai, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các NH quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.

Thứ ba, Chính sách chăm sóc khách hàng rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Việc chăm sóc khách hàng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo nên uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng. Việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt lâu dài với khách hàng cũng góp phần quan trọng trong việc củng cố lòng trung thành của khách hàng với ngân hàng.

Công tác tập huấn đào tạo cán bộ đặc biệt quan trọng vì đây chính là yếu tố quyết định làm nên sự thành công cho ngân hàng. Nâng cao trình độ của nhân viên, xây dựng chuẩn mực phong cách phục vụ khách hàng. Quán triệt c ho nhân

viên biết được tầm quan trọng phát triển dịch vụ NHBB. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lượng cao (nhận thức, tầm nhìn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong giao dịch, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp),

ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động NHBB, tối đa hóa giá trị nguồn nhân lực và duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

Thứ tư, xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng. Việc chấm điểm khách hàng có thể dựa trên mô hình phù hợp. Sau khi có kết quả chấm điểm khách hàng, ngân hàng cần đưa ra những chính sách đối xử với từng khách hàng.

Thứ năm, sử dụng những biện pháp hỗ trợ như thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay, phân chia giới hạn rủi ro... giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến DVNH bán buôn:

Thứ nhất, Luận văn nêu ra lý thuyết cơ sở về dịch vụ, DVNH bán buôn được thể hiện qua khái niệm, đặc điểm, vai trò và các DVNH bán buôn cụ thể.

Thứ hai, Luận văn đưa ra khái niệm và những luận cứ về sự cần thiết phát triển DVNH bán buôn. Bên cạnh đó, luận văn cũng đi vào phân tích những nhân tố tác động đến phát triển DVNH bán buôn của NHTM để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với phát triển DVNH bán buôn. Tiêu chí định lượng, định tính và nhân tố phản ánh sự phát triển của DVNH bán buôn cũng được tác giả phân tích.

Thứ ba, Chương 1 của luận văn cũng trình bày quá trình phát triển DVNH bán buôn của Ngân hàng Citibank, Ngân hàng Bank of NewYork và DBS Group. Và sau cùng là những bài học kinh nghiệm được rút ra trong việc phát triển DVNH bán buôn cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.

Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM - CHI NHÁNH BẮC HƯNG YÊN

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

ĐẦU

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HƯNG YÊN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại

cổ phần Đầu

tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hưng Yên

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo nghị định số177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát nguồn vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước. Trải qua 62 năm hình thành và phát triển NHĐT&PTVN đã có những tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957 - Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 23/04/2012. Qua các giai đoạn, BIDV Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng tài sản, nguồn vốn và tín dụng hàng năm trên 20%, đến nay BIDV đã có 190 chi nhánh và 850 phòng giao dịch, 1.823 ATM và 34.000 POS trên toàn quốc với gần 25.000 cán bộ.

Từ 01/05/2012, BIDV bắt đầu hoạt động với tư cách của một NHTMCP, đây thực sự là cuộc cách mạng, là sự chuyển đổi căn bản hoạt động của BIDV sau 55 năm thực hiện nhiệm vụ, vai trò của một NHTMNN. Quá trình cổ phần hóa sẽ tạo cho BIDV một mô hình mới, năng động và hiệu quả; Tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; Tạo sự thúc đẩy để củng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu.

BIDV Hưng Yên được thành lập vào tháng 2 năm 1997 ngay sau khi tái lập tỉnh

Hưng Yên. Trong quá trình xây dựng và phát triển, BIDV Hưng Yên đã đóng góp một

Hưng Yên và BIDV Thành Phố Hưng Yên. Trụ sở của BIDV Hưng Yên tại Ngã Tư Phố Nối, Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên nay là trụ sở của BIDV Bắc Hưng Yên.

BIDV Bắc Hưng Yên hoạt động trên địa bàn công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc, cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ

đang là chủ đạo. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như Phố Nối A, Phố Nối B, khu công nghiệp dệt may, khu công nghiệp Thăng Long II (Mitsutomo

Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp

nhỏ Kim Động,... Ngoài ra địa bàn còn có các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch

rất hiện đại và văn minh như: khu Đô thị Ecopark (Văn Giang), khu Đô thị Phố Nối B,

khu Việt kiều, đây các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang được xây dựng nhiều đang dần biến nơi đây thành trung tâm giải trị chính của vùng,...Hoạt động

tài chính ngân hàng trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt với sự góp mặt của 15 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và 59 phòng giao dịch chủ yếu tập trung tại huyện Mỹ Hào.

Trong 22 năm qua bản thân BIDV Bắc Hưng Yên đã không ngừng phấn đấu cải tiến phương pháp hoạt động, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân trên địa bàn. BIDV Bắc Hưng Yên là đơn vị đầu tiên trên địa bàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, và đã nhanh chóng khẳng định được vị trí là một trong những chi nhánh chủ lực của BIDV tại cụm động lực đồng bằng Bắc Bộ.

Đội ngũ hơn 100 cán bộ với 90% cán bộ nhân viên là đoàn viên thanh niên được

đào tạo chính quy tại các trường công lập, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năng

động sáng tạo và nhiệt tình trong công tác. Các mảng nghiệp vụ đa dạng, cung cấp nhiều

- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 8,44% - Công nghiệp, xây dựng 62,15% -Thương

mại - Dịch vụ 29,41%;

2- Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,5 triệu đồng; 3- Kim ngạch xuất khẩu đạt 4.750 triệu USD;

4- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 14.450 tỷ đồng (Thu nội địa 11.000 tỷ đồng)

5- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%; tỷ lệ hộ nghèo còn 2%,; tạo thêm việc làm mới đạt cho 2,5 vạn lao động;

6- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới) đạt kế hoạch 99,4%; 7- Tỷ lệ làng văn hóa, khu phố văn hóa đạt 88,5%, gia đình văn hóa đạt 91%.

(Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020 của UBND tỉnh Hưng Yên).

Với những kết quả đạt được nêu trên, tỉnh Hưng Yên thật sự là một địa bàn hết sức thuận lợi để phát triển các dịch vụ Tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng.

Cùng với sự phát triển của Tỉnh, bản thân BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên đã không ngừng phấn đấu cải tiến phương pháp hoạt động, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân trên địa bàn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư

phát triển

Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hưng Yên

Từ 01/10/2008, Chi nhánh tiến hành hoạt động theo mô hình hiện đại hoá TA2 do Ngân hàng thế giới tài trợ. Mô hình tổ chức của Chi nhánh bao gồm:

+ Ban lãnh đạo: 01 Giám đốc, 03 Phó giám đốc

+ Các phòng ban nghiệp vụ được bố trí thành 05 khối với 13 phòng

Khối quan hệ khách hàng (2 phòng): Phòng khách hàng Doanh nghiệp, Phòng khách hàng Cá nhân.

Khối quản lý rủi ro (1 phòng): Phòng Quản lý rủi ro.

Khối tác nghiệp (4 phòng): phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân, phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng Quản trị

CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng 2018/201 7 Tăng trưởng 2019/201 8 TỔNG TÀI SẢN 3.561.24 8 4.316.23 5 5.320.771 21% 23%

I. Tiền mặt, tiền gửi và các khoản tương đương tiền

36.24 7 24.48 9 29.65 0 -32% 21% 1. Tiền gửi tại NHNN và

các TCTD ____________ 2. Chứng khoán đầu tư 3. Các công cụ tài chính phái sinh________________ II. Tổng dư nợ cho vay

ròng 3 3.467.53 5 4.232.11 5.231.943 22% 24% 1. Dư nợ cho vay TCTD

2. Dư nợ cho vay khách hàng____________________ 3.498.08 7 4.289.67 3 5.288.762 23 % 23% 3. DPRR________________ 30.55 57.55 56.81 88 -1% III. Tài sản cố định________ 12.37 0 4 13.71 0 13.04 11% -5%

Khối Quản lý nội bộ (3 phòng): Phòng Tài chính - Ke toán, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Ke hoạch - Tổng hợp.

Khối trực thuộc (3 phòng): Phòng giao dịch Văn Lâm, Phòng giao dịch Khoái Châu, Phòng giao dịch Văn Giang.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên

(Nguồn: Báo cáo cơ cấu tổ chức 2019 của BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên)

Theo mô hình này, cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Hưng Yên đảm bảo gọn nhẹ, hợp lý nhưng vẫn đảm bảo tách bạch các khối chức năng và yêu cầu quản lý rủi ro. Đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý NHTM theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế mà vẫn đảm phù hợp với các quy định của pháp luật, môi trường và tập quán kinh doanh của Việt Nam. Qua đó tạo bước đột phá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung và quản trị rủi ro.

2.1.3. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu tại BIDV Bắc Hưng Yên

giai đoạn

2017-2019

Hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Hưng Yên không ngừng phát triển trong các năm qua. Từ con số tổng tài sản hơn 40 tỷ khi mới thành lập (nhận bàn giao dư nợ từ BIDV Hải Hưng), đến nay, mặc dù đã được tách thành 02 Chi nhánh hoạt động trên địa bàn tỉnh nhưng quy mô tổng tài sản của BIDV Bắc Hưng Yên năm 2019 đã đạt ở mức trên 5.321 tỷ đồng, cụ thể qua giai đoạn 2017 - 2019:

Bảng 2.1: Bảng tổng kết tài sản năm 2017-2019

- Nhận tiền gửi Kho bạc 15.00 0 15.33 4 15.00 0 2% -2% - Tiền vay NHNN, BTC, TCTD kháC_______ 3.81 4 2.735 2.438 -28% -11%

II. Tiền gửi khách hàng và 2.324.11 9 2.823.18 1 3.720.067 21% 32% III. Tài sản nợ khác 1.175.23 8 1.420.74 8 1.499.959 21% 6% IV. Vốn chủ sở hữu (Vốn và các quỹ)_________________ 43.07 7 54.23 7 83.30 7 26% 54%

9 6 %

1 - Thu nhập thuần từ lãi 68.02 1

120.78

9 173.810 78%

44 %

2- Thu nhập thuần từ hoạt động 25.22 5 27.01 8 27.35 2 7% ________ 1% 3- Thu nhập thuần từ hoạt động

kinh doanh ngoại hối

4.10 7 4.869 5.729 19% % 18 4- Thu nhập khác (58 4) (26.340) (37.163) II- Tổng chi 53.69 1 9 72.09 1 86.42 34% % 20 1- Chi phí hoạt động 41.53 9 6 50.84 3 59.87 22% % 18 2- Chi phí dự phòng rủi ro 12.15 2 21.25 3 26.54 8 75% 25 %

III- Lợi nhuận trước thuế 43.07

8 7 54.23 7 83.30 26% % 54

IV- Thuế TNDN phải nộp 9.47 7 11.93 2 16.66 1 26% 40 %

V- Lợi nhuận sau thuế 33.60 1 42.30 5 66.64 6 26% 58 %

(Nguồn: Báo cáo quyết toán 2017-2019 của BIDVBắc Hưng Yên)

Với nhiều nỗ lực và cố gắng của Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên, hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Hưng Yên ngày càng phát triển và gia tăng mạnh mẽ. Tổng tài sản của Chi nhánh tăng đều qua các năm tăng trưởng ổn định. Với chức năng tài chính luân chuyển vốn, cũng là tổ chức tín dụng nên trên 95% tài sản của Chi nhánh là dư nợ cho khách hàng vay, phần nhỏ còn lại là tài sản khác.

Nguồn vốn của chi nhánh được cấu thành từ 3 nguồn chính đó là: Tiền gửi của Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng khác; Tiền gửi huy động của khách hàng và các tài

sản nợ (vốn vay) khác. Việc kết cấu của nguồn vốn nhiều thành phần giúp chi nhánh chủ động hơn trong kênh huy động nguồn vốn. Lượng vốn huy động của khách hàng (dân cư và tổ chức kinh tế) lớn thể hiện ưu thế trong kinh doanh của chi nhánh.

Vốn chủ sở hữu: Từ 43 tỷ đồng năm 2017 thì đến năm 2019 con số này lên tới 83 tỷ đồng, điều này cho thấy chi nhánh hoạt động kinh doanh tốt và thường xuyên bổ sung vốn và các quỹ dự trữ.

Kết quả kinh doanh của Chi nhánh có mức tăng trưởng tốt, những năm gần đây chi nhánh luôn được xếp loại là đơn vị kinh doanh suất xắc của hệ thống. Cụ thể kết quả kinh doanh của BIDV Bắc Hưng Yên từ năm 2017 đến năm 2019 được thể hiện trong bảng sau:Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh năm 2017 - 2019

Với những kết quả đạt được từ các mặt hoạt động, kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh luôn đạt hiệu quả tốt. Năm 2019, để xử lý dứt điểm các khoản nợ khó đòi, làm lành mạnh tình hình tài chính, chi nhánh đã trích 12 tỷ đồng từ lợi nhuận để xử

lý nợ, lợi nhuận của chi nhánh chỉ còn hơn 43 tỷ đồng. Đến hết năm 2019, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đã đạt 83,3 tỷ đồng đạt 111% kế hoạch được giao (75 tỷ đồng), tăng 40 tỷ đồng tương đương tăng 93% so với năm 2017.

Đây là kết quả của việc định hướng đúng chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo về việc quản lý chất lượng hiệu quả công tác tín dụng, tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ qua đó thu nhập của cán bộ được đảm bảo và tạo đà tăng trưởng cho các năm tiếp theo. Năm 2017, Ban lãnh đạo Chi nhánh có nhiều đổi mới trong chỉ đạo điều hành cùng sự quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên ngay từ đầu năm nên kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tăng trưởng vượt trội. Kết thúc năm 2019 Chi nhánh đã được BIDV xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và giữ nguyên doanh nghiệp hạng 1 của hệ thống.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HƯNG YÊN

2.2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn xét theo

Một phần của tài liệu 1002 phát triển dịch vụ NH bán buôn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w