Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu 1087 phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67)

Phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) là thành viên WTO từ 1995, nhưng hầu như không phải thực hiện các nghĩa vụ của GATS. Trong cuộc khủng hoảng tài chính (năm 1997) đã buộc phải tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng theo các quy định của GATS và đã được những kết quả đáng kể. Nhờ đó, hệ thống ngân hàng trong các nước này đã giữ được vai trò chủ đạo trong việc huy động tiết kiệm ở mức rất cao. Mặt khác, các nước ASEAN đã tiến hành đổi mới mạnh mẽ cơ chế họat động ngân hàng theo hướng mở rộng cửa, xóa bỏ rào cản cho các ngân hàng nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ vậy, đã thu hút một lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nợ vay chính thức của Chính phủ, giúp nền kinh tế thóat khỏi khủng hoảng và phát triển nhanh chóng.

Chính phủ các nước này đã thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng một cách triệt để, tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại hình sở hữu khác nhau về ngân hàng phát triển, đồng thời thâm nhập nhanh chóng vào thị trường thế giới.

Mặc dù mỗi nước có đặc thù riêng, nhưng các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thực hiện một số giải pháp tương tự nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, cụ thể là: “giảm thiểu sự can thiệp về chính trị trong việc phân bổ tín dụng của hệ thống ngân hàng tạo ra hiệu quả tín dụng tối đa; xóa bỏ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp có quan hệ riêng với điều kiện tín dụng dễ dãi; xóa bỏ sự ràng buộc chặt chẽ giữa Chính phủ và các ngân hàng về quản trị, điều hành, kinh doanh tại các NHTM lớn; tăng cường vai trò độc lập trong việc thanh tra, giám sát các định chế tài chính; lọai bỏ triệt để tư duy cho rằng Chính phủ là người cho các ngân hàng vay cuối cùng và rằng Chính phủ không thể để các ngân hàng phá sản; tăng cường quản lý và nhận biết rủi ro đối với các

32

NHTM trong lĩnh vực hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng nước ngoài; thực hiện chính sách tỷ giá theo cơ chế thị trường; khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ các kinh nghiệm phát triển và tự do hoá các dịch vụ ngân hàng của Trung Quốc và các nước ASEAN ở trên, ta có những đánh giá tổng quát sau:

Trung Quốc đã tương đối chậm trong việc thay đổi những NHTM Nhà nước hàng đầu của mình, vì vậy kéo theo sự thay đổi chậm chạp của toàn bộ hệ thống NHTM Trung Quốc. Việt Nam cũng có một hệ thống ngân hàng với đầu kéo là các NHTM có thành phần sở hữu Nhà nước nên cần quan tâm tới vấn đề này. Thêm vào đó, khi Trung Quốc thực hiện đổi mới hệ thống ngân hàng họ đã bỏ qua việc đổi mới toàn bộ hệ thống tài chính nói chung, vì vậy một hệ thống ngân hàng mới không thể hoạt động tốt trong một nền kinh tế cũ. Đây cũng là một bài học cho Việt Nam khi đổi mới các NHTM trong nước. Bên cạnh đó, việc phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng của các NHTM Trung Quốc có những bước chuyển biến hết sức chậm chạp và không rõ ràng.

Ngược lại với Trung Quốc, các nước ASEAN đã có những cải cách toàn diện về hệ thống Ngân hàng và đã gặt hái được thành công từ việc cải cách và đổi mới đó .

Dựa trên những phân tích, đánh giá kết quả đạt được và hạn chế tại các quốc gia như trên có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong vấn đề phát triển các dịch vụ phi tín dụng như sau:

Trước hết, xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn của các ngân hàng trên cơ sở khảo sát điều tra thị trường toàn diện và chi tiết.

Thứ hai, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

33

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các NHTM.

Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ nhân sự quản lý tại các NHTM.

Thứ năm, tăng cường tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam, cụ thể tăng vốn điều lệ, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, nâng cao chất lượng tài sản có, nâng cao mức sinh lời, nâng cao khả năng thanh khoản...

Thứ sáu, nâng cao năng lực công nghệ: trước hết mỗi ngân hàng Việt Nam cần xây dựng được cho mình một chiến lược công nghệ dài hạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh. Một chiến lược công nghệ dài hạn là công cụ thiết yếu để các ngân hàng tránh sự đầu tư manh mún, tuỳ tiện gây lãng phí và nhằm tạo ra sức bật toàn diện về công nghệ.

Kết luận, chương 1 của luận văn đã chỉ ra những lý luận cơ bản trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong chương 1, người viết đã làm rõ một số khái niệm và thuật ngữ như: khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa, dịch vụ phi tín dụng.đồng thời cũng trình bày quan niệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của nó và cũng chỉ ra ý nghĩa và điều kiện phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, chương 1 dẫn chứng một số kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước ASEAN trong công cuộc đổi mới ngành Ngân hàng và phát triển dịch vụ phi tín dụng, từ đó xây dựng bài học cho các NHTM Việt Nam. Đó là những cơ sở lý luận cho những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đông Nam Á từ đó tìm ra và đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ phi tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đông Nam Á trong thời gian tới.

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG

ĐÔNG NAM Á

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Đông Nam Á

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đông Nam Á - SeABank là một trong những ngân hàng TMCP được thành lập sớm nhất Việt Nam với các mốc phát triển:

Tháng 3/1994: Ngân hàng được thành lập tại Hải Phòng với tên Ngân hàng TMCP Hải Phòng (tiền thân của SeABank) theo giấy phép hoạt động số 0051/NH - GP ngày 25/3/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam và được UBND Thành phố Hải Phòng cấp giấy phép thành lập số 676/GP - UB ngày 04/04/1994.

Tháng 9/2002: Đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

Tháng 3/2005: Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở từ Hải Phòng về 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, mở đầu cho việc phát triển mạnh mẽ về quy mô mạng lưới giao dịch, tài sản, nguồn vốn, và các hoạt động ngân hàng.

Tháng 12/2006: Ngân hàng ứng dụng thành công phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 Temenos hiện đại bậc nhất thế giới chỉ trong vòng 01 năm triển khai. Đây là cơ sở quan trọng để SeABank có thể ban hành các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại và chuyên nghiệp.

Tháng 8/2007: Mobifone trở thành cổ đông chiến lược trong nước của Ngân hàng Đông Nam Á

Tháng 12/2007: Tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng và trở thành một trong bốn ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

35

Tháng 8/2008: Société Générale (Pháp) - tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Âu trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài củaSeABank. Hiện tại, Société Générale sở hữu 20% cổ phần của ngân hàng.

Tháng 12/2008: Tăng vốn điều lệ lên 4.068 tỷ đồng, trở thành một trong năm ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Tháng 12/2009: Chuyển Hội sở về 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, phát hành thêm thẻ ghi nợ nội địa S24++, family card và tăng vốn điều lệ lên 5.068 tỷ đồng, trở thành một trong tám ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Tháng 1/2010: Chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới.

Tháng 8/2010: SeABank được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen “đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2007 đến năm 2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, là ngân hàng TMCP duy nhất được nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.

Tháng 8/2010: SeABank được xếp hạng 44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2007-2009.

Tháng 10/2010: SeABank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN - ABA 2010 trong tiêu chí Đổi mới.

Tháng 12/2010: SeABank được xếp hạng 300/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và 85/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Năm 2011, 2012 Ngân hàng đã được các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức trong nước và quốc tế trao tặng nhiều giải thưởng danh giá, tiêu biểu là: Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều giải thưởng quốc tế như “Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2012” của tổ chức Global Banking & Finance Review (Anh), hai năm liên tiếp được tổ chức quốc tế B.I.D (Đức) trao giải thưởng về “Cam kết chất lượng quốc tế”, giải thưởng “Doanh

36

nghiệp Asean được ngưỡng mộ nhất - Asean ABA” trong lĩnh vực đổi mới, “Thương hiệu nổi tiếng Asean 2012”...

Trải qua hơn 18 năm hình thành và phát triển, hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng cùng tổng giá trị tài sản lên tới gần 102 nghìn tỷ đồng và mạng lưới hoạt động gồm 150 điểm giao dịch tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc cùng đội ngũ nhân sự hơn 2480 người được đào tạo bài bản, có tính hệ thống và chiều sâu.

Với nội lực và nền tảng vững mạnh, SeABank luôn hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam với các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Toàn bộ điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc đều được triển khai xây dựng nội - ngoại thất theo các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật và nhận diện thương hiệu, qua đó đã góp phần tạo lập không gian giao dịch chuyên nghiệp của một ngân hàng bán lẻ tiêu biểu, mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi đến giao dịch.

Hiểu được vai trò của công nghệ thông tin là cốt lõi của sự phát triển các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao của Ngân hàng, SeABank là một trong những ngân hàng đi tiên phong ứng dụng công nghệ trong hoạt động. V ới khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng sử dụng công nghệ cao, tiện lợi và an toàn, theo ICT Index 2011, SeABank được xếp là ngân hàng TMCP duy nhất nằm trong số 5 ngân hàng đứng đầu về công nghệ thông tin của Việt Nam.

Tận dụng nền tảng công nghệ hiện đại và nỗ lực không ngừng đổi mới để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, SeABank luôn là ngân hàng đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực quan trọng:

- Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đồng bộ triển khai xác thực theo chuẩn EMV hiện đại nhất trong phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard.

37

- Ngân hàng đầu tiên triển khai thành công đồng bộ dịch vụ Ngân hàng tự động - Autobank đa dịch vụ, đủ tiện ích, tích hợp công nghệ tối tân với đầy đủ chức năng giao dịch ngân hàng tự động tiêu chuẩn quốc tế.

- Một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chấp nhận 06 thương hiệu thẻ quốc tế lớn nhất thế giới gồm Visa, MasterCard, CUP, Amex, JCB, Diners Club trên ATM.

- Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Đào tạo tiên tiến với mô hình đào tạo chi nhánh ngân hàng thực nghiệm (School Branch) lần đầu tiên có tại Việt Nam.

Ngoài ra SeABank cũng là một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam trở thành thành viên chính thức của cả hai tổ chức thẻ quốc tế hàng đầu Visa, MasterCard, đồng thời cũng là đại lý chính thức của Western Union tại Việt Nam.

Không chỉ là nơi gửi gắm sự tin cậy của khách hàng trong lĩnh vực tài chính, SeABank còn là một tổ chức có ý thức trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động về phát triển Giáo dục cộng đồng, Bảo vệ Môi trường và ủng hộ từ thiện, khuyến học...

Những nỗ lực không ngừng đổi mới và đóng góp cho sự phát triển của xã hội của SeABank đã được Nhà nước, Chính phủ, các bộ ban ngành, khách hàng, đối tác trong nước và quốc tế ghi nhận và trao tặng nhiều giải thưởng danh giá. Đặc biệt sự kiện SeABank và cá nhân Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT ngân hàng được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba đã một lần nữa khẳng định vị thế và những thành tựu xuất sắc mà Ngân hàng nỗ lực đạt được cũng như sự ghi nhận đối với những đóng góp của SeABank cho sự phát triển của đất nước.

2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng Đông Nam Á

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Đông Nam Á bao gồm các phòng ban được mô phỏng theo sơ đồ sau:

38

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Đông Nam Á

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập lãi thuần 640.48

6 6 721.48 1.124.320 1 849.89 5 669.01

39

- Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị Ngân hàng gồm 10 thành viên, cụ thể: Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT, ông Lê Tuấn Anh - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, ông Hoàng Minh Tân - Phó Chủ tịch HĐQT, Bà Lê Thu Thủy - Ủy viên thường trực HĐQT, Bà Thái Thị Phương Hoà, ông Lê Hữu Báu, ông Bernard David, Bà Khúc Thị Quỳnh Lâm, ông Francois Turcot, ông Lê Văn Tần - là các ủy viên HĐQT.

Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Ngân hàng, ban hành các văn bản về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển Ngân hàng hàng năm và 5 năm, cơ chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng các cấp, nghị quyết các kỳ họp Hội đồng quản trị đột xuất, thường kỳ hàng quý, hàng năm..

Bộ máy giúp việc cho Hội đồng quản trị gồm: Ban kiểm soát, Ban quản lý rủi ro, Ban quản lý TSN - TSC và Ban thư ký tổng hợp có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị trong việc thực hiện chức năng quản trị Ngân hàng, kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành của Ngân hàng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Chính phủ, điều lệ Ngân hàng và các văn bản, Nghị quyết của Hội đồng quản trị.

- Ban điều hành

Điều hành hoạt động của hệ thống Ngân hàng là Tổng giám đốc bà Lê Thu Thủy, giúp việc cho Tổng giám đốc là một số Phó Tổng giám đốc: ông Lê Tuấn Anh, ông Đặng Bảo Khánh, ông Frederic Blanc và các cố vấn chuyên môn nghiệp vụ, ông Patrice Carre - Cố vấn cao cấp khối Khách hàng doanh nghiệp, ông Pierre Glemot - Giám đốc Khối Quản lý rủi ro, bà Nathalie Douellou - Cố vấn Trung tâm Đào tạo, ông Benoit Serpault - Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ và Ông Laurent Tessier Giám đốc Dự án Tài chính.

Ban điều hành chịu trách nhiêm chung cho hoạt động của Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo, điều hành quyết định toàn bộ hoạt động của hệ thống Ngân hàng.

40

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Nam Á.

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Đông Nam Á giai đoạn 2008 - 2012

Một phần của tài liệu 1087 phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w