1.2.3.1. Khái niệm
UNT hoặc nhờ thu là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng DVTT quy định, gửi cho tổ chức cung ứng DVTT ủy thác thu hộ mình một số tiền nhất định (Thông tư số 46/2018/TT - NHNN 31/12/2018 hướng dẫn về dịch vụ TTKDTM).
Uỷ nhiệm thu được áp dụng phổ biến trong mọi trường hợp với điều kiện hai bên mua và bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc áp dụng thể thức uỷ nhiệm thu để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh toán.
1.2.3.2. Quy trình thanh toán
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán bằng UNT
(1) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký, bên bán tiến hành gửi hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho bên mua,
(2) Bên bán lập uỷ nhiệm thu (4 liên) kèm theo các hoá đơn, vận đơn có liên quan gửi đến ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ người mua (2’) để nhờ thu hộ tiền,
(3) Ngân hàng bên bán kiểm tra bộ giấy tờ uỷ nhiệm thu, nếu hợp lệ và khớp đúng thì chuyển uỷ nhiệm thu và các chứng từ đến cho ngân hàng bên mua,
(4) Khi nhận các liên uỷ nhiệm thu và các chứng từ hoá đơn do ngân hàng bên bán chuyển đến, ngân hàng bên mua kiểm tra kỹ lưỡng để xác định tính hợp lệ đúng đắn của bộ chứng từ, nếu tất cả đều hợp lệ và khớp đúng, phù hợp với các điều kiện thanh toán mà bên mua đã thông báo cho ngân hàng, thì ngân hàng bên mua tiến hành trích chuyển tiền trên tài khoản của bên mua để thanh toán cho người bán thông qua ngân hàng bên bán,
(4a) Việc thanh toán tiền tại ngân hàng bên mua phải hoàn thành trong phạm vi một ngày làm việc kể từ ngày nhận được uỷ nhiệm thu. Trong trường hợp tài khoản của bên mua không đủ tiền để thanh toán thì phải chờ khi tài khoản có đủ tiền mới thực hiện thanh toán đồng thời tính số tiền phạt chậm trả để chuyển đến cho bên bán hưởng,
(4b) Sau đó ngân hàng bên bán phải đóng dấu “đã thanh toán” lên các chứng từ, hoá đơn rồi gửi cho bên mua kèm theo liên (2) giấy uỷ nhiệm thu làm giấy báo Nợ. Bên mua dùng bộ chứng từ này để nhận hàng khi hàng về tới bến,
(5) Khi nhận đuợc tiền từ ngân hàng bên mua chuyển đến, ngân hàng bên bán ghi Có vào tài khoản của bên bán, rồi ghi ngày tháng thanh toán vào nơi qui định của giấy uỷ nhiệm thu và gửi cho bên bán làm giấy báo Có.
1.2.3.3. Ưu nhược điểm thanh toán bằng UNT a. Ưu điểm
- Thuận tiện hơn cho nguời mua vì Ngân hàng đã đảm nhận trách nhiệm thu hộ tiền, nhất là trong truờng hợp giao dịch giữa các đối tác khác quốc gia.
b. Nhược điểm
- UNT chỉ đuợc áp dụng khi các chủ thể thanh toán đã thoả thuận thống nhất dùng phuơng tiện thanh toán này với những điều kiện thanh toán đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng.
- Thủ tục thanh toán rất phức tạp, trải qua nhiều khâu. Điều đó làm giảm tốc độ thanh toán, kéo dài thời gian, nguời thụ huởng nhận tiền chậm ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
1.2.4. Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng
1.2.4.1. Khái niệm
a. Khái niệm: Thẻ thanh toán là một loại công cụ thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành và bán cho các tổ chức, cá nhân để họ sử dụng trong thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ... hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay tại các quầy trả tiền tự động ATM.
b. Phân loại:
Cách phân loại thuờng sử dụng nhất là theo tính chất thanh toán của thẻ, phân chia làm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
• Thẻ ghi nợ (Debit card) là loại thẻ đuợc liên kết với tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Mỗi khi thực hiện giao dịch, ngân hàng sẽ tự động trừ số tiền tuơng ứng trên tài khoản của chủ thẻ. Chủ thẻ đuợc phép sử dụng
trong phạm vi số dư hiện hữu của tài khoản thanh toán này để rút tiền, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, ngân hàng còn cho phép khách hàng chi vượt quá số tiền trên tài khoản thanh toán của mình một số dư nhất định, người ta gọi hình thức này là thấu chi.
• Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là một hình thức cho vay tiêu dùng của tổ chức phát hành cấp cho chủ thẻ. Trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản đảm bảo, uy tín của chủ thẻ, ngân hàng cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định. Chủ thẻ được phép sử dụng vốn của ngân hàng để chi tiêu trước, và phải thanh toán ít nhất số dư tối thiểu vào ngày đến hạn thanh toán, phần còn lại chưa thanh toán sẽ phải trả lãi theo mức lãi suất thỏa thuận trước.
1.2.4.2. Quy trình thanh toán
Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán bằng Thẻ ngân hàng
(1a) Chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.
(lb) Đơn vị chấp nhận thẻ gửi các dữ liệu giao dịch đến ngân hàng thanh toán để xin cấp phép giao dịch.
(lc) Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu đến ngân hàng phát hành thông qua mạng cấp phép của các Tổ chức thẻ Quốc tế, nhận phản hồi lại từ ngân hàng phát hành.
(ld) Giao dịch được chấp thuận, đơn vị chấp nhận thẻ giao hàng hóa dịch vụ, tiền mặt cho chủ thẻ.
(2a) Đơn vị chấp nhận thẻ sau đó giao nộp hóa đơn thanh toán thẻ cho Ngân hàng Thanh toán.
(2c) Tổ chức thẻ quốc tế thanh toán cho Ngân hàng Phát hành đồng thời báo nợ cho ngân hàng phát hành.
(2d) Ngân hàng phát hành gửi sao kê thông báo cho chủ thẻ. Chủ thẻ thanh toán nợ cho Ngân hàng phát hành ( đối với thẻ tín dụng).
1.2.4.3. Ưu nhược điểm thanh toán bằng Thẻ ngân hàng a. Ưu điểm
-Phạm vi thanh toán rộng
- Thẻ là công cụ đắc lực với nhiều tính năng tích hợp giúp chủ thẻ rút tiền từ máy ATM, thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua máy POS mà không cần phải mang nhiều tiền mặt theo; kiểm tra số dư, chuyển khoản, thanh toán giao dịch trực tuyến. Qua đó giúp chủ thẻ chủ động kiểm soát được chi tiêu, hạn chế tình trạng rơi tiền, mất tiền, tiền giả, đây là hình thức thanh toán an toàn tiện lợi, dễ sử dụng hơn các hình thức thanh toán bằng tiền mặt, séc...
- Thông quan thanh toán bằng thẻ, Nhà nước cũng như Ngân hàng có thể chủ động kiểm soát mọi hoạt động giao dịch của bất kỳ thẻ nào mà Ngân hàng phát hành, qua đó tạo cơ sở thực hiện tốt chính sách ngoại hối, quản lý thuế đối với cá nhân, doanh nghiệp.
b. Nhược điểm
- Vấn đề bảo mật thẻ còn hạn chế nên khả năng bị ăn cắp thông tin thẻ, làm giả thẻ của tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi, gây thiệt hại cho chủ thẻ.
- Tình trạng thanh toán nhanh hay chậm phụ thuộc vào công nghệ ngân hàng.
1.2.5. Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.5.1. Khái niệm
Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E- Banking) là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện thông qua môi trường mạng, mô hình kết hợp giữa ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hóa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên kênh phân phối mới. Khách hàng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Các tiện ích chính của E-Banking bao gồm: cung cấp thông tin, vấn tin,
chuyển khoản, thanh toán, đăng ký, tư vấn và một số nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác.
E-Banking bao gồm các loại hình như: Internet Banking (giao dịch ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet), Mobile banking, SMS Banking (giao dịch ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại di động,...)
Việc thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử (thanh toán điện tử) hiện nay có rất nhiều dịch vụ tiện ích như: Thanh toán hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ (truyền hình cáp, điện, nước, internet, nạp thẻ điện thoại..).
1.2.5.2. Quy trình thanh toán
Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử
(1) Bên mua và bên bán ký kết hợp động mua bán cung ứng hàng hóa dịch vụ. (2) Bên mua sử dụng dịch vụ IBMB của ngân hàng phục vụ mình, thông qua mạng Internet hoặc điện thoại di động có kết nối mạng, thực hiện chuyển tiền cho người bán (các trường hợp xảy ra: người mua và người bán mở tài khoản tại cùng CN ngân hàng, người mua và người bán mở tài khoản tại hai CN khác nhau thuộc cùng một hệ thống ngân hàng, người mua và người bán mở tài khoản tại các hệ thống ngân hàng khác nhau).
(3) , (4) Ngân hàng cung ứng dịch vụ IBMB sẽ thực hiện ghi nợ tài khoản của bên mua đồng thời thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang ngân hàng phục vụ bên bán
hàng phục vụ bên mua tiến hành báo có cho bên bán.
1.2.5.3. Ưu nhược điểm thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử a. Ưu điểm
- Nen tảng công nghệ ưu việt, tiên tiến, giao diện thân thiện, dễ dàng chongười sử dụng. Thông tin hiển thị đầy đủ, chi tiết, tiện lợi cho việc thực hiện giao dịch.
-Quản lý tài khoản, thực hiên chuyển tiền mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến ngân hàng, tiết kiệm thời gian đi lại, giúp cho việc chuyển tiền cả trong và ngoài hệ thống tự động, nhanh chóng, an toàn và bảo mật.
- Phạm vi thanh toán rộng, phát huy tốt trong môi trường thanh toán quốc tế.
b. Nhược điểm
- Việc thực hiện thanh toán qua IBMB hoàn toàn qua hệ thống mạng, do đó khách hàng luôn phải đối mặt với những rủi ro như hacker (tin tặc), virut máy tính và những rủi ro khác như mất mạng hay lỗi mạng giao dịch sẽ không thực hiện được.
- Việc thực hiện các giao dịch hoàn toàn qua mạng đem đến cho khách hàng sự thuận tiện và nhanh chóng, tuy nhiên các giao dịch này lại phụ thuộc vào cá thiết bị công nghệ. Do đó, đây cũng là một nhược điểm cho một số bộ phận khách hàng đã lớn tuổi và không sử dụng thiết bị điện tử.
1.2.6. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
1.2.6.1. Khái niệm
Hình thức thanh toán thư tín dụng (L/C) là thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận phối hiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh toán hợp với những điều khoản trong thư tín dụng.
Các bên tham gia trong hình thức thư tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng: Là người mua ( hay nhập khẩu) hoặc người ủy thác cho một người khác.
người mua.
- Người thông báo: Là Ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở nước ngoài hưởng lợi, làm nhiệm vụ thông báo nội dung L/C
Ngoài ra, có thể còn có sự tham gia của các ngân hàng khác như Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng thanh toán
Phân loại:
Có nhiều loại thư tín dụng, tuy nhiên phổ biến nhất là các loại sau:
- Thư tín dụng xác nhận: Là loại thư tín dụng được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C.
- Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C trong đó quy định sau khi L/C sử dụng hết hạn ngạch hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng.
- Thư tín dụng giáp lưng: Là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu để thanh toán tiền hàng cho một tổ chức xuất khẩu khác. L/C đầu gọi là L/C gốc, L/C mở dau là L/C giáp lưng.
- Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại L/C trong đó quy định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần, chi phí phát sinh trong quá trình chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả.
- Thư tín dụng đối ứng: Là loại L/C trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra, có nghĩa là nhà xuất khẩu nhận được L/C do nhà nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị.
- Thư tín dụng dự phòng; Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu, trong đó quy định rằng nếu nhà xuát khẩu không thực hiện hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại lại cho nhà nhập khẩu.
- Thư tín dụng thanh toán dần: Là loại thư tín dụng được ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định.
- Thư tín dụng điều khoản đỏ: Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ. Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C cho phép nhà xuất khẩu ứng trước một số tiền nhất định trước khi xuất trình bộ chứng từ hàng hóa.
Trước đậy, còn tồn tại hính thức thư tín dụng có thể hủy ngang, nhưng loại này đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín dụng hiện nay là không thể hủy ngang
1.2.6.2. Quy trình thanh toán bằng L/C
Sơ đồ 1.6: Quy trình thanh toán bằng L/C
(1) . Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình, yêu cầu Ngân hàng này mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.
(2) . Theo đơn xin mở L/C, Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một L/C (phát hành L/C) cho người xuất khẩu hưởng. Ngân hàng này chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩu (Ngân hàng thông báo).
(3) . Ngân hàng xuất khẩu xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính L/C cho người xuất khẩu.
(4) . Căn cứ vào nội dung của L/C, Người xuất khẩu thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu.
(5) . Sau khi hoàn tất việc giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ các chứng từ hàng hoá và hối phiếu gửi về ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó.
(6) . Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ. Kiểm tra kỹ nội dung các chứng từ đó nếu thấy phù hợp thì ngân hàng thanh toán (hoặc chấp nhận chiết khấu theo những điều khoản của L/C).
(7) . Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.
(8) . Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (Ngân hàng phát hành L/C) sau khi nhận đựơc bộ các chứng từ từ Ngân hàng thông báo chuyển đến, tiến hành kiểm tra kỹ các chứng từ này, nếu thấy đáp ứng được những yêu cầu của L/C, thì chuyển tiền trả cho Ngân hàng thông báo.
(9) . Ngân hàng phát hành L/C thông báo cho người nhập khẩu biết đã trả tiền cho người xuất khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu hoàn lại số tiền này, sau đó Ngân hàng phát hành L/C trao người nhập khẩu bộ chứng từ để làm căn cứ nhận hàng.
1.2.6.3. Ưu nhược điểm thanh toán bằng L/C a. Ưu điểm
- Hình thức thanh toán L/C giúp người mua (nhập khẩu) có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này.Người mua được đảm