Để đánh giá được mức độ từ chủ tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng thường quan tâm đến các chỉ tiêu sau:
- Tỷ số nợ: là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân toàn ngành.
- Tỷ số vốn chủ sở hữu: là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng VCSH của doanh nghiệp trong một thời kỳ chia cho tổng nguồn vốn trong cùng kỳ. Chỉ tiêu này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ,
Tỷ số này phản ánh khả năng chủ động và mức độ độc lập về mặt tài chính. Tỷ số này càng cao thì giá trị của VCSH càng lớn, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao, bởi vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp hiện có đều dược đầu tư bằng số vốn tự có của mình.
- Tỷ số tự tài trợ TSCĐ: tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng VCSH trong doanh nghiệp trong một thời kỳ chia cho tổng TSCĐ.
Tỷ suất này sẽ cung cấp dòng thông tin cho biết VCSH của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Tỷ suất này nếu >1 thì chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng, lành mạnh. Khi tỷ suất <1 thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, và đặc biệt mạo hiểm khi đó là vốn vay ngắn hạn (mất cân đối tài chính).