1.2.1. Khái quát về dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Sau hơn 26 năm đổi mới, Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì không chỉ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ thu được những thành tựu đáng kể, mà ngành nông nghiệp nước nhà cũng đã có những bước tiến lớn. Từ thiếu lương thực, đến nay nước ta đã là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới và có nhiều sản phẩm từ nông nghiệp mà khi thế giới nhắc đến Việt Nam là không thế không nhớ tới như café, hồ tiêu, chè, cá tra, cá basa... Tuy nhiên, đi kèm với những thành công bước đầu thì nền sản xuất nông nghiệp của nước nhà cũng phải đối mặt với những thách thức và khó khăn không nhỏ, đó là: năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thấp, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không phong phú, sản phẩm chủ yếu là “thô” mang hàm lượng khoa học công nghệ thấp, gây lãng phí lớn trong việc sử dụng tài nguyên đất, nước tác động không nhỏ đến môi trường. Trước những thách thức không nhỏ đặc ra đối với ngành nông nghiệp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư phải tìm những hướng đi mới, táo bạo. Từ đó mà việc đầu tư vào dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thật sự là một nhu cầu cần thiết và cấp bách.
Có hiệu lực từ giữa tháng 3/2017, Quyết định 738 của Bộ NN&PTNT quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch và danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Quyết định được áp dụng với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch.
Theo Quyết định, chương trình nông nghiệp ứng dụng CNC là chương trình tổng thể có mục tiêu chung, giải quyết chuỗi các vấn đề trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trong đó gồm các dự án nông nghiệp ứng dụng CNC
Dự án nông nghiệp ứng dụng CNC phải đáp ứng được một trong các tiêu chí: (1) dự án đầu tư thực hiện trong khu nông nghiệp ứng dụng CNC đã được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập khu; (2) dự án trong vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định công nhận
vùng; dự án của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC đã được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC; (3) dự án nông nghiệp ứng dụng CNC khác không thuộc các điểm nêu trên là dự án áp dụng các công nghệ được tích hợp từ thành tựu KH&CN hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường thuộc Danh mục được ban hành kèm theo Quyết định 738.
Đối với các dự án nông nghiệp sạch, Quyết định 738 cũng quy định rõ, là dự án sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng một trong các tiêu chí: dự án thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư 48 ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; dự án thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư 48 ngày 3/12/2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; dự án của doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng CNC theo quy định tại Thông tư 50 ngày 15/7/2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định 69 ngày 3/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC; dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận VietGAP theo Thông tư 48 ngày 26/9/2012 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Bên cạnh đó, theo quy định, dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương VietGAP, GlobalGAP, ASC, IMC... cũng là dự án nông nghiệp sạch.
Cùng với việc ban hành tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, Bộ NN&PTNT cũng ban hành Danh mục gồm 4 nhóm CNC ứng dụng trong nông nghiệp, bao gồm: Công nghệ sinh học
trong nông nghiệp; Kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, bảo quản; Công nghệ tự động hóa; Công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp.
Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ thay đổi một cách toàn diện cách thức sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam, thay đổi năng suất, sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng trị trường trong nước và đòi hỏi của người tiêu dùng, đòi hỏi cần thiết phải có một sự đột phá trong cách tư duy, cách làm đối với ngành sản xuất nông nghiệp. Phải áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sử dụng kỹ thuật hiện đại của thế giới vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp với đất đai, con người của Việt Nam nhằm đem lại sản lượng sản phẩm nông nghiệp cao nhất với chất lượng đảm bảo nhất.
Nhận thức được vai trò to lớn của các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, việc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế nước ta. Do nguồn vốn để thực hiện đầu tư dự án thường rất lớn, thông thường khả năng tài chính của các doanh nghiệp không thể đáp ứng được 100% vốn, do đó cần có sự tham gia tài trợ vốn của các NHTM nhưng để có thể tham gia tài trợ vốn cho dự án, vừa đảm bảo lợi ích của NH và lợi ích của chủ đầu tư thì bước đầu tiên là t
hẩm định các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
1.2.2. Đặc điểm của dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ảnh hưởng đếncông tác thẩm định dự án công tác thẩm định dự án
Đặc điểm của các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phụ thuộc vào việc đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp một cách triệt để và toàn diện. Do đó mà dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có nhưng đặc điểm ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án như sau:
- Thứ nhất, các dự án đầu tư trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mức độ rủi ro cao.
Nông nghiệp là ngành sản xuất sản phẩm mang tính chất sinh học nên các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp thường chịu tác động của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, dịch bệnh... Chính do tác động của các yếu tố tự nhiên khách quan mà các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và dự án
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng thường có mức độ rủi ro cao. Các yếu tố bất định và rủi ro rất tiềm tàng trong quá trình triển khai và vận hành kết quả dự án đầu tư. Đồng thời, sản phẩm của các dự án nông nghiệp là các sản phẩm mang tính thời vụ nên tại một thời điểm yêu cầu về bảo quản và tích trữ là rất lớn, thời gian bảo quản lại không được lâu dài, do đó hiệu quả tài chính của dự án cũng sẽ giảm sút khi sản phẩm nông nghiệp không tiêu thụ một cách tối đa.
- Thứ hai, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thường có thời gian hoàn vốn dài.
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thường có thời gian hoạt động và thời gian hoàn vốn dài. Tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này cũng thường không cao. So với các dự án sản xuất công nghiệp và dịch vụ các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp thường là kém hấp dẫn hơn. Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các dự án nông nghiệp được thực hiện bởi nguồn vốn của Nhà nước. Chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp cũng phải tuân thủ và phù hợp với từng cây trồng, vật nuôi theo các đặc tính sinh học đó.
- Thứ ba, các điều kiện kinh tế - xã hội - hạ tầng tại khu vực thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thường ít thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án.
Các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn mang đặc thù của một dự án sản xuất nông nghiệp, do đó mà các dự án này sẽ được triển khai và vận hành tại khu vực nông thôn. Nhưng do điều kiện đặc thù của các vùng nông thôn là kinh tế vẫn còn khó khăn, điều kiện xã hội và tập quán sinh hoạt vẫn còn lạc hậu, điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp nên những khó khăn xảy ra đối với các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp thường cũng cao hơn so với các dự án thuộc các khu vực khác. Nhiều địa phương vẫn còn thiếu điện, đường giao thông chưa được nâng cấp đáp ứng nhu cầu phục vụ dự án. Mức sống dân cư thấp nên việc tiêu dùng sản phẩm của các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn đang là vấn đề mà nền kinh tế và ngành nông nghiệp quan tâm.
- Thứ tư, trong các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi đội ngũ lao động chất lượng cao và công nghệ hiện đại.
Tuy các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được triển khai tại các vùng nông thôn, do tính chất của các dự án nông nghiệp là đòi hỏi sử dụng một lượng lớn nguồn tài nguyên đất, nước nhưng vì ứng dụng những công nghệ cao, thuộc loại hàng đầu của thế giới do đó mà các dự án này đòi hỏi một lực lượng lao động có tay nghề cao, phải trải qua đào tạo. Công nghệ sử dụng cho các dự án này là công nghệ được chuyển giao từ các nước phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại.
- Thứ năm, nguồn vốn huy động để thực hiện các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ thường là từ bên ngoài và có giá trị rất lớn.
Nguồn vốn tích lũy từ nội bộ các gia đình và các nhà sản xuất nông nghiệp thường là ở mức thấp. Chính vì vậy, nguồn vốn và chủ đầu tư thực hiện các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ yếu là từ bên ngoài. Cho đến nay tại Việt Nam vốn đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu từ: ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng kinh doanh, vốn đầu tư của khu vực dân doanh và vốn FDI nhưng vốn Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ các nước phát triển vì thế mà chi phí để mua máy móc thiết bị, xây dựng, chi phí mua giống vật nuôi cây trồng, chi phí quản lý dự án, tư vấn chuyển giao công nghệ có giá trị lớn. Cho nên vốn để đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có giá trị rất lớn.
Do đặc điểm các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có nhiều sự khác biệt với các dự án có từ trước tới nay tại Việt Nam, nên công tác thẩm định dự án cũng có những nét đặc thù riêng.
1.2.3. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao dụng công nghệ cao
a. Vai trò của công tác thẩm định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Vai trò của việc thẩm định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về cơ bản giống với vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung trong các ngân hàng thương mại, tuy nhiên với đặc thù của ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (vốn lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, rủi ro nhiều...) vai trò của việc thẩm định còn đặc biệt quan trọng hơn:
- Trước hết việc thẩm định nhằm đưa ra kết luận về tình khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để
phục vụ cho quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đầu tư. Khi doanh nghiệp soạn thảo dự án bao giờ cũng đứng trên quan điểm lợi ích của doanh nghiệp mình, chính vì vậy việc thẩm định dự án trước khi cho vay là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính khách quan, hợp lý của phương án vay. Hơn nữa, trong quá trình soạn thảo dự án, người lập có thể mắc phải các sai sót và có những ý tưởng mâu thuẫn, không phù hợp với thực tế, các cán bộ thẩm định của ngân hàng có thể tìm ra và đề xuất khắc phục.
- Mặt khác công tác thẩm định sẽ giúp hạn chế những tiêu cực không đáng có trong hoạt động tín dụng của ngân hàng do sự móc ngoặc giữa cán bộ khách hàng và khách hàng, gây thiệt hại vốn vay của Ngân hàng.
- Ngoài ra, công tác thẩm định dự án còn có vai trò đề xuất mức cho vay, thời gian cho vay, tiến độ giải ngân... phù hợp đối với mỗi phương án vay vốn. Mặc dù, ngân hàng có quy định cụ thể về tỷ lệ cho vay, phương thức cho vay nhưng các trường hợp xin vay vốn không bao giờ giống nhau. Vì vậy, các cán bộ thẩm định khi xem xét phương án vay vốn sẽ tính đến các yếu tố khách quan và chủ quan của từng trường hợp để áp dụng một tỷ lệ cho vay thích hợp. Và chính từ những ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định, các cấp thẩm quyền mới có cơ sở để xem xét và phê duyệt đề xuất cho vay vốn.
b. Yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Tính chính xác và chân thực: ta có thể thấy được vai trò quan trọng của công tác Thẩm định trong hoạt động tín dụng cho vay vốn của Ngân hàng, yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thẩm định chính là tính chính xác và chân thực. Chỉ khi bảo đảm được yêu cầu này thì những vai trò của công tác thẩm định tại Ngân hàng mới phát huy hết được ý nghĩa thực sự của nó.
- Tính kịp thời: ngày nay trong cơ chế thị trường, “thời gian là vàng là bạc”, bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn nhanh chóng và hiệu quả, rút ngắn được thời gian thẩm định trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng của công tác thẩm định tạo nên thế cạnh tranh và phát triển bền vững của BacABank so với các ngân hàng khác. Trong quy chế về hoạt động thẩm định của ngân hàng có đưa ra những yêu cầu rất cụ thể về thời gian thẩm định đối với các loại phương án đầu tư khác nhau.
- Độc lâp, khách quan: là yêu cầu đối với cán bộ thẩm định của ngân hàng đề đảm bảo thực hiện được yêu cầu trên. Các cán bộ được giao trách nhiệm thẩm định đều phải là nhân viên có kinh nghiệm, làm việc trung thực, khách quan có như vậy mới thực hiện tốt các yêu cầu nêu trên.
- Phân cấp: yêu cầu phân cấp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng là một yêu cầu quan trọng đối với quy trình thẩm định, giúp đảm bảo yếu tố khách quan,