Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án nông nghiệp ứng dụng

Một phần của tài liệu 1350 thẩm định cho vay các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại NHTM CP bắc á thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 34)

vùng nông thôn, do tính chất của các dự án nông nghiệp là đòi hỏi sử dụng một lượng lớn nguồn tài nguyên đất, nước nhưng vì ứng dụng những công nghệ cao, thuộc loại hàng đầu của thế giới do đó mà các dự án này đòi hỏi một lực lượng lao động có tay nghề cao, phải trải qua đào tạo. Công nghệ sử dụng cho các dự án này là công nghệ được chuyển giao từ các nước phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại.

- Thứ năm, nguồn vốn huy động để thực hiện các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ thường là từ bên ngoài và có giá trị rất lớn.

Nguồn vốn tích lũy từ nội bộ các gia đình và các nhà sản xuất nông nghiệp thường là ở mức thấp. Chính vì vậy, nguồn vốn và chủ đầu tư thực hiện các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ yếu là từ bên ngoài. Cho đến nay tại Việt Nam vốn đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu từ: ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng kinh doanh, vốn đầu tư của khu vực dân doanh và vốn FDI nhưng vốn Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ các nước phát triển vì thế mà chi phí để mua máy móc thiết bị, xây dựng, chi phí mua giống vật nuôi cây trồng, chi phí quản lý dự án, tư vấn chuyển giao công nghệ có giá trị lớn. Cho nên vốn để đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có giá trị rất lớn.

Do đặc điểm các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có nhiều sự khác biệt với các dự án có từ trước tới nay tại Việt Nam, nên công tác thẩm định dự án cũng có những nét đặc thù riêng.

1.2.3. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao dụng công nghệ cao

a. Vai trò của công tác thẩm định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Vai trò của việc thẩm định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về cơ bản giống với vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung trong các ngân hàng thương mại, tuy nhiên với đặc thù của ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (vốn lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, rủi ro nhiều...) vai trò của việc thẩm định còn đặc biệt quan trọng hơn:

- Trước hết việc thẩm định nhằm đưa ra kết luận về tình khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để

phục vụ cho quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đầu tư. Khi doanh nghiệp soạn thảo dự án bao giờ cũng đứng trên quan điểm lợi ích của doanh nghiệp mình, chính vì vậy việc thẩm định dự án trước khi cho vay là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính khách quan, hợp lý của phương án vay. Hơn nữa, trong quá trình soạn thảo dự án, người lập có thể mắc phải các sai sót và có những ý tưởng mâu thuẫn, không phù hợp với thực tế, các cán bộ thẩm định của ngân hàng có thể tìm ra và đề xuất khắc phục.

- Mặt khác công tác thẩm định sẽ giúp hạn chế những tiêu cực không đáng có trong hoạt động tín dụng của ngân hàng do sự móc ngoặc giữa cán bộ khách hàng và khách hàng, gây thiệt hại vốn vay của Ngân hàng.

- Ngoài ra, công tác thẩm định dự án còn có vai trò đề xuất mức cho vay, thời gian cho vay, tiến độ giải ngân... phù hợp đối với mỗi phương án vay vốn. Mặc dù, ngân hàng có quy định cụ thể về tỷ lệ cho vay, phương thức cho vay nhưng các trường hợp xin vay vốn không bao giờ giống nhau. Vì vậy, các cán bộ thẩm định khi xem xét phương án vay vốn sẽ tính đến các yếu tố khách quan và chủ quan của từng trường hợp để áp dụng một tỷ lệ cho vay thích hợp. Và chính từ những ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định, các cấp thẩm quyền mới có cơ sở để xem xét và phê duyệt đề xuất cho vay vốn.

b. Yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tính chính xác và chân thực: ta có thể thấy được vai trò quan trọng của công tác Thẩm định trong hoạt động tín dụng cho vay vốn của Ngân hàng, yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thẩm định chính là tính chính xác và chân thực. Chỉ khi bảo đảm được yêu cầu này thì những vai trò của công tác thẩm định tại Ngân hàng mới phát huy hết được ý nghĩa thực sự của nó.

- Tính kịp thời: ngày nay trong cơ chế thị trường, “thời gian là vàng là bạc”, bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn nhanh chóng và hiệu quả, rút ngắn được thời gian thẩm định trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng của công tác thẩm định tạo nên thế cạnh tranh và phát triển bền vững của BacABank so với các ngân hàng khác. Trong quy chế về hoạt động thẩm định của ngân hàng có đưa ra những yêu cầu rất cụ thể về thời gian thẩm định đối với các loại phương án đầu tư khác nhau.

- Độc lâp, khách quan: là yêu cầu đối với cán bộ thẩm định của ngân hàng đề đảm bảo thực hiện được yêu cầu trên. Các cán bộ được giao trách nhiệm thẩm định đều phải là nhân viên có kinh nghiệm, làm việc trung thực, khách quan có như vậy mới thực hiện tốt các yêu cầu nêu trên.

- Phân cấp: yêu cầu phân cấp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng là một yêu cầu quan trọng đối với quy trình thẩm định, giúp đảm bảo yếu tố khách quan, khoa học và chặt chẽ trong công tác thẩm định, giúp giảm thiểu rủi ro của hoạt động cho vay tại ngân hàng.

Có thể nói việc đặt ra yêu cầu và thực hiện tốt các yêu cầu trên là hướng đi đúng đắn trong việc đảm bảo cho công tác thẩm định tại Ngân hàng, phát huy được vai trò của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn và mang lại lợi ích to lớn, bền vững cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1350 thẩm định cho vay các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại NHTM CP bắc á thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w