Cácnhântố khách quan

Một phần của tài liệu 1192 quản lý nợ xấu tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 44)

Quản lý nợ xấu sẽ hiệu quả khi có một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch,

thuận lơi, ví dụ: Có các luật, nghị định, hướng dẫn luật phá sản ngân hàng, về thế chấp và xử lý tài sản bảo đảm, công tác tố tụng để xử lý nợ. Đồng thời việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và NHNN chậm chạp và gặp nhiều vướng mắc phát sinh cũng là gia tăng nợ xấu và làm giảm doanh thu của các NHTM.

Trong một môi trường cạnh tranh rất quyết liệt như hiện nay giữa các NHTM nhằm mục đích khẳng định vị trí của mình trên thương trường, với chênh lệch đầu vào của nguồn vốn và đầu ra là lãi suất và phí thu được từ hoạt động tín dụng ngày càng bị thu hẹp. Nhiều ngân hàng cùng hoạt động cũng dẫn tới việc cạnh tranh gay gắt để phân chia thị phần, không ít trường hợp các ngân hàng hạ các điều kiện tín dụng để tranh giành khách hàng dẫn đến công tác quản lý rủi ro tín dụng bị buông lỏng, tăng nguy cơ nợ xấu.

Bên cạnh đó, việc tăng cường thanh tra, giám sát của NHNN sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu của NHTM. Khi các hoạt động này diễn ra thường xuyên, chủ động, đáp ứng được yêu cầu, nội dung và phương pháp từ đó sẽ cảnh báo những sai phạm của NHTM và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời sẽ ngăn ngừa được các khoản nợ xấu phát sinh. Ngược lại nếu công tác thanh tra giám sát không đạt yêu cầu, không thể phát hiện sớm và cảnh báo những sai phạm của NHTM sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

1.4 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số NHTM trên thế giới 1.4.1 Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China- BOC)

Tại Trung Quốc : Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China- BOC) là 1 trong 5 NHTM lớn nhất Trung Quốc. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng này năm 2002 là 25,4%, cao hơn rất nhiều mức cho phép của quốc tế. Nguyên nhân nợ xấu gia tăng tại BOC chủ yếu do tăng trưởng tín dụng quá nóng, cho vay đối với lĩnh vực ngoài truyền

thống như cho vay bất động sản, giá trị cho vay trên tài sản (LTV) quá cao khi bất động sản suy giảm giá trị , giá trị tài sản thế chấp không đủ bù đắp khoản vay ; công tác giám sát sau giải ngân kém. Để giải quyết vấn đề trên BOC đã tiến hành nhiều biện pháp như hoàn thiện quy trình quản lý tín dụng, thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định và tăng cường hoạt động của công ty quản lý tài sản (AMC).

1.4.2 Một số ngân hàng tại Châu Âu(Ngân hàng StandardChartered9Barclays,

Một phần của tài liệu 1192 quản lý nợ xấu tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w