Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 1232 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP hàng hải việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 40)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26/4/1957 theo quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) và là một trong hai ngân hàng ra đời sớm nhất trong hệ thống ngân hàng

Việt Nam.

Với hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã đạt đựoc những thành tựu quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nhìn chung, BIDV chưa phải đối mặt với một cú sốc nào từ phía lãi suất. Trong những năm gần đây, hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất đã góp phần giúp Ngân hàng đạt được tốc độ phát triển nhanh mạnh như hiện nay. BIDV thực hiện tốt các chỉ tiêu khống chế hạn mức để chủ động xác định mức độ tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra.

- Về mô hình tổ chức: Triển khai mô hình tổ chức TA2, Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp đã được thành lập theo Quyết định số 642/QĐ-HĐQT ngày 28/8/2008 của Hội đồng quản trị BIDV với chức năng

nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu, giúp việc Ban lãnh đạo về quản lý rủi

ro thị

trường, quản lý rủi ro tác nghiệp.

Với việc xây dựng và triển khai chuyển đổi thành công mô hình tổ chức mới theo TA2 đã nâng cao một bước khả năng cảnh báo trước, quản lý rủi ro độc lập với đơn vị kinh doanh của BIDV, tiếp cận dần với mô hình quản lý rủi ro hiện đại của thế giới.

- về chính sách, quy trình: Chính sách quản lý rủi ro thị trường ban hành theo Quyết định số 227/QĐ- HĐQT ngày 11/11/2005, là khung pháp

lý cao nhất để ban điều hành và các cấp quản lý chỉ đạo hoàn thiện hệ thống

văn bản chế độ, công cụ đo lường, biện pháp quản lý rủi ro thị trường một

lãi suất cho vay các kỳ hạn để góp phần thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ.

- về công cụ đo lường quản lý rủi ro lãi suất: BIDV thực hiện quản lý rủi ro lãi suất thông qua công cụ chính là giá trị chịu rủi ro (VaR).

Hiện tại,

BIDV đã và đang hoàn thiện chương trình phần mềm quản lý dành cho VaR

lãi suất. Các công cụ khác phục vụ cho đo lường, đánh giá, giám sát

rủi ro

thị trường như thử nghiệm khủng hoảng (stress testing), kiểm nghiệm quá

khứ (back testing), giám sát tuân thủ hạn mức, giới hạn,... hiện chưa được

xây dựng.

- về công tác báo cáo: Các báo cáo đánh giá rủi ro lãi suất được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất nhằm kịp thời đưa ra những đánh giá, phân tích

rủi ro đối với một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh phục vụ cho sự

chỉ đạo

điều hành của Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO).

Một phần của tài liệu 1232 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP hàng hải việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w