2.2.2.1. Thực trạng công tác chỉ đạo, điều hành lãi suất
Chính sách, cơ chế điều hành lãi suất của MSB thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh, thị trường và cả chính sách của NHNN. Cơ chế điều hành lãi suất hiện tại của MSB như sau:
Nguyên tắc quản lý
Lãi suất được quản lý theo nguyên tắc tập trung, linh hoạt, phù hợp với cơ chế điều hành lãi suất của NHNN để thực hiện chính sách cạnh tranh và bảo đảm hiệu quả kinh doanh của MSB.
Lãi suất được công bố phù hợp với nội dung, điều kiện, phương thức huy động, cho vay hoặc thực hiện dịch vụ của MSB, được tính bằng đồng
Việt Nam (VND), đô la Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác theo quy định của Pháp luật về quản lý lãi suất và quản lý ngoại hối.
Lãi suất huy động được quản lý bằng Lãi suất huy động tối đa (lãi suất trần). Lãi suất cho vay được quản lý bằng Lãi suất cho vay tối thiểu (lãi suất sàn). Phí dịch vụ ngân hàng được quản lý bằng biểu phí khung.
Căn cứ và yêu cầu xác định lãi suất
* Lãi suất huy động được xác định trên cơ sở:
- Lãi suất cho vay được thị trường chấp nhận trừ đi chi phí trực tiếp và gián tiếp hợp lý liên quan đến việc huy động vốn như: Chi trả lãi,
chi phí
quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, dự trữ bắt buộc...
- Lãi suất huy động hiện hành của các TCTD khác trên thị trường; - Xu hướng biến động của lãi suất;
- Nhu cầu huy động vốn, sử dụng vốn của các Chi nhánh và toàn Hệ thống MSB;
- Loại tiền, số tiền, thời hạn, phương thức huy động và sử dụng vốn; - Các quy định của Pháp luật về Lãi suất huy động.
* Lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở:
- Chi phí trực tiếp và gián tiếp hợp lý liên quan đến sử dụng vốn: Chi trả lãi huy động vốn, chi phí thẩm định, xét duyệt cho vay, dự trữ bắt buộc.;
- Lãi suất cạnh tranh của các TCTD trên địa bàn; - Xu hướng biến động của lãi suất;
- Mức độ rủi ro của nghiệp vụ và nhu cầu của Khách hàng;
- Loại tiền, số tiền, thời hạn, phương thức huy động và sử dụng vốn; - Các quy định của Pháp luật về Lãi suất cho vay.
Trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn được xác định như sau:
- Lãi suất cho vay ngắn hạn: được xác định bằng lãi suất tiết kiệm thông thường trả lãi sau kỳ hạn 06 tháng của MSB + biên độ lãi suất, phù
hợp với chính sách lãi suất của MSB và Pháp luật.
- Lãi suất cho vay trung dài hạn: được xác định bằng lãi suất tiết kiệm thông thường trả lãi sau kỳ hạn 12 tháng của MSB + biên độ lãi suất, phù
hợp với chính sách lãi suất của MSB và Pháp luật. * Thời hạn điều chỉnh lãi suất cho vay
- Thời hạn điều chỉnh lãi suất 1 tháng/lần hoặc 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần kể từ ngày giải ngân đầu tiên.
- Các đơn vị kinh doanh được chủ động áp dụng thời hạn điều chỉnh lãi suất 1 tháng/lần hoặc 3 tháng/lần. Các trường hợp điều chỉnh lãi
suất 6
tháng/lần phải có ý kiến chấp thuận của Giám đốc Khối khách hàng doanh
nghiệp, Khách hàng cá nhân hoặc người được Giám đốc Khối ủy quyền.
* Lãi suất huy động và Lãi suất cho vay của MSB được áp dụng đối với mỗi loại tiền, số tiền, kỳ hạn, phương thức huy động hoặc cho vay, phương thức trả lãi, được công bố và điều chỉnh khi có sự biến động
của thị
trường hoặc bảo đảm hiệu quả kinh doanh của toàn Hệ thống MSB. * Phương thức tính và trả lãi
- Lãi tiền vay được tính theo thời hạn vay thực tế và áp dụng theo phương thức trả lãi trước, trả lãi tròn tháng, quý hoặc cuối kỳ hạn cho vay.
- Việc thu lãi đối với các khoản nợ gốc quá hạn do các Chi nhánh ấn định và thoả thuận với khách hàng, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc đã được điều chỉnh trong Hợp đồng tín dụng.
2.2.2.2. Các nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Thứ nhất, nguyên nhân từ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Lãi suất là một biến số quan trọng của nền kinh tế vĩ mô, có tác động lớn đến sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Lãi suất chịu tác động của rất nhiều yếu tố, chủ quan cũng như khách quan và do đó thường xuyên biến động. Chính vì vậy điều hành lãi suất được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Ngân hàng Trung ương (NHTW) của từng quốc gia. Lãi suất được dùng như một công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng nhằm mục tiêu chính sách quốc gia.
Trong những năm qua, với sự biến động của nền kinh tế thế giới, NHNN Việt Nam đã thực hiện sát sao việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm duy trì tính ổn định của thị trường tài chính trong nước, trong đó có công cụ là các lãi suất chủ chốt. Mặc dù việc điều chỉnh các mức lãi suất nhằm mục tiêu thích ứng với sự thay đổi của thị trường nhưng trên thực tế NHNN đã không thực sự nghiên cứu kỹ, không bao quát hết được tất cả những trường hợp có thể xảy ra khi ra các Quyết định, chỉ thị; không tìm hiểu kỹ tình hình các ngân hàng và khả năng các ngân hàng có thể thực hiện được không , chính vì vậy đã dẫn tới những khoảng thời gian các NHTM chịu rủi ro lãi suất không nhỏ từ những điều chỉnh có phần chưa hợp lý. Có thể thấy rõ điều này thông qua việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2010 sau đây:
Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Tính chung cả năm, NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm). Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), lãi suất cơ bản được trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các NHTM, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó. Cụ thể, ngoài sự điều chỉnh trên, NHNN chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các TCTD (không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự).
Biểu 2.2: Diễn biến các lãi suất chủ chốt năm 2008 (%)
♦ Lãi suất cơ bản B Lãi suất tái cấp vốn ALãi suất chiết khấu
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các NHTM. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng,
lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm. Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều NHTM cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tí n dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%). Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của NHNN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm t rên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm. Trong cuộc đua lãi suất, rất nhiều ngân hàng đưa ra sản phẩm Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, theo đó khách hàng gửi tiền có thể rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm này vô hình chung khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài để có lãi suất cao hơn nhưng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, để giảm chi phí dự trữ bắt buộc, các NHTM cổ phần thỏa thuận với khách hàng gửi tiền kéo dài thời gian gửi tiền trên hợp đồng lên đến 12 tháng hoặc dài hơn so với thời gian thực gửi. Đây là một trong những nguyên nhân làm ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao vì các ngân hàng không thể xác định được kỳ hạn hoàn trả của món tiền, gây khó khăn cho công tác Quản lý TSN - TSC.
Có thể nói rằng thị trường ngân hàng trong nước năm 2008 đã trải qua những biến động chưa từng có về mặt lãi suất. Sang đến năm 2009, chính sách điều hành lãi suất của NHNN tương đối ổn định, về mặt tần suất điều
chỉnh lãi suất đã giảm so với năm 2008, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12, các NHTM đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số thành viên có tới 10,5%/năm (chưa tính các hình thức khuyến mại, cộng thưởng gián tiếp). Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống. Điều này dẫn đến một hệ quả ít thấy là tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng giảm rất mạnh; nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất huy động và cho vay đạt khoảng 3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản xuất kinh doanh).
Khi thực hiện trần lãi suất cho vay bằng 150% lãi suất cơ bản (từ tháng 5/2008), tức cao nhất là 12%/năm, khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay là quá nhỏ nên các ngân hàng buộc phải cho vay ở mức cao nhất cho tất cả các khách hàng, như vậy sẽ không có sự phân biệt chính sách cho khách hàng tốt, xấu, cho những ngành hàng ưu tiên và không ưu tiên, cũng như cho vay ngắn và trung dài hạn. Do đó sẽ khuyến khích những khách hàng có độ rủi ro cao đi vay nhiều hơn, đồng thời các ngân hàng không thể linh hoạt được do chênh lệch đầu vào và đầu ra của lãi suất quá nhỏ. Chính vì lẽ đó NHNN đã ban hành Thông tư số 07 ngày 26/2/2010 về việc cho phép các TCTD cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn. Tuy nhiên, ngay từ khi Thông tư này có hiệu lực, trên thực tế đã phát sinh các hiện tượng có khả năng dẫn tới rủi ro cho ngân hàng như việc
“tạm ngừng” cho vay ngắn hạn của các ngân hàng xảy ra gần như đồng thời, nhiều ngân hàng chuyển tất cả các khoản cho vay ngắn hạn mới sang dạng trung, dài hạn dù khách hàng không có yêu cầu, bởi lẽ với việc cho vay ngắn hạn nghiêm túc với lãi suất trần là 12%/năm thì ngân hàng sẽ lỗ. Điều này sẽ làm mất cân đối nghiêm trọng về thời hạn trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng. Mặt khác, kể từ khi có quy định về lãi suất thỏa thuận với các khoản vay trung dài hạn, các khoản vay có thời hạn 366 ngày tại các ngân hàng tăng đột biến. Lý do là 365 ngày được coi là vay ngắn hạn, còn 366 ngày thì được coi là vay trung dài hạn. Với 366 ngày, ngân hàng được quyền thỏa thuận lãi suất vay với khách hàng; còn 365 ngày thì chỉ được cho vay tối đa là 12%/năm theo trần lãi suất hiện hành. NHNN mở ra cho vay trung dài hạn được thỏa thuận lãi suất nhưng các tồn tại của trần lãi suất thì vẫn còn đó, các ngân hàng thực chất đã có thể cho vay ngắn hạn với lãi suất thỏa thuận nhưng không được chính danh. Điều này cũng tạo ra những vấn đề không tốt cho tính minh bạch của hệ thống ngân hàng.
Trước diễn biến của thị trường và khắc phục những “hạn chế” do thông tư số 07, ngày 14/04/2010, NHNN đã ban hành thông tư số 12/2010/TT-NHNN, trong đó cho phép các TCTD được phép cho vay thỏa thuận đối với cả các khoản vay ngắn hạn và trung - dài hạn. Trước đó, để nắm bắt tình hình lãi suất cho vay và xử lý các vấn đề liên quan, NHNN cũng đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VND. Chủ trương cho vay theo thỏa thuận sẽ có tác động rất lớn đến thị trường tiền tệ hiện nay, tạo ra thanh khoản, tạo tính minh bạch thông thoáng cho các ngân hàng điều hành lãi suất hợp lý, nâng cao tính cạnh tranh về uy tín trong cả lĩnh vực huy động vốn. Thỏa thuận được lãi suất cho vay, các ngân hàng cũng sẽ thỏa thuận được lãi suất huy động, đảm bảo khả năng kinh doanh của ngân hàng, chống những tiêu
cực như tự do khuyến mại, tự do cộng chi phí... và quan trọng là sẽ không lo những nguồn "chênh" này nằm vào túi các nhân viên trực tiếp thỏa thuận với khách hàng. Hay nói cách khác, chủ trương này đã đáp ứng được nguyện vọng của cả người gửi tiền, người vay tiền và đáp ứng được khả năng kinh doanh của ngân hàng, đồng thời tạo cho người đi vay và người cho vay tính toán chặt chẽ, sử dụng đồng vốn vay một cách hiệu quả vào sản xuất kinh doanh. Chính nhưng điều này sẽ góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế, tạo điệu kiện để chống lạm phát cao quay trở lại.
Quy định mới của NHNN đã tạo điều kiện cho các NHTM minh bạch và công khai hơn trong việc công bố lãi suất cho vay và chính là động lực để các ngân hàng đồng loạt công bố mức lãi suất huy động “thực chất”. Mở đầu là ACB đã ban hành biểu lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán linh hoạt lãi suất thả nổi. Trong đó, nhiều kỳ hạn ở một số loại tiền gửi đồng loạt ở mức cao so với mặt bằng chung (10,49%), cụ thể, lãi suất tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi bằng VND có mức cao nhất lên tới 11,6%/năm với các khoản tiền gửi có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên. Nhiều kỳ hạn khác, ứng với các khoản tiền gửi từ 500 triệu đồng đến dưới 10 tỷ đồng cũng đồng loạt được áp lãi suất từ 10,7% - 11,58%/năm. Tiếp theo ACB, một loạt các ngân hàng khác cũng công bố mức lãi suất “vượt khung”, hiện