Quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu 1232 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP hàng hải việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66)

2.2.3.1. Mức độ thực hiện quản trị rủi ro lãi suất theo hướng dẫn của Ủy

ban Basel

Mức độ thực hiện các nguyên tắc quy định ban giám đốc và các nhà quản trị cấp cao giám sát chung về rủi ro lãi suất: Các nguyên tắc 1, 2, 3 tập trung vào quy định vai trò của ban giám đốc, các nhà quản trị cấp cao và cơ cấu trách nhiệm và quyền hạn để quản trị rủi ro lãi suất. MSB về cơ bản đã thực hiện các nguyên tắc này khi xây dựng được mô hình quản lý rủi ro, có học tập mô hình của các NHTM nước ngoài.

Theo mô hình này, Hội đồng quản trị có trách nhiệm xem xét và thông qua các chiến lược và chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng do phòng quản lý rủi ro xây dựng và đề xuất. Ban điều hành thông qua Hội đồng quản lý rủi ro, có trách nhiệm thực hiện và triển khai các chiến lược đã được phê chuẩn. Phòng quản lý rủi ro tại trụ sở chính có trách nhiệm hỗ trợ hội đồng quản lý rủi ro và làm đầu mối triển khai việc quản trị rủi ro đến các chi nhánh, đơn vị, phòng ban trong toàn hệ thống MSB. Như vậy, bộ phận quản lý rủi ro được tách biệt khỏi bộ phận giao dịch trực tiếp và báo cáo trực tiếp lên Ban điều hành. Bộ phận kiểm toán độc lập với bộ phận quản trị rủi ro, nhằm kiểm tra tính hiệu quả của chính sách, quy trình quản lý rủi ro và việc tuân thủ chặt chẽ quy trình quản lý rủi ro trong ngân hàng.

Mức độ thực hiện quy định về chính sách và quy trình quản lý rủi ro phù hợp (nguyên tắc 4, 5): Quy trình quản lý rủi ro lãi suất ở MSB còn ở mức sơ khai, mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các mức lãi suất huy động và cho vay, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro. Việc xác định các rủi ro liên quan đến sản phẩm, hoạt động mới và thực hiện trước các biện pháp phòng ngừa rủi ro hầu như chưa áp dụng.

Mức độ thực hiện quy định về các chức năng đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro (nguyên tắc 6, 7, 8, 9): Bộ phận quản lý rủi ro của MSB có nhiệm vụ lượng hóa, đặt ra các hạn mức về rủi ro, giám sát và điều tiết rủi ro. Tuy nhiên mức độ thực hiện mới chỉ dừng lại ở việc xác định khuynh hướng rủi ro, chủ yếu mới chỉ theo dõi chênh lệch giữa TSC và TSN theo kỳ tái định giá rồi đưa ra kết luận về ảnh hưởng đến thu nhập ròng của ngân hàng, trong khi mô hình định giá lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do vậy có rất nhiều hạn chế. Theo hướng dẫn cụ thể của Ủy ban Basel, mô hình định giá lại là kỹ thuật đơn giản nhất để đo lường rủi ro lãi suất có thể được áp dụng tại những ngân hàng có quy mô nhỏ, nhưng cần phải đánh giá tác động của biến động lãi suất đến cả thu nhập và giá trị thị trường của ngân hàng.. .Chính vì chưa lượng hóa được chính xác mức độ rủi ro nên việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro ở MSB mới chủ yếu là các biện pháp nội bảng như áp dụng điều chỉnh lãi suất trong cho vay trung dài hạn. Việc áp dụng các biện pháp ngoại bảng để phòng ngừa rủi ro còn hạn chế.

Mức độ thực hiện nguyên tắc quy định về duy trì mức độ sở hữu tương xứng với mức độ rủi ro lãi suất (nguyên tắc 12): NHNN Việt Nam cũng quy định các NHTM phải duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản rủi ro tối thiểu là 8% (Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN). Trong những năm vừa qua, MSB đều đã đảm bảo tỷ lệ này theo quy định của NHNN.

Bảng 2.4: Tỷ lệ an tòan vốn tối thiểu của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải

(Nguồn: Báo cáo 457 của MSB các năm 2006 - 2009)

2.2.3.2. Công cụ và biện pháp quản lý rủi ro lãi suất Thực hiện quản trị tài sản Có, tài sản Nợ

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị TSC và TSN, trong quản lý rủi ro lãi suất, MSB luôn chú trọng tới quản trị TSC và TSN, bao gồm những hoạt động chủ yếu sau:

Thứ nhất, thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn giữa nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế (thị trường 1) và nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) theo hướng đẩy mạnh huy động thị trường 1 vì đây là nguồn vốn ổn định, ít có sự biến động lớn có thể xảy ra cùng 1 lúc. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngân hàng có thể sử dụng tạm thời nguồn vốn huy động thị trường 2 nhưng sau đó nguồn vốn này phải được nhanh chóng bù đắp bằng nguồn vốn thị trường 1. Trong những năm qua, MSB đều thực hiện tốt việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn này, đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Bảng 2.5: Huy động thị trường 1 và thị trường 2 của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải

vốn, kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đạt được một dự báo khá chính xác về dòng tiền vào - ra ngân hàng trong tương lai gần. Chẳng hạn như đối với Tập đòan Công nghiêp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng như

các đơn vị thành viên, MSB áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt như thời gian, địa điểm, lãi suất cho vay, chính sách về phí tín dụng, hệ số dư nợ được đảm bảo bằng tài sản.Ngoài ra còn có các chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho khách hàng VIP thuộc TKV như thăm hỏi khách hàng, tặng kỷ niệm chương công nhận chất lượng phục vụ, gửi hoa chúc mừng nhân ngày kỷ niệm, phục vụ tận trụ sở của khách hàng.

Thứ ba, phát huy hơn nữa vai trò, tầm quan trọng trong hoạt động ngân hàng của Ủy ban Quản lý TSN, TSC (gọi tắt là Ủy ban ALCO) để bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng khỏi những rủi ro có thể xảy ra. MSB đã ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Ủy ban ALCO, trong đó quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban trong việc quản trị rủi ro lãi suất như đề xuất chính sách, quy định quản trị rủi ro lãi suất cho hoạt động tín dụng và tiền gửi, đề xuất mô hình đo lường, công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất bao gồm các chiến lược phòng ngừa rủi ro lãi suất của các tài khoản ngoại bảng, đưa ra các phương pháp xác định mức lãi suất.

Thứ tư, tiếp tục khai thác các dịch vụ ngân hàng khác làm tăng lợi nhuận từ các dịch vụ, làm giảm áp lực tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay qua đó có thể hạn chế được nợ quá hạn, đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng góp phần kiểm soát tốt khe hở kỳ hạn để tránh rủi ro lãi suất.

Quản lý mất cân đối cấu trúc tài sản (GAP)

Hiện nay, tại MSB công tác tính toán và đo lường rủi ro lãi suất mới chỉ bắt đầu ở việc Quản lý mất cân đối cấu trúc tài sản (GAP). Mất cân đối cấu trúc tài sản (GAP) bao gồm khe hở nhạy cảm lãi suất, phát sinh khi MSB thực hiện các hoạt động kinh doanh như: cấp tín dụng, huy động tiền gửi, kinh doanh ngoại hối, tiền tệ và các hoạt động khác. Mất cân đối cấu trúc tài sản được xem xét trên hai góc độ: thời hạn và mức độ chênh lệch. Vì vậy, MSB sử dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro bằng việc thiết lập các

hạn mức về mất cân đối cấu trúc tài sản trong từng kỳ hạn cũng như lũy kế từng thời đoạn.

Gap xảy ra khi thời gian đáo hạn còn lại của các khoản huy động và các khoản tiền cho vay không giống nhau. Gap có thể được tạo ra nhằm khai thác sự thay đổi có dự báo của lãi suất.

Gap = RSA - RSL

RSA: Tài sản có nhạy cảm với lãi suất RSL: Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất

Nội dung của biện pháp này là phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ TSC và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định.

Việc thực hiện đo lường rủi ro lãi suất được tiến hành định kỳ và thường xuyên theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh và biến động của thị trường thông qua việc lập các báo cáo bởi Khối quản lý rủi ro. Định kỳ hàng quý, phòng quản lý rủi ro lập báo cáo chênh lệch giữa TSC và TSN (cả nội bảng và ngoại bảng) theo các kỳ hạn: quá hạn, không chịu lãi suất hoặc không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4-6 tháng, 7-12 tháng, 2 năm và lớn hơn 2 năm. Sau đó sẽ đặt phần chênh lệch này trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất của thị trường. Từ đó tính toán được ảnh hưởng của sự thay đổi 1% lãi suất lên thu nhập của ngân hàng.

Mặt khác, căn cứ vào việc xác định Gap âm hay dương mà ngân hàng có thể có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Gap âm (nhạy cảm với tài sản nợ): Nếu ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới, ngân hàng có thể đặt tiền hay cho vay tiền với kỳ hạn dài hơn và đi vay/huy động với kỳ hạn ngắn, với việc liên tục quay vòng tiền huy động vào.

Gap dương (nhạy cảm với tài sản có): Nếu ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới, ngân hàng có thể đặt tiền hay cho vay tiền với kỳ

Chỉ tiêu ≤ 1 month M2 M3 M4-6 M7-12 Y2 > Y2 Total TSC nhạy cảm lãi suất 11.479.14 7 3.841841 3.103.590 4.054.674 2.543.687 23.805.27 10.450.493 39.278.735 TSN nhạy cảm lãi suất 17.443793 4.138.672 3.682.893 2.655.622 3.840.165 3.646.19 6 3.131.207 38.538.547 Net Gap (5.964.645) (296.801) (579.303) 1.399.052 (1.296.478) 159.076 7.319.286 740.188 Cum Gap (5.964.645) (6.261.446) (6.840.749) (5.441.697) (6.738.175) (6.579.099 ) 740.188 Gap as % Assets - 15,19% - 0,76% - 1,47% 3,56% - 3,30% 0,4% 18,63%

hạn ngắn hơn và đi vay/huy động với kỳ hạn dài hơn, với việc liên tục quay vòng tiền cho vay hay tiền đi gửi.

Với Gap tích lũy (accumulative Gap), ngân hàng có thể biết được mức thay đổi thu nhập lãi suất ròng trong những kỳ hạn tích lũy (chẳng hạn trong vòng 3 tháng tới) sẽ thay đổi như thế nào với tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với tài sản có và tài sản nợ.

∆NIIi = CGAPi x ∆Ri Trong đó:

∆NIIi: sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm tài sản i ∆Ri: mức thay đổi lãi suất của nhóm tài sản i

CGAPi: Chênh lệch tích lũy của nhóm tài sản i

Bảng 2.6: Ảnh hưởng của biến động lãi suất

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được

Mặc dù công tác quản trị rủi ro lãi suất mới được MSB quan tâm, tuy nhiên cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần vào việc đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của MSB trong thời gian vừa qua, khi thị trường có nhiều biến động.

Một là, về mô hình tổ chức, MSB đã tái cấu trúc theo mô hình khối, trong đó có khối quản lý rủi ro với ba phòng nghiệp vụ chính là phòng quản lý rủi ro thanh khoản và thị trường, phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư, phòng quản lý rủi ro hoạt động. Việc xây dựng một khối nghiệp vụ chuyên biệt như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện công tác quản lý rủi ro được bao quát và tổng thể trong toàn hệ thống ngân hàng.

Hai là, MSB đã thành lập Ủy ban ALCO thực hiện chức năng quản lý cấu trúc bảng cân đối tài sản của ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng, thông qua các chính sách và thực hiện quản trị rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động, đồng thời tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ.

Ba là, về các văn bản, chính sách trong quản trị rủi ro lãi suất, MSB đã ban hành Quy chế quản lý rủi ro lãi suất làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý rủi ro lãi suất nói chung. Chính sách lãi suất của MSB trong những năm qua đã được điều hành linh hoạt theo diễn biến của thị trường và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, góp phần hạn chế rủi ro lãi suất.

Bốn là, đối với các công cụ và biện pháp quản lý rủi ro lãi suất, MSB đã nghiên cứu và áp dụng biện pháp quản trị TSN - TSC, biện pháp quản lý

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định mà đơn vị đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời góp phần giúp ngân hàng tránh được những cú sốc về lãi suất.

2.3.2. Những hạn chế

Thứ nhất, chưa có một quy trình hướng dẫn cụ thể về quản lý rủi ro lãi suất, tại MSB, hiện nay mới chỉ có Quy chế quản lý rủi ro lãi suất, do vậy chưa tạo được sự đồng bộ và thống nhất trong toàn bộ hệ thống đối với công tác quản lý rủi ro lãi suất.

Thứ hai, hạn chế từ mô hình định giá lại

Hiện nay, việc MSB mới bắt đầu thực hiện việc lượng hóa rủi ro lãi suất thông qua mô hình định giá lại nhằm quản lý rủi ro lãi suất, chưa sử dụng các mô hình kết hợp khác, chính vì vậy, những hạn chế của mô hình định giá lại cũng chính là những khó khăn mà MSB gặp phải trong quá trình quản trị rủi ro lãi suất.

* Hiệu ứng của giá thị trường

Sự thay đổi của lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập lãi suất mà còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của TSC và TSN. Mô hình định giá lại chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng. Do đó, việc MSB hiện nay mới chỉ sử dụng mô hình định giá lại sẽ chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng.

* Vấn đề kỳ định giá tích lũy

Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các TSC và TSN trong cùng một nhóm. Ví dụ, giá trị TSC và TSN trong cùng một nhóm có cùng một kỳ hạn đến hạn có thể là bằng nhau nhưng TSN có thể được định giá lại tại thời điểm cuối của kỳ định giá trong khi TSC lại được định giá lại tại thời điểm đầu của kỳ định giá lại. Giả sử, trong cùng một nhóm tài sản có cùng kỳ hạn từ 7 đến 12

tháng, giá trị TSC và TSN là bằng nhau và là 2.000 tỷ đồng, theo mô hình định giá lại thì chênh lệch trong kỳ hạn này là bằng 0, không có ảnh hưởng gì đối với thu nhập lãi suất ròng. Nhưng nếu cơ cấu kỳ hạn của TSC là từ 7 đến 9 tháng, trong khi đó cơ cấu kỳ hạn của TSN là 10 đến 12 tháng thì rõ ràng kỳ hạn đến hạn giữa TSC và TSN không cân xứng nhau, trong khi đó theo mô hình định giá lại lại coi như không có vấn đề.

Như vậy, nếu kỳ định giá càng mau thì những hạn chế của kỳ định giá tích lũy càng nhỏ. Nếu kỳ định giá được tính toán hàng ngày sẽ cho ta một bức tranh trung thực về sự thay đổi thu nhập lãi suất ròng. Hiện nay, MSB mới chỉ thực hiện việc định giá lại định kỳ theo quý, do vậy vẫn bị ảnh hưởng bởi hạn chế này của mô hình định giá lại.

* Vấn đề tài sản đến hạn

Trong mô hình định giá lại, giả định toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần khi đến hạn kể cả các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay trung dài hạn có lãi suất cố định. Tuy nhiên, trên thực tế những khoản

Một phần của tài liệu 1232 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP hàng hải việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66)