Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãisuất tại một số nước trên thế giới và

Một phần của tài liệu 1231 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 42)

và bài học cho Việt Nam

1.2.6.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số nước trên thế giới

Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ở Ân Độ, rủi ro lãi suất được các ngân hàng thương mại tính toán và báo cáo cho ngân hàng điều hành (ngân hàng dự trữ Ân Độ). Những báo cáo này tuy nhiên không được công khai. Những gì có thể công khai chỉ là “trạng thái lỏng” của ngân hàng, ở đây các bộ phận cấu thành được phân loại dựa trên thời gian còn lại của tài sản, nợ. Các ngân hàng Ân Độ được yêu cầu phải trình bày kỳ hạn mẫu của tài sản và nợ theo khung kỳ hạn. Các dải thời hạn được đưa ra là 1-14 ngày, 15-28 ngày, 29 ngày đến 3 tháng, 6 tháng đển 1 năm, 1 năm đến 3 năm, 3 năm tới 5 năm và trên 5 năm. Sự khác nhau giữa các kỳ hạn thể hiện độ nhạy của tài sản, nợ.

Trên thế giới, các ngân hàng thường bắt đầu từ các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất để tìm ra cách thức phòng ngừa rủi ro lãi suất. Ở Ân Độ, Ngân hàng Dự Trữ Ân Độ Hướng dẫn các ngân hàng thương mại sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đông hoán đổi để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong khi thị trường tài chính còn khá nhỏ bé và chưa phong phú. Việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất ở hầu hết các ngân hàng thương mại hầu như chỉ tập trung vào đo lường sự thay đổi của thu nhập lãi ròng. Trong khi một vài ngân hàng đã đưa ra những khái nhiệm hiện đại về rủi ro lãi suất, hầu hết các ngân hàng xuất hiện nhận thức cổ điển: triển vọng thu nhập. Các ngân hàng thương mại phải đệ trình báo cáo này tới Ngân hàng Dự trữ của Ân Độ theo định kỳ.

Kinh nghiệm của Philippin

Philippin có hệ thống các ngân hàng tương đối rộng lớn và phức tạp. Theo ngân hàng trung ương Philippin, năm 2012 nước này có 38 NHTM (19 NHTM tư nhân, 16 chi nhánh NHTM nước ngoài và 3 NHTM nhà nước); 71

30

ngân hàng tiết kiệm; 614 ngân hàng phục vụ nông thôn và 44 quỹ tín dụng. Các rủi ro chính mà ngân hàng Philippin g ặp phải là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản. Đa số các ngân hàng Philippin thiết lập cơ cấu tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn nợ nhạy cảm lãi suất, khi lãi suất giảm thì thu nhập lãi ròng (NII) tăng. Cơ cấu này giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro khi lãi suất giảm, đồng thời nếu lãi suất tăng, ngân hàng sẽ sử dụng các nguồn thu ngoài lãi để bù đắp cho sự sụt giảm của thu nhập lãi.

• Kinh nghiệm của Mỹ

Đến nay, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, mỗi khi nền kinh tế này có dấu hiệu suy thoái dù là nhỏ nhất cũng làm tổn thuơng tới kinh tế thế giới.

Các NHTM Mỹ đang áp dụng các kỹ thuật hiện đại nhất để quản trị rủi ro lãi suất. Các NHTM lớn đã tổ chức quản trị rủi ro lãi suất, xây dựng chính sách và thiết lập các hạn mức rủi ro cụ thể để điều hành. Về đo lường rủi ro lãi suất, các NHTM sử dụng nhiều phương pháp hiện đại, phổ biến là: sử dụng mô hình định giá lại để đo lường sự nhạy cảm của thu nhập lãi ròng, sử dụng mô hình thời lượng để đo lường sự biến động của giá trị tài sản, sử dụng mô hình lương hóa rủi ro lãi suất VAR. Để tạo điều kiện cho việc đo lường RRLS và đảm bảo tính hiệu quả quản lý, chính sách quản lý rủi ro lãi suất của mỗi ngân hàng đều quy định rõ ràng trách nhiệm đối với các quyết định quản lý rủi ro lãi suất. Các quyết định này thường do ủy ban quản lý tài sản-nợ (ALCO) chịu trách nhiệm, ủy ban ALCO xây dựng chính sách và văn hóa quản trị rủi ro trong ngân hàng, họp định kỳ để đưa ra chiến lược quản trị tài sản- nợ phù hợp. Thông thường, mỗi NHTM thành lập một bộ phận chuyên trách trong việc quản trị rủi ro lãi suất, bộ phận này có nhiệm vụ quản trị rủi ro lãi suất trong NHTM đó, định kỳ báo cáo lên ủy ban ALCO. Về phòng ngừa rủi ro lãi suất, ngoài các biện pháp phòng ngừa nội bảng, các NHTM Mỹ

31

sử dụng khá nhiều các công cụ phòng ngừa ngoại bảng do thị trường các công cụ tài chính phái sinh ở Mỹ rất phát triển.

1.2.6.2. Bài học cho Việt Nam

Qua nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại một số nước trên thế giới, bài học rút ra cho Việt Nam là:

Thứ nhất, việc theo đuổi mục tiêu tự do hóa tài chính, dần tiến tới xóa

bỏ kiểm soát lãi suất sẽ dẫn tới lãi suất thị trường biến động nhiều hơn. Do đó, ngân hàng Nhà nước và các NHTM cần có sự chuẩn bị đầy đủ cho công tác nhận biết và phòng ngừa rủi ro lãi suất như việc xây dựng chính sách quản trị, các hạn mức và các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất phù hợp.

Thứ hai, ngân hàng Nhà nước cần quan tâm đến việc thiết lập các cơ sở

pháp lý hướng dẫn việc quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM và các thông tư hướng dẫn việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Thứ ba, tại các NHTM, các cấp lãnh đạo cần có nhận thức đúng đắn,

kịp thời về quản trị rủi ro lãi suất, xây dựng chiến lược quản trị rủi ro lãi suất bằng văn bản, thống nhất trên toàn hệ thống và phổ biến tới toàn thể cán bộ nhân viên; tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng để thực hiện tốt việc dự báo, đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Kết luận chương 1

Nắm vị trí huyết mạch của nền kinh tế nên sự an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại là vô cùng quan trọng. Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại gặp nhiều loại rủi ro, một trong các rủi ro đặc thù của ngân hàng thương mại là rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nợ. Rủi ro lãi suất làm biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường thay đổi. Ngân hàng

32

thương mại không thể tự xác định mức lãi suất hoặc dự đoán chắc chắn về xu hướng vận động của lãi suất mà chỉ có thể tự điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất để đạt được mục tiêu mong muốn. Do đó, các ngân hàng thương mại không thể lơ là trong việc quản trị rủi ro lãi suất.

Quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng thương mại cần được tổ chức thành quy trình cụ thể từ khâu tổ chức quản lý rủi ro lãi suất; nhận biết rủi ro lãi suất; đo lường rủi ro lãi suất và phòng ngừa rủi ro lãi suất. Để quản lý rủi ro lãi suất hiệu quả, ở mỗi ngân hàng thương mại cần thành lập bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro lãi suất của toàn hệ thống. Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng mô hình định giá lại và mô hình thời lượng để đo lường rủi ro lãi suất. Và các nhà quản trị dựa trên kết quả đo lường được để đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả nhất. Tùy vào hoàn cảnh và chiến lược quản trị mà ngân hàng thương mại lựa chọn các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất để đạt hiệu quả cao nhất: điều chỉnh cơ cấu tài sản- nợ hay các biện pháp ngoại bảng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất...

Thời điếm

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Chỉ tiêu Số tiền (triệu

đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) 33 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1231 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 42)