3.3.2.1. Hoàn thiện văn bản pháp lý về quản lý rủi ro tại các TCTD
Để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM, vấn đề cấp thiết hàng đầu là NHNN cần hoàn thiện hệ thống luật pháp để điều chỉnh, hướng dẫn về các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Năm 2011, NHNN đưa ra dự thảo thông tư quản lý rủi ro cho thấy cơ quan quản lý nhà nước đã quan tâm và có những nghiên cứu nhằm đưa ra văn bản pháp lý về quản trị rủi ro nói chung, trong đó bao gồm cả quản trị rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thông tư quản lý rủi ro vẫn chưa được chính thức ban hành. Một khi có quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây cũng chính là một điểm hạn chế cho
84
việc lượng hóa rủi ro lãi suất tại các NHTM. Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là Ngân hàng Nhà Nước cần phải nghiên cứu và đưa ra các quy định về đo lường rủi ro để hướng dẫn và giám sát các ngân hàng thương mại tuân theo nhằm đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống.
Các NHTM ít sử dụng các biện pháp ngoại bảng để tài trợ cho các tổn thất nội bảng do rủi ro lãi suất gây ra, một phần là do tính chất phức tạp của các công cụ này, mặt khác, là do NHNN chưa ban hành các quy định cụ thể để hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện. Hiện nay, mới chỉ có quy định về hợp đồng hoán đổi lãi suất. NHNN ngày 30/09/2003 đã có quyết định ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, có hiệu lực từ ngày 1/11/2003. Theo đó, các trường hợp thực hiện hoán đổi lãi suất đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng đó, giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, vay vốn nước ngoài, giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Để thực hiện hoán đổi lãi suất, các ngân hàng sẽ phải có đủ các điều kiện: có vốn tự có từ 200 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên; đã có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro; có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương, trường hợp tổng lãi ròng là âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó; đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất bằng ngoại tệ thì phải được NHNN cho phép hoạt động ngoại hối. Nếu là các doanh nghiệp sẽ phải có đủ 2 điều kiện là có giao dịch vay vốn, thuê mua tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm do 2 bên thoả thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng. Thời hạn của hợp đồng hoán đổi lãi suất phải phù hợp với thời hạn của khoản vay gốc nhưng tối đa là 5 ngày kể từ ngày hợp đồng đó có hiệu lực. Số nợ gốc của các hợp đồng
85
hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng.
3.3.2.2. Phân tích, dự báo và cung cấp thông tin dự báo
NHNN là cơ quan quản lý nhà nước đối với các NHTM. Để cả hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung phát triển ổn đinh, NHNN ngoài việc thanh tra, giám sát, còn cần phải thực hiện phân tích tình hình kinh tế trong và ngoài nước, xu hướng biến động của toàn nền kinh tế và đưa ra các dự báo đáng tin cậy làm cơ sở cho các NHTM đưa ra các chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, chức năng này của NHNN vẫn chưa được thực hiện, các NHTM đều phải tự tìm hiểu, phân tích và dự báo theo những thông tin mà tự các NHTM có được. Và bởi vì không phải NHTM nào cũng có thể có đầy đủ thông tin và thông tin là đáng tin cậy để đưa ra dự báo chính xác dẫn đến sự thua lỗ, sát nhập của nhiều NHTM trong thời gian qua.
3.3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra giám sát
- Chuyển sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Hiện nay NHNN chủ yếu thực hiện thanh tra tuân thủ: thanh tra việc huy động vốn, cho vay theo đúng chính sách hiện hành mà chưa thực hiện thanh tra kiểm tra trên cơ sở rủi ro. Khi mà cơ quan nhà nước chưa quan tâm và có biện pháp thanh kiểm tra thì các NHTM không chú trọng vào việc quản lý rủi ro bởi vì hầu hết các NHTM ở Việt Nam hiện nay đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Vấn đề về quản trị rủi ro lãi suất và các vấn đề khác đều xếp sau lợi nhuận.
- Tăng cường năng lực của cán bộ thanh tra. Hầu hết các cán bộ thanh tra NHNN hiện nay chỉ được đào tạo để giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các thông tư, nghị định của chính phủ, của NHNN và quy trình nghiệp vụ của NHTM. Các quy định về rủi ro của NHTM,chính sách quản trị rủi ro còn khá xa lạ với các cán bộ thanh tra NHNN hiện nay. Do đó, để NHTM thực hiện quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả, vấn đề NHNN cần đặc biệt quan tâm đó là đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ thanh tra để việc kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao.
86
- Đầu tư phát triển công nghệ. Trong thời đại ngày nay, yêu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các NHTM mà còn đối với NHNN. Đổi mới công nghệ giúp đẩy nhanh công tác phân tích, dự báo và soạn thảo, công bố các chính sách, công nghệ hiện đại cũng giúp cho việc theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các NHTM được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn.
3.3.2.4. Thận trọng trong việc điều hành Chính sách tiền tệ để tránh những cú sốc cho các NHTM
Đầu năm 2008, chúng ta đã chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất gay gắt giữa các NHTM gây bất ổn trên thị trường. Nguyên nhân chính là do chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà Nước, nôn nóng kiềm chế lạm phát NHNN đã tác động quá mạnh vào thị trường tiền tệ tạo ra cú sốc cho các NHTM. Đầu năm 2008, giữa lúc lạm phát tăng cao, NHNN đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá cao và yêu cầu các NHTM mua tín phiếu bắt buộc, thiếu hụt khả năng thanh khoản trầm trọng buộc các NHTM phải chạy đua lãi suất. Lãi suất thay đổi từng ngày như vậy đặt các NHTM vào tình thế gặp rủi ro lãi suất trên tất cả các kỳ hạn.
Thị trường là nơi rất nhạy cảm, những bài học năm 2008 và dư âm của nó đến bây giờ vẫn là bài học sâu sắc cho NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ. Do đó, NHNN cần thường xuyên liên tục theo dõi và phân tích diễn biến thị trường để xác định được thời điểm nào cần can thiệp vào thị trường và bằng công cụ nào là phù hợp, với lượng bao nhiêu là đủ để thị trường hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
Kết luận chương 3
Từ những lý luận ở chương 1 và kết quả nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở chương 2, luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với Nhà Nước, ngân hàng Nhà Nước để Vietinbank nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất.
87
Đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam, với mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống, Vietinbank cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả. Các giải pháp về tổ chức, quản lý rủi ro lãi suất bao gồm nâng cao trình độ, hiểu biết của nhà quản trị, cán bộ và khách hàng về rủi ro lãi suất và các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất; nâng cao chất lượng của hệ thống thống kê; đổi mới công nghệ ngân hàng. Về vấn đề dự báo lãi suất, Vietinbank cần nghiên cứu cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất nhằm đưa ra các dự báo chính xác về lãi suất thị trường và xu hướng biến động của nó để có giải pháp kịp thời. Về đo lường rủi ro lãi suất tại ngân hàng, mô hình đã lựa chọn chỉ đo lường được một phần của rủi ro lãi suất, đó là thu nhập. Thêm vào đó, mô hình định giá lại còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục để kết quả đo lường rủi ro lãi suất là căn cứ đáng tin cậy để nhà quản trị đưa ra giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả.
Đối với Nhà Nước, việc duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định là đặc biệt quan trọng. Rõ ràng, môi trường kinh tế- chính trị ổn định thì lãi suất ổn định, điều đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của việc quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM. Ngoài ra, Nhà Nước ta cần phải phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính để tạo điều kiện cho các NHTM sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Thêm vào đó, Nhà nước cần có biện pháp nhằm nâng cao tính độc lập của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ để việc điều hành đem lại hiệu quả cao.
Đối với Ngân hàng Nhà Nước, cần nghiên cứu và đưa ra các văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện tổ chức quản lý rủi ro lãi suất và các quy định về công cụ tài chính phái sinh đồng thời nên tăng cường công tác dự báo, công tác kiểm tra giám sát và đặc biệt thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ.
88
KẾT LUẬN
Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất là vấn đề quan trọng của ngân hàng, nó quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lãi suất thay đổi thì tác động đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng.
Lãi suất là một đại luợng biến động liên tục, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Ngân hàng không thể tự xác định mức lãi suất mà lãi suất này do thị truờng quy định. Ngân hàng chỉ có thể điều chỉnh sự hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất thị truờng . Do đó, công tác quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng là hết sức khó khăn và phức tạp.
Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thuơng mại thế giới WTO thì thị truờng rộng mở, có nhiều ngân hàng nuớc ngoài đã vào Việt Nam kinh doanh. Lãi suất thị truờng liên tục biến động. Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngân hàng thuơng mại và sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nuớc nhằm han chế những rủi ro lãi suất đem lại cho các ngân hàng.
Tại ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam, việc quản trị rủi ro lãi suất đã đuợc quan tâm trong mấy năm trở lại đây. Vietinbank đã xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất trên toàn hệ thống, thiết lập đuợc mô hình quản trị rủi ro lãi suất, thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro lãi suất.
Để nâng cao hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam nói riêng thì ngân hàng cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp phòng trảnh rủi ro trong thời gian dài. Đối với chính phủ, cần ban hành các chính sách và điều luật quy định rõ ràng về hoạt động rủi ro ở ngân hàng nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển ổn định và vững chắc. Ngân hàng nhà nuớc cần có biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thông qua việc điều chỉnh mức lãi suất phù hợp.
89
Trên đây là những vấn đề về rủi ro lãi suất và hoạt động quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng thuơng mại cổ phần Công Thuong Việt Nam. Do nhận thức có hạn nên bài làm không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận đuợc lời nhận xét góp ý của quý Thầy, Cô cùng các anh (chị) học viên để bài làm thêm phần hoàn thiện hơn.
90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ths. Nguyễn Tiến Công (2013), “Quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng thuơng mại”, Vietinbank nghiên cứu và trao đổi, Hà Nội.
2. TS. Duơng Tấn Diệp (2007), Kinh tế vĩ mô, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 3. Học viện ngân hàng (2012), giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
4. Học viện ngân hàng (2005), giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
5. Phạm Thị Hoa Nhàn (2012), Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh
doanh tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quảng Bình, tóm tắt
luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, truờng Đại học Đà Nằng, Đà Nằng.
6. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (2011 ),dự thảo thông tư quản lý rủi ro, Hà Nội.
7. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (2014), dự thảo thông tư quy định về hệ
thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Hà Nội.
8. Đào Vũ Quang Luật (2012), Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh Đồng Nai, bài báo nghiên
cứu khoa học, truờng Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai.
9. Nguyễn Văn Tiến (2013), giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
10. Truơng Cẩm Vân (2010), Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi
suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, truờng Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
11. Vietinbank(2010),Báocáo thường niên năm2010,Hà Nội.
12. Vietinbank (2011),Báocáo thường niên năm2011,Hà Nội. 13. Vietinbank(2012),Báocáo thường niên năm2012,Hà Nội.
14. Peter S.Rose (2001), Quảntrị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản tài
chính, Hà Nội
91
Tiếng Anh
15. Vighneswara Swamy P.M (2013), ’’Management of interest rate risk in Indian banking”, Social Science research network, pp.10-14.