Bảng 2.3 Thống kê lãi suất NHCT bình quân năm 2011- 2013

Một phần của tài liệu 1237 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 56)

2 201 3 Tổng tài sản (tỷ đồng)_________________ 460.604 503.530 576.36 8 Tiền gửi khách hàng (tỷ đồng) 257.274 289.105 7 364.49 Tiền vay (tỷ đồng)____________________ 293.434 405.744 460.079 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)______________ 28.49 1 33.62 5 54.07 5

Thu nhập lãi thuần (tỷ đồng)____________ 20.04 8

18.42 0

18.27 7

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)__________ 8.39 2

8.16 8

7.75 1

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)____________ 6.25 9

6.17 0

5.80 8

Hiệu suất sinh lời________________________________________________

ROE % 26,8 3 19,8 7 13,2 5 ROA % 1,5 1 1,2 8 1,0 8 NIM %_____________________________ 5,1 1 4,0 6 3,6 1

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập % 89,6 0

83,8 7

83,9 0

Hiệu quả quản lý_________________________________________________

Chi phí/thu nhập (Cost to income) %______ -40,57 -42,96 -45,49

Chi phí/tổng nợ (Cost to loan) %_________ -3,48 -3,04 -2,82

Chi phí/ tổng tài sản (Cost to asset) % -2,19 -1,96 -1,84

Sức mạnh tài chính_______________________________________________

Tỷ lệ cho vay/ Tổng tài sản (LAR) % 63,0

5 65,4 7 64,7 1 36

2.1.3 Hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Mạng lưới hoạt động

NHCT có Trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm. Tính đến 31/12/2013, Ngân hàng có:

- 01 Hội sở chính - 01 Sở giao dịch - 04 đơn vị sự nghiệp

- 02 VPDD trong nước và 01 VPDD tại Myanmar

- 07 Công ty con: CT TNHH MTV Cho thuê Tài chính; CT TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản; CT TNHH MTV Chứng khoán NHCT; CT

TNHH MTV Bảo hiểm; CT TNHH MTV Vàng bạc đá quý; CT TNHH MTV

Quản lý quỹ và CT TNHH MTV Chuyển tiền toàn cầu

- 151 Chi nhánh (trong đó có 02 Chi nhánh tại Đức và 01 Chi nhánh tại Lào) và hơn 1000 phòng giao dịch trải rộng khắp các Tỉnh/thành của cả

37

Tỷ lệ cho vay/ Tổng tiền gửi (LDR) % 112,8 8 114,0 4 102,3 3

Khả năng thanh toán_____________________________________________

Vốn CSH / Nợ phải trả % 6,6 0 7,1 6 10,3 6 Vốn CSH / Tài sản % 6,19 6,6 8 9,3 8 Vốn CSH / Dư nợ %__________________ 104,3 9 1.207,18 36.692,8 8 Chất lượng tài sản_______________________________________________

Nợ phân loại trên tổng TS %____________ 0,7

6 1,4 8 1,0 1 Dự phòng cho vay/NPLs %_____________ -137,76 -75,12 -87,53 Tỷ lệ trích lập dự phòng cho vay %_______ -1,03 -1,10 -0,88 CF Dự phòng / Dư nợ %_______________ -1,69 -1,32 -1,11 Tốc độ tăng trưởng_______________________________________________

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản %________ 25,2 6 9,3 2 14,4 7 Tốc độ tăng trưởng Vốn CSH %_________ 56,8 0 18,0 2 60,8 2

Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần % 83,3 3

ʌ ' (nguồn: NHCT)

Thực hiện nhiều giải pháp huy động vốn và cho vay, hiện thị phần của NHCT về HĐV và CV chiếm khoảng 10%, chỉ sau Agribank và ngang bằng

38

với BIDV. Riêng tại khu vực phía Nam, NHCT cũng đứng thứ 2 về thị phần tại hầu hết các khu vực. Khu vực TPHCM với mức độ cạnh tranh gay gắt, NHCT vẫn vững vàng với thị phần không thua kém các đối thủ khác như VCB, BIDV hay Agribank

Hoạt động dịch vụ ngân hàng tại NHCT bao gồm các hoạt động từ dịch vụ đơn thuần (thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, bảo hiểm, dịch vụ đại lý, các dịch vụ khác) và các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Lợi nhuận từ dịch vụ các năm từ 2011 -2013 lần lượt đạt 1.002 tỷ đồng, 1.004 tỷ đồng, 1.776 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Tính đến cuối năm 2013, doanh số mua bán ngoại tệ của NHCT trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh lên 32,6 tỷ USD, đạt bình quân 120 triệu USSD/ngày, chiếm 10-12% toàn thị trường. Doanh số trên thị trường 1 đạt 20 tỷ USD, tăng 48% so với năm 2012. Thị phần so với toàn thị trường tăng từ 8,6% đầu năm lên 11% cuối năm 2013. Điều này khẳng định vị thế hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHCT tiếp tục được nâng cao trên thị trường.

Qua số liệu tại bảng 2.1 cho thấy các chỉ số về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng đều đạt mức tốt so với các NHTM Việt Nam, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế thế giới và Việt Nam vô cùng khó khăn nhưng NHCT vẫn tăng trưởng với tốc độ khá cao về tài sản, VCSH, đồng thời lợi nhuận vẫn ổn định, quỹ lương thuộc diện cao nhất NHTM Việt Nam cho thấy những nỗ lực và hoạt động có hiệu quả của Ban lãnh đạo và toàn thể CBNV NHCT.

2.2THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1 Cơ chế điều hành lãi suất và diễn biến lãi suất tại NHCT

2.2.1.1 Cơ chế điều hành lãi suất của NHCT

Từ ngày 02 tháng 04 năm 2011, Ngân hàng triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing) khớp kỳ hạn theo thông

39

hàng đã hoàn thành hệ thống điều chuyển vốn nội bộ FTP giai đoạn 2, tạo điều kiện cho công tác quản lý nguồn vốn và lãi suất tập trung và hoàn thành dự án xây dựng hệ thống ALM giai đoạn 2 phục vụ quản lý tài sản nợ - có, tạo nguồn dữ liệu chuẩn hóa và các công cụ đo lường, giám sát hữu dụng cho công tác quản lý rủi ro thanh khoản và lãi suất.

Trước khi chuyển cơ chế quản lý vốn như hiện nay, NHCT đã trải qua nhiều mô hình quản lý vốn thông qua công cụ lãi suất:

Cơ chế lãi điều hoà chênh lệch cố định: Trước năm 2004, NHCT thực hiện cơ chế lãi điều hoà dựa trên LS bình quân vốn huy động thực tế tại chi nhánh cộng một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Cơ chế này nhằm tính đến tính chất địa bàn của LS huy động, nhưng lại chưa tạo động lực đủ mạnh để giảm thấp LS huy động đầu vào vì chi nhánh gửi vốn luôn được hưởng tỉ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ LS huy động nào. Giá bán vốn được tính toán đảm bảo bù đắp các khoản chi phí tại Hội sở chính (HSC) như chi trả lãi tiền vay ngoài hệ thống và chi trả lãi cho các chi nhánh (CN) gửi vốn.

Cơ chế lãi điều hoà một giá: Từ nhược điểm trên, năm 2004 NHCT đã chuyển sang cơ chế lãi điều hoà một giá nhằm khuyến khích các CN huy động nguồn vốn giá rẻ, nhằm giảm thấp chi phí đầu vào toàn hệ thống, tăng hiệu quả

kinh doanh. Cơ chế này phát huy tốt trong điều kiện thị trường vốn dồi dào. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế một giá không tính đến yếu tố kỳ hạn đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị. Từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp HSC có công cụ để điều tiết rủi ro LS của hệ thống do không có khả năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có LS cố định và LS

40

thả nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh của NHCT.

Việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung và cho thấy đây là cơ chế ưu việt, nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành tài sản, nguồn vốn và quản trị rủi ro.

* Nội dung cơ chế quản lý vốn tập trung:

Trước yêu cầu cần phải tính toán chính xác về giá thành tất cả các luồng tiền đi và đến ngân hàng. Trên cơ sở đó, tính toán, đánh giá chính xác thu nhập và chi phí của từng đơn vị kinh doanh của ngân hàng (CN, phòng giao dịch, phòng khách hàng), từng mảng nghiệp vụ, từng khách hàng,...dẫn đến NHCT phải áp dụng cơ chế FTP theo thông lệ quốc tế nhằm một mặt tạo động lực thúc đẩy các Chi nhánh tăng trưởng hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả. Mặt khác trang bị cho HSC công cụ mạnh để quản lý, điều hành về vốn, đặc biệt là quản lý về rủi ro LS, rủi ro thanh khoản.

Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP, là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thông qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Trung tâm vốn hoạt động không vì lợi nhuận, lợi nhuận trung tâm vốn chỉ phản ánh phần chênh lệch kỳ hạn để bù đắp rủi ro lãi suất. Như vậy, rủi ro thanh khoản và RRLS tập trung toàn bộ tại Hội sở chính.

Thu nhập Chi phí

- Thu lãi từ khách hàng; - Chi trả lãi tiền gửi;

- Thu từ bán vốn cho TSC; - Chi mua vốn từ TSC;

- Thu khác ngoài lãi (phí dịch vụ, bảo - Chi khác ngoài lãi (Chi trả lương, tiếp

lãnh,....) thị, khuyến mại,.)

41

Sơ đồ 2.2: Hoạt động của trung tâm vốn

Có thể nói, hệ thống FTP đi vào vận hành đã hỗ trợ có hiệu quả và tăng cường công tác quản trị, điều hành vốn và phân tích thông tin của NHCT với những ưu điểm sau đây:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh - Là công cụ điều hành RR lãi suất, RR thanh khoản

- Giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh

- Thông tin báo cáo quản trị kịp thời

- Thông tin đầu vào cho các hệ thống ALM - Thông lệ tốt nhất có tính đến đặc thù Việt Nam

Định giá FTP:

FTP bán/mua vốn của Hội sở chính (HSC) do Tổng giám đốc công bố trong từng thời kỳ, bằng lãi suất cộng (+) thanh khoản (tương ứng với kỳ hạn và tần suất điều chỉnh lãi suất). Margin từ hoạt động cho vay/huy động vốn được gọi là lãi suất cận biên ròng, được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay khách hàng (Tài sản Có) với FTP mua vốn NHCT và FTP bán vốn NHCT với lãi suất huy động tiền gửi (Tài sản Nợ).

42

* Các trường hợp điều chỉnh thu nhập/chi phí:

- Thanh toán trước hạn: Trả nợ trước hạn (cho vay), rút vốn trước hạn (tiền gửi)

- Quá hạn thanh toán nợ gốc (cho vay) - Thay đổi tần suất điều chỉnh lãi suất.

* Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CN:

Hiệu quả kinh doanh của CN sẽ được đánh giá thông qua chỉ tiêu Thu nhập ròng từ lãi (NII - Net Interest Income) bằng (=) Lãi suất cận biên ròng nhân (x) số dư thực tế của từng tài sản Nợ/Có.

Thu nhập ròng (NI - Net Income): là thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh chung của CN. Nó bao gồm: Thu nhập ròng từ lãi (NII) cộng (+) Thu nhập khác ngoài lãi trừ (-) Chi phí khác ngoài lãi.

Tập trung quản trị RRLS và rủi ro thanh khoản tại Trụ sở chính:

Vốn được luân chuyển giữa các Chi nhánh thông qua hệ thống FTP, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của NHCT. Hệ thống FTP sẽ giúp NHCT “mua” tất cả tài sản Nợ và “bán” tất cả các tài sản Có cho các Chi nhánh theo đúng mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của tài sản Có, tài sản Nợ.

Tập trung rủi ro thanh khoản về TSC: Chi nhánh thực hiện việc “bán” và “mua” vốn về TSC. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và Chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với NCHT. Khi có

43

nhu cầu thanh toán, số dư tiền gửi khách hàng tại Chi nhánh giảm một lượng tương ứng số dư vốn của Chi nhánh được ghi nhận trong hệ thống FTP, chi nhánh trong điều kiện bình thường không cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Do đó, mọi rủi ro thanh khoản sẽ chuyển từ Chi nhánh về Trụ sở chính.

Tập trung rủi ro lãi suất về TSC: Tất cả các tài sản Nợ và Có của Chi nhánh đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển (giá FTP) tại ngày phát sinh giao dịch. Đối với các giao dịch lãi suất cố định, từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, Chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ (giá FTP). Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro lãi suất. Trong cơ chế mới, rủi ro lãi suất sẽ được quản lý tập trung tại TSC.

Quản lý vốn tập trung giúp tập trung được vốn về HSC, từ đó tránh được tình trạng các chi nhánh quản lý nguồn vốn dàn trải, không thống nhất phương pháp trong hệ thống và luôn phải dành một khoản vốn nhất định để đảm bảo dự phòng, không tận thu được hiệu quả nguồn vốn.

Mặc dù việc áp dụng FTP là ưu việt và nhiều tích cực, là tiền đề công nghệ để ngân hàng quản trị được tất cả giao dịch liên quan lãi suất, quản trị rủi ro tập trung về TSC. Tuy nhiên,việc áp dụng FTP dẫn đến chi nhánh không chủ động và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, hoạt động bán hàng do phụ thuộc lãi suất mua bán vốn của TSC cũng như kế hoạch vốn đã đăng ký với TSC; nếu lãi suất mua bán vốn của Trụ sở chính với chi nhánh chưa phù hợp tình hình thực tế thị trường có thể dẫn đến phản ứng nhanh chóng theo chiều hướng tiêu cực của tài sản có, tài sản nợ nhạy cảm lãi suất.

44

2.2.1.2 Diên biến lãi suất tại NHCT

Chịu sự tác động mạnh mẽ của lãi suất thị trường Việt Nam cũng như điều hành lãi suất của NHNN, lãi suất cho vay và huy động của NHCT thời gian qua cũng được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt, đảm bảo cạnh tranh và hiệu quả.

Đối với hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng (ngắn hạn), lãi suất đầu tư được xác định tùy thuộc vào diễn biến thị trường và chi phí vốn của Ngân hàng. Các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng thường có kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng).

Căn cứ vào dự báo về diễn biến lãi suất trên thị trường và khả năng cân đối vốn, Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trong trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm, Ngân hàng sẽ tăng cường các khoản đầu tư dài hạn để tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng, Ngân hàng sẽ tăng cường đầu tư ngắn hạn.

Đối với hoạt động huy động vốn, lãi suất được xác định theo nguyên tắc có thể thả nổi hoặc cố định tùy từng thời kỳ, phù hợp tình hình thị trường, kết hợp với định hướng kinh doanh của Ban Lãnh đạo, cân đối vốn của Ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên hiện nay NHCT chủ yếu sử dụng lãi suất huy động cố định, phù hợp quy định trần lãi suất của NHNN. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu có thời hạn định lại lãi suất ngắn

Đối với hoạt động cho vay, Ngân hàng quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn, các chi phí quản lý, trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro, giá trị tài sản bảo đảm, lãi suất trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trụ sở chính quy định mức sàn lãi suất cho vay trong từng thời kỳ; các đơn vị kinh doanh được chủ động xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng trong từng kỳ

Bình quân lãi suất Lãi suất cho vay VNĐ kỳ hạn 12

tháng (%)

Lãi suất huy động VND %/năm (kỳ hạn 12 tháng) Biên độ %/năm (1) = (2) + (3) ẽ) (3) 6 tháng năm 2011 18,2

Một phần của tài liệu 1237 quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w