Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu 1298 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 34)

Thứ nhất, cần tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình cấp tín dụng.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba, áp dụng các phưong pháp chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần cho từng người hoặc từng bộ phận. Như vậy, sẽ phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ Ngân hàng, tránh bớt được tình trạng gian lận tín dụng của cán bộ tín dụng, từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng.

Thứ năm, thực hiện nghiêm túc việc giám sát các khoản vay.

Ket luận chương 1

Trong kinh doanh Ngân hàng việc đưong đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là một yêu cầu khách quan, hợp lý, vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chưong 1 luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận co bản về rủi ro tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM và đã đề cập đến kinh nghiệm quốc tế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, qua đó rút ra bài học cho các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thưong Việt Nam nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

THĂNG LONG

2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (gọi tắt là VCB Thăng Long) tiền thân là Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Cầu Giấy, được thành lập ngày 03/03/2003. Ngày 01/08/2007 Chi nhánh được đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 567/QĐ/NHNT.TCCB.ĐT ban hành ngày 11/07/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2007. Cùng với quá trình cổ phần hoá Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, VCB Thăng Long đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long từ ngày 02/06/2008 cho đến nay.

2.1.2. Mô hình tổ chức và điều hành của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam — Chi nhánh Thăng Long

Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long gồm có Ban giám đốc, 5 phòng nghiệp vụ, một tổ tổng hợp, một tổ kiểm tra giám sát tuân thủ và 5 phòng giao dịch trực thuộc.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam — Chi nhánh Thăng Long

2.1.3.1. Về công tác huy động vốn

Hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh tăng trưởng qua các năm, năm sau đều cao hơn năm trước: Huy động vốn năm 2008 của Chi nhánh đạt 2.027 tỷ đồng, năm 2009 và 2010 đạt 3.041 tỷ đồng và 3.788 tỷ đồng - tăng 24,6% so với năm 2009 và tăng 86,9% so với năm 2008. Đây là mức tăng trưởng khá cao nếu so với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20% của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Xét cơ cấu theo loại tiền, huy động VND năm 2010 đạt 2.204 tỷ đồng chiếm 58,2% tổng huy động vốn từ khách hàng, tăng 30% so với năm 2009. Huy động ngoại tệ quy USD đạt 83,7 triệu USD (tương đương 1.584 tỷ đồng), chiếm 41,8% tổng huy động vốn từ khách hàng, tăng 17,8% so với năm 2009.

Xét cơ cấu theo thành phần kinh tế, huy động từ dân cư năm 2010 đạt 2.474 tỷ đồng, chiếm 65,3% tổng huy động vốn, tăng 21,9% so với năm 2009. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt 1.314 tỷ đồng, chiếm 34,7% tổng huy động vốn, tăng 29,8% so với năm 2009.

Xét theo cơ cấu thời hạn huy động, huy động vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong huy động vốn (19%), tỷ trọng này đang có xu hướng gia tăng trong tổng nguồn vốn, năm 2010 tăng 30,4% so với năm 2009. Đây là tỷ trọng khá lý tưởng tạo nguồn vốn giá rẻ cho Chi nhánh, nguồn vốn này góp phần đáng kể trong việc duy trì lãi suất bình quân đầu vào thấp. Tỷ trọng vốn huy động dưới 12 tháng chiếm 44,1% tổng huy động. Tuy nhiên, vốn huy động kỳ hạn bằng và trên 12 tháng lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất (30,8%) so với năm 2009, chiếm 36,9% tổng huy động tại Chi nhánh.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2010, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định giá cả, kinh tế vĩ mô của Chính phủ, dư nợ của Chi nhánh đạt 2.501 tỷ đồng, tương đương mức dư nợ mục tiêu của Trung ương giao, tăng 18,6% so với năm 2009 và tăng 49% so với năm 2008. Hiện tại, có khoảng 500 khách hàng tín dụng là doanh nghiệp và cá nhân đang giao dịch tại chi nhánh.

2.1.3.3. Công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

Đến 31.12.2010 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh đạt 109,5 triệu USD, tăng nhẹ 0,4% so với năm 2009, đạt 92,8% kế hoạch Trung ương giao. Doanh số mua bán ngoại tệ là 151,7 triệu USD, giảm 7,4% so với năm 2009.

2.1.3.4. Công tác phát hành thẻ, thanh toán thẻ và hệ thống ATM, POS

Trong năm 2010, số lượng thẻ mới phát hành của Chi nhánh là 18.320 thẻ, tăng 0,2% so với năm 2009 và vượt 27,4% kế hoạch được giao. Doanh số sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử năm 2010 cũng tăng đáng kể trong đó SMS Banking

tăng 5,4% so với năm 2009, vượt 31,7% kế hoạch và Internet Banking cũng vượt 11,9% kế hoạch năm.

2.1.3.5. Ket quả kinh doanh

Lợi nhuận năm 2010 của Chi nhánh đạt 48 tỷ đồng tăng 23,1% so với năm 2009 và tăng 50% so với năm 2008.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng

2.2.1.1. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn và loại tiền

Tính đến 31.12.2010 dư nợ của Chi nhánh đạt 2.501 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2009, tương đương mức dư nợ mục tiêu Trung ương giao. Dư nợ tín dụng có

sự thay đổi ở các kỳ hạn, cụ thể: Dư nợ ngắn hạn đạt 1.055 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 42,2% trong tổng dư nợ; Dư nợ trung dài hạn đạt 1.446 tỷ đồng - tăng 12,5% so với năm 2009, chiếm 57,8% trong tổng dư nợ (năm trước là 60,9%). Như vậy có thể thấy cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, ngày càng có sự cân đối giữa dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn.

Tỷ trọng dư nợ cho vay bằng nội tệ có xu hướng giảm qua các năm, tính đến 31.12.2010 đạt 1.631 tỷ đồng, chiếm 65,2% trong tổng dư nợ, tăng 17% so với năm 2009. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 870 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2009. Tỷ

trọng dư nợ bằng nội tệ và ngoại tệ trên tổng dư nợ của chi nhánh tương đối ổn định qua các năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay nội tệ có xu hướng giảm trong khi ngoại tệ có xu hướng tăng, tuy nhiên mức tăng không nhiều và không đột biến.

2.2.1.2. Cơ cấu nợ theo loại hình doanh nghiệp

Dư nợ cho vay khối doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm (từ 46,7% tổng dư nợ năm 2008 giảm còn 41,9% tổng dư nợ năm 2009 và 35,2% năm 2010), đổi lại tỷ trọng dư nợ cho vay khối doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng lên tương ứng (từ 45,4% tổng dư nợ năm 2008 lên 49,6% năm 2009 và tăng lên 55,9% tổng dư nợ năm 2010). Dư nợ nhóm khách hàng cá nhân năm 2010 đạt 223 tỷ đồng, tăng 44 tỷ đồng - tương ứng với mức tăng 24,6% so với năm 2009, điều này cho thấy Chi nhánh cũng đang từng bước chú trọng hơn tới thành phần kinh tế cá thể, đa

2.2.1.3. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh doanh

Dư nợ của Chi nhánh trong giai đoạn 2008 - 2010 chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, thương mại và khách sạn, nhà hàng. Tổng dư nợ cho vay thuộc bốn ngành này chiếm trên 80% tổng dư nợ cho vay. Ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng nhanh cả về số tuyệt đối và dư nợ tăng dần qua các năm, trong năm 2008 tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến chỉ chiếm 11,8% thì tới năm 2009 là 18,9% và năm 2010 là 24,6% với mức tăng tuyệt đối của 2009 so 2008 là 201 tỷ đồng, của năm 2010 so năm 2009 là 216 tỷ đồng, cho thấy chi nhánh rất tập trung vào ngành sản xuất, lĩnh vực mang lại giá trị thực lớn trong nền kinh tế, góp phần vào nhịp độ tăng trưởng của thủ đô.

Ngành thương mại cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các ngành nghề kinh tế, với mức duy trì tương đối ổn định qua các năm, trong năm 2008 là 413 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 24,6% tổng dư nợ, trong năm 2009 là 582 tỷ đồng - chiếm tỷ trọng là 27,6% và đến năm 2010 tỷ trọng của ngành thương mại là 23,8%.

Tỷ trọng dư nợ ngành xây dựng biến động giảm nhẹ qua các năm và các ngành khác dư nợ dao động tăng giảm không đáng kể.

2.2.2. Tình hình rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn tại Chi nhánh đã giảm đáng kể qua ba năm 2008 - 2010, năm 2008 nợ quá hạn là 197 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng dư nợ, năm 2009 nợ quá hạn 196 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 9,3% trong tổng dư nợ và năm 2010 nợ quá hạn giảm 16 tỷ đồng so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 7,2% trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu là 3,5%.

Tổng nợ quá hạn, nợ xấu VCB Thăng Long có xu hướng giảm cả về mặt số tuyệt đối và tỷ trọng, cho thấy tình hình quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh đã tốt dần lên, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn cao trên 5%. Các khoản nợ quá hạn, nợ xấu chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ lâu dài với chi nhánh nhưng lại làm ăn kém hiệu quả, giải thể nên gây khó khăn trong việc thu hồi nợ cho Chi nhánh. Do vậy trong quá trình thẩm định cho vay, cán bộ tín dụng cần phải phân tích, đánh giá kỹ, thẩm định phương án vay vốn của khách hàng một cách sát thực nhất, đảm bảo chỉ cho vay đối với phương án khả thi.

2.2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam — Chi nhánh Thăng Long

2.2.3.1. về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Tổ chức bộ máy trong hoạt động tín dụng tại VCB Thăng Long bao gồm : Hội đồng tín dụng, ban giám đốc (giám đốc, phó giám đốc), phòng Khách hàng, bộ phận quản lý nợ và phòng kế toán.

2.2.3.2. Quy trình tín dụng của Chi nhánh

Hiện tại, Chi nhánh áp dụng quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Quy trình tín dụng được bắt đầu khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán tiền vay tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng

2.2.3.3. Phân loại, đánh giá khách hàng

Hiện nay, VCB đang triển khai áp dụng việc thực hiện phân loại nợ căn cứ vào kết quả XHTD nội bộ. Mục đích của việc chấm điểm XHTD nội bộ này nhằm đánh giá về rủi ro tín dụng của Ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do Ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với bên thứ ba.

Kết quả XHTD được sử dụng cho các mục đích: Xác định GHTD; Quyết định cấp tín dụng: từ chối hay đồng ý, thời hạn và mức lãi suất cho vay và xác định yêu cầu về tài sản bảo đảm; đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay; Quản lý danh mục tín dụng và trích DPRR. Trên cơ sở xếp hạng, Chi nhánh đưa ra GHTD đối với từng khách hàng.

2.2.3.4. Kiểm soát, theo dõi, đo lường

về hệ thống thông tin, kiểm soát nội bộ, xếp hạng nội bộ

Ban giám đốc, Phòng kiểm tra nội bộ và tất cả cán bộ được phân công tham gia trong quá trình cho vay đều phải chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát rủi ro trong suốt quá trình cho vay bao gồm trước, trong và sau khi cho vay nhằm phát hiện rủi ro tại từng khâu trong quá trình, phát hiện rủi ro theo dạnh mục tín dụng để kịp thời có các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả.

Hệ thống hỗ trợ đo lường rủi ro tín dụng, kế hoạch hành động trong trường hợp có rủi ro

chuẩn (Trích lập DPRR 20%); Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Trích lập DPRR 50%); Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Trích lập DPRR 100%)

Hiện nay, Chi nhánh vẫn chưa có phương pháp lượng hoá để xác định mức độ rủi ro.

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

2.3.1. Kết quả đạt được

+ Cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh có sự chuyển biến tích cực

+ Thực hiện quy trình cho vay theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

+ Thực hiện việc phân loại nợ theo quy định của NHNN góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng

+ Công tác kiểm tra hoạt động tín dụng được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ

+ Thực hiện chấm điểm XHTD nội bộ và tiến tới phân loại nợ định tính + Đạt được kết quả đáng khích lệ trong xử lý nợ xấu

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, Sự nhận thức, giám sát, xử lý nợ của cán bộ còn hạn chế

Thứ hai, Chất lượng công tác thẩm định, phân tích tín dụng của Chi nhánh còn nhiều yếu kém

Thứ ba, Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao

Thứ tư, Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh còn chưa thực sự hiệu quả

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

Thứ nhất, Nguồn nhân lực trong hoạt động cho vay còn thiếu tính chuyên nghiệp

Thứ hai, Quy trình tín dụng chưa phù hợp

Thứ ba, Việc cho vay dựa trên các mối quan hệ với các khách hàng quen thuộc, dẫn tới việc thực hiện không nghiêm quy trình tín dụng, dễ dàng xảy ra tình huống gia hạn nợ, đảo nợ và đây là nguyên nhân dẫn tới nợ xấu tại chi nhánh.

Thứ tư, Sản phẩm tín dụng còn đơn điệu.

Nguyên nhân ngoài Ngân hàng

0 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Do bộ máy tổ chức cồng kềnh, trình độ thấp và không được quan tâm đào tạo lại, quản lý chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học, thêm vào đó sự cạnh tranh thị trường khốc liệt làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, việc trả nợ cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Vẫn còn chồng chéo giữa cho vay thương mại và cho vay theo chỉ định của Chính phủ..

Doanh nghiệpvay vốn Ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, chủ yếu tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất, ít mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân như các rủi ro của doanh nghiệp: thiếu thông tin thị trường, về nhà cung cấp, về các đối thủ cạnh tranh, từ nền kinh tế biến động, các khủng hoảng từ bên ngoài, rủi ro từ chính bản thân tư cách người vay với ý

Một phần của tài liệu 1298 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 34)