Mô hình tổ chức quản lý rủi ro đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào quy mô của từng ngân hàng. Với những ngân hàng nhỏ, giám đốc điều hành có thể quán xuyến được toàn bộ hoạt động của ngân hàng thì không nhất thiết phải hình thành những phòng chức năng chuyên trách về quản lý rủi ro lãi suất mà chỉ cần một vài nhân viên chịu trách nhiệm đo lường, đánh giá mức độ rủi ro lãi suất và trực tiếp báo cáo cho giám đốc. Tuy nhiên, tại những ngân
19
hàng lớn với nhiều chi nhánh, trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng thuờng hình thành khối chuyên trách quản lý rủi ro với nhiều cấp độ quản lý. Khi đó, có sự phân định trách nhiệm rõ ràng ở từng cấp quản lý trong ngân hàng và quản lý rủi ro là quá trình đuợc thực hiện cả từ trên xuống duới và từ duới lên: mục tiêu chung của ngân hàng đuợc cụ thể hóa bằng những chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng, cho những nguời quản lý có trách nhiệm; Việc giám sát và lập báo cáo rủi ro đuợc định huớng từ duới lên, bắt đầu từ các giao dịch và kết thúc với những rủi ro đã đuợc tổng hợp.
1.2.6.2 Nhận biết rủi ro
Rủi ro lãi suất đuợc nhận biết qua những đánh giá của ngân hàng về tình trạng không cân xứng kỳ hạn của TSC và TSN và dự báo diễn biến lãi suất trong tuơng lai. Sự nhận biết rủi ro lãi suất thuờng đuợc xem xét trên cơ sở sự thay đổi trạng thái kỳ hạn của toàn bộ bảng cân đối tài sản chứ không phải riêng với từng sản phẩm.
Trong việc nhận biết rủi ro lãi suất, việc dự báo lãi suất là vấn đề rất quan trọng. Sự biến động của lãi suất trên thị truờng có thể đuợc dự báo căn cứ vào đuờng cong lãi suất đã đuợc công bố. Việc dự báo lãi suất trên cơ sở đuờng cong lãi suất đuợc các nhà phân tích kết hợp với lý thuyết dự tính, thuyết ua thích thanh khoản, thuyết thị truờng phân cách và thuyết môi truờng uu tiên. Ngoài ra, để dự báo lãi suất, các nhà phân tích còn sử dụng mô hình dự báo lãi suất. Ngân hàng nên theo dõi chặt diễn biến thị truờng tiền tệ, tài chính, hàng hóa trong và ngoài nuớc, đặc biệt cần theo dõi diễn biến giá xăng dầu, giá nhập khẩu các loại nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế, kèm theo đó là lãi suất và giá trị của một số ngoại tệ mạnh, dự báo của các hãng phân tích ngành để từ đó rút ra nhận định sát thực tế về diễn biến thị truờng. Thông qua việc thu thập các thông tin về các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp tới lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn nhu: mức giá cả, thu nhập thực tế, mức cung tiền...có thể sử dụng mô hình hồi quy để đua ra đuợc những dự đoán chính
GAP Sự thay đổi lãi suất Sự thay đổi của thu nhập ròng
>0 Tăng Tăng
20
xác về sự thay đổi của lãi suất.
1.2.6.3 Lượng hóa rủi ro
a, Mô hình kỳ hạn
Gọi MA là kỳ hạn đến hạn trung bình của danh mục TSC và ML là kỳ hạn đến hạn trung bình của danh mục TSN, ta có:
n
MA = TW M m
ML = T W Mj
Trong đó:
W1 là tỷ trọng của TSC i trong tổng TSN (giá trị tài sản tính theo giá thị trường);
W là tỷ trọng của TSN j trong tổng TSN (giá trị tài sản tính theo giá thị trường);
M4 là kỳ hạn đến hạn của TSC i;
ML là kỳ hạn đến hạn của TSN j. Mức chênh lệch kỳ hạn = MA - ML
Công thức trên nói lên kỳ hạn đến hạn của một danh mục TSC hoặc TSN bằng tỷ trọng trung bình của tất cả các kỳ hạn các cấu phần trong danh mục tài sản. Ảnh hưởng của lãi suất lên bảng cân đối tài sản phụ thuộc vào mức độ và tính chất của sự không cân xứng các kỳ hạn giữa danh mục TSC và danh mục TSN của ngân hàng; tức là phụ thuộc vào mức độ chênh lệch MA - ML và tính chất của MA - ML là lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 0. Khi lãi suất thị trường thay đổi, do kỳ hạn của TSC và TSN không cân xứng với nhau nên kết quả kinh doanh của ngân hàng bị giảm thậm chí nếu lãi suất biến động mạnh thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
21
b, Mô hình định giá lại
Nội dung của mô hình này là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu đuợc từ TSC và lãi phải thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Để áp dụng mô hình này, truớc hết toàn bộ TSC và TSN của ngân hàng sẽ đuợc phân thành các nhóm tài sản nhạy cảm với lãi suất theo các mức kỳ hạn, tính trên cơ sở thời hạn còn lại của tài sản. Cơ sở cho việc phân loại dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất (đối với TSC) và chi phí trả lãi (đối với TSN) khi lãi suất thị truờng có sự thay đổi. Mức độ giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thay đổi đuợc xác định nhu sau:
∆NIIi = GAPi x ∆Ri Với GAPi = RSAi - RSLi
Trong đó: ∆NIIi: sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm tài sản i; ∆Ri: mức thay đổi lãi suất của nhóm i;
GAPi: chênh lệch tài sản có và TSN của nhóm i; RSAi: Số du TSC nhóm i;
RSLi: số du TSN nhóm i.
Ngân hàng có thể tính toán chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất theo phuơng pháp tích lũy, ứng dụng phổ biến nhất là đến 12 tháng.
Ảnh huởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập ròng của ngân hàng đuợc tóm tắt nhu sau:
>0 Giảm Giảm
<0 Tăng Giảm
22
giảm của lãi suất và khi GAP < 0 kết hợp với sự biến động tăng của lãi suất thị truờng.
Mô hình thời lượng
Mô hình thời luợng mà cụ thể là chênh lệch giữa thời luợng của TSC và TSN là phép đo rủi ro lãi suất (qua việc đo độ nhạy cảm của TSC và TSN đối với lãi suất) chính xác hơn nhiều so với mô hình kỳ hạn đến hạn vì nó đề cập đến yếu tố thời gian của tất cả các luồng tiền cũng nhu kỳ hạn đến hạn của TSN và TSC.
Thời luợng của một tài sản là thuớc đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này, đuợc tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.
V ... .. _ ỈPV'J
Công thức tông quát: D = 1--- ∑ pVt
t=1 Trong đó:
D là thời luợng của tài sản;
N là tông số luồng tiền phát sinh từ tài sản;
PVt là giá trị hiện tại của luồng tiền nhận đuợc tại thời điểm cuối kỳ t.
Xét về ý nghĩ kinh tế của thời luợng, đây là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với lãi suất, tức là đo sự thay đôi giá trị của tài sản
dp
khi lãi suất thị truờng thay đôi, cụ thể: - D = —p dR
(1 + R)
Trong đó:
dp là tỷ lệ thay đôi giá trị tài sản (giá trị hiện tại);
^ R
R
^ là tỷ lệ thay đôi lãi suất thị truờng.
23
động ngược chiều theo tỷ lệ thuận với độ lớn của D. Nghĩa là với một sự thay đổi lãi suất nhất định, tài sản có thời lượng càng dài thì sự thay đổi giá trị càng lớn.
1.2.6.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro
a, Biện pháp phòng ngừa nội bảng (quản trị Tài sản Có - Tài sản Nợ)
Trước đây, không phải ngân hàng nào cũng có thể đánh giá toàn diện về danh mục TSC - TSN của mình. Vì vậy, trong một thời gian dài, với quan điểm quản lý tài sản, khách hàng của ngân hàng là yếu tố chính quyết định quy mô và loại hình của các nguồn vốn mà ngân hàng có thể huy động. Ngân hàng chỉ quản lý quá trình phân bổ các nguồn vốn huy động thông qua việc quyết định xem khách hàng nào sẽ được vay vốn và hợp đồng vay vốn sẽ gồm những điều khoản nào. Đến thập kỷ 60 và 70, để đối phó với xu hướng gia tăng lãi suất và cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn, các ngân hàng bắt đầu quan tâm tới việc khơi mở những nguồn vốn mới, quản lý cấu trúc và chi phí của tiền gửi cũng như của các nguồn vốn phi tiền gửi. Đây được gọi là lý thuyết quản lý TSN. Theo đó, ngân hàng tăng cường hoạt động quản lý nguồn vốn: quản lý chặt chẽ giá cả của nguồn vốn hay lãi suất mà ngân hàng phải thanh toán đối với các khoản tiền gửi và các khoản vốn vay nhằm đạt được mục tiêu về chi phí, quy mô và cấu trúc của nguồn vốn. Nếu nhu cầu vay vốn vượt quá lượng vốn khả dụng, ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút vốn. Và ngược lại, nếu nhu cầu vay vốn thấp hơn lượng vốn khả dụng, ngân hàng hạ thấp lãi suất huy động.
Cho đến khi thị trường xuất hiện sự bất ổn định trong lãi suất ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc dung hòa giữa quản lý TSC và TSN mới được sử dụng. Đây được gọi là chiến lược quản lý hỗn hợp với những điểm chính:
- Để đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra, nhà quản trị phải chú trọng kiểm soát quy mô, cấu trúc, chi phí và thu nhập của cả hai bên TSC và TSN.
24
Quản trị TSN và TSC phải là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để tối đa hóa thu nhập của ngân hàng đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt.
Thu nhập và chi phí có thể phát sinh từ cả TSC và TSN. Do đó, chính sách của ngân hàng cần đuợc điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí trong mọi hoạt động của ngân hàng dù hoạt động đó xuất phát từ phía TSN hay TSC.
Cùng với sự phát triển của thị truờng tài chính, các NHTM có xu huớng ngày càng sử dụng nhiều hơn nghiệp vụ chứng khoán hóa để điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn Bảng cân đối tài sản của mình. Chứng khoán hóa tài sản là việc ngân hàng mang bán TSC nội bảng chua đến hạn thanh toán cho những nguời đầu tu duới hình thức phát hành chứng khoán. Nghiệp vụ chứng khoán hóa đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một nhóm các tài sản sinh lời chuyển hạch toán ngoại bảng và bán ra thị truờng các chứng khoán đuợc phát hành trên những tài sản đó thông qua trung gian là nguời đuợc ủy thác, thuờng là tổ chức chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán. Đồng thời ngân hàng thiết lập cam kết với nguời đuợc ủy thác nhằm đảm bảo an toàn khoản tín dụng do chính ngân hàng đã cho vay và tiếp tục quản lý khoản tín dụng này. Khi nguời đi vay hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho nguời sở hữu những chứng khoán nói trên. Về bản chất, các khoản cho vay của ngân hàng đã chuyển thành chứng khoán đuợc mua bán tự do trên thị truờng. Về phần mình, trong khi ngân hàng tiếp tục quản lý các tài sản đảm bảo cho chứng khoán, ngân hàng có thể đua các tài sản này ra ngoài Bảng cân đối kế toán đồng thời nhận lại phần vốn bỏ ra để có các tài sản đó và sử dụng số vốn thu hồi này vào việc tạo ra những tài sản mới. Chứng khoán hóa có xu huớng rút ngắn kỳ hạn tài sản của NHTM, làm giảm bớt sự nhạy cảm của tài sản ngân hàng truớc những thay đổi của lãi suất thị truờng. Chính vì vậy, chứng khoán hóa đuợc xem là một công cụ hữu
25
hiệu trong việc quản lý rủi ro lãi suất, giúp các ngân hàng có thể dễ dàng thay đổi danh mục đầu tu để cho kỳ hạn của tài sản phù hợp hơn với kỳ hạn của các nguồn vốn.
b, Biện pháp phòng ngừa ngoại bảng
Để hạn chế những thay đổi bất lợi của lãi suất đối với hoạt động ngân hàng, các TCTD luôn kiếm tìm các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất, trong đó việc ứng dụng các công cụ phái sinh ngày càng đóng vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu.
Công cụ tài chính phái sinh (hay thuờng đuợc gọi là các công cụ tài chính mới) là công cụ tài chính có giá trị đuợc xác định dựa trên cơ sở giá trị của các công cụ tài chính cơ sở nhu chứng khoán, hối đoái,... Cùng với sự phát triển của thị truờng tài chính tiền tệ, ngày càng có nhiều các công cụ phái sinh đuợc sử dụng. Các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất có thể kể đến nhu: hợp đồng kỳ hạn về lãi suất, hợp đồng tuơng lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất.
- Hợp đồng kỳ hạn: Hợp đồng kỳ hạn là những thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản ở một thời điểm xác định trong tuơng lai với mức giá nhất định đuợc ấn định vào ngày hôm nay. Đây là những thỏa thuận cá nhân (qua thị truờng phi tập trung) giữa hai bên đối tác nên hợp đồng kỳ hạn không phải tuân theo tiêu chuẩn của thị truờng riêng biệt.
Ngày giao hàng trong hợp đồng có thể là bất kỳ ngày nào thuận tiện cho hai bên. Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá thanh toán. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, giá thanh toán đuợc xác định để giá trị hợp đồng của hai bên bằng không. Điều này có nghĩa là không có chi phí khi mua, bán hợp đồng.
Các loại hợp đồng kỳ hạn nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất nhu: kỳ hạn trái phiếu, kỳ hạn tiền gửi (FFD) và kỳ hạn lãi suất (FRA).
Kỳ hạn trái phiếu:
26
suất nên ngân hàng có thể mua hoặc bán kỳ hạn các trái phiếu nhằm phòng chống rủi ro trong điều kiện lãi suất thị truờng có biến động. Nếu ngân hàng dự báo lãi suất thị truờng sẽ tăng trong thời gian tới (nghĩa là giá trái phiếu sẽ sụt giảm) ngân hàng sẽ bán kỳ hạn các trái phiếu theo giá hiện tại. Sau này, khi hợp đồng kỳ hạn đến hạn nếu lãi suất tăng lên đúng nhu dự báo, ngân hàng sẽ thực hiện việc bán trái phiếu cho nguời mua theo giá đã thỏa thuận từ truớc trong hợp đồng và tránh đuợc thiệt hại do giá trái phiếu sụt giảm. Nguợc lại, nếu ngân hàng dự báo lãi suất thị truờng sẽ giảm xuống, ngân hàng ký các hợp đồng mua kỳ hạn các trái phiếu.
Kỳ hạn tiền gửi (FFD):
Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại (t0), theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian từ t1 tới t2 nằm trong tuơng lai với một lãi suất nhất định.
Trên thực tế, để phòng ngừa rủi ro lãi suất, tùy từng truờng hợp cụ thể các ngân hàng sẽ thực hiện việc mua hay bán hợp đồng. Nếu ngân hàng có chênh lệch kỳ hạn TSC và TSN > 0 (GAP > 0), cần phòng ngừa rủi ro khi lãi suất giảm, ngân hàng sẽ bán hợp đồng cho bên đối tác, tức là ngân hàng cam kết gửi kỳ hạn một số tiền nhất định theo lãi suất thỏa thuận, nếu sau này lãi suất thị truờng giảm xuống thấp hơn mức lãi suất đã thỏa thuận, ngân hàng sẽ không bị thiệt hại vì đã cố định nguồn thu lãi từ việc sử dụng vốn theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng FFD. Nguợc lại, nếu ngân hàng có chênh lệch kỳ hạn TSC và TSN < 0 (GAP <0), cần phòng ngừa rủi ro với truờng hợp lãi suất tăng, ngân hàng có thể mua các hợp đồng FFD để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Kỳ hạn lãi suất (FRA):