1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI MỘT SỐNGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI MỘT SỐNGÂN HÀNG NGÂN HÀNG Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả. Đối với công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng, ACB là ngân hàng đầu tiên quan tâm đến việc thiết lập một quy trình và chính sách quản trị hiệu quả. ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng ALCO. ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB. ACB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Hội đồng ALCO sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất, bao gồm: biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap), thời lượng của TSN và TSC (duration), hệ số nhạy cảm (factor sensitivity). Báo cáo về các nội dụng trên do Phòng quản lý rủi ro của ACB lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền tệ và vàng. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của ACB.