2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦUTƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên gọi tắt: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Vốn điều lệ: 34.187.153.340.000 đồng
Website: www.bidv.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng thương mại lớn thứ 2 Việt Nam (sau Agribank) tính theo tổng khối lượng tài sản năm 2007. Hiện tại BIDV là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam, và ngân hàng có doanh thu số một và thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Được biết, BIDV đã và đang hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.
BIDV được thành lập vào ngày 26/4/1957, ban đầu BIDV có tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, và trực thuộc Bộ Tài chính. Từ năm 1981 đến năm 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Đến năm 1990, BIDV chính thức mang cái tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cuối năm 1994, ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại, và đến tháng 4/2012 thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng BIDV chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 1/2014.
_____IK-NHBB K-NHBLI K. KDVlTT II K. QLRR II -Tw Uflh I I ⅛p I I K. TC-KT I I B-KHDN nuớũ ngũải B. FTNHBL B. KDV ’í' & TT B. QLRRTD + 'T B. KB TT Thè B-QLTD TTDVKH B. Tài chính 35
Hiện nay, BIDV kinh doanh trong nhiều lĩnh vực và gặt hái được nhiều thành công, chính điều này mang lại vị trí ngân hàng số một trong doanh thu cho BIDV. Các lĩnh vực kinh doanh của BIDV có thể kể đến như: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư tài chính, BIDV đã góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành...
BIDV có mạng lưới kinh doanh và chi nhánh rộng khắp, với hơn 18.000 cán bộ, nhân viên, BIDV có một mạng lưới chi nhánh ngân hàng rộng khắp, bao gồm 127 chi nhánh và trên 600 điểm mạng lưới. Ngoài ra BIDV còn sở hữu 1.300 điểm ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, BIDV là một trong những doanh nghiệp tiên phong và có đóng góp quan trọng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; hỗ trợ các huyện nghèo theo Chương trình 30a của Chính phủ; xây dựng nông thôn mới, tích cực trong các hoạt động vì cộng đồng trong và ngoài nước.
Ghi nhận và đánh giá cao hoạt động của BIDV, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể, cá nhân: Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng ba, Huân chương Lao động các hạng và nhiều phần thưởng cao quý khác, Nước CHDCND Lào, Quốc vương Cam-pu-chia, nhiều cơ quan quản lý, tổ chức định hạng, các định chế tài chính quốc tế cũng trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý cho hệ thống BIDV.
36
2.1.2. Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý rủi ro của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hội đổng tín dụng
Hội đồng ALCO
B. KHDN lờn TTCSKH B. QLRRU ITN TTTK TTTM B. MIS & ALCQt B. KHDN nhò và vừa. TT ¾⅛ lýi>ợ I TTQLSOV kho quỹ U DV kho quỹ phía Nam B. DCTC B. Nguon vốn ùy thác q UOCtB K- Đẩu tip K-Hc trợ I V B. QL Đá U Vãn phòng tư B. TCCB B. KHCL B.THSQHCC B. Phap ChB B. Cõrg nghệ B. QLTSNN B-QLDAP-Bac B-QLDA P-Nam
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
Tổng tài sản 650.340 847.010 996.733 1.202.284
Vốn huy động 501.909 771.498 943.509 1.141.728
Dư nợ 445.693 598.434 949.940 862.604
Lợi nhuận trước thuế 6.297 7.473 7.709 8.665
B.OLDAĐNB VP-CDoan VP- Đàng ùy
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua
Năm 2017, vượt qua khó khăn, thách thức, Chính phủ Việt Nam kiên quyết giữ mục tiêu tăng trưởng, quyết liệt triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ổn định đời sống nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội.
37
Kinh tế Việt Nam đạt được sự bứt phá ngoạn mục: Tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% (cao nhất trong 10 năm); lạm phát được kiềm chế ở mức 3,53%; dự trữ ngoại hối đạt 53 tỉ USD; thanh khoản được đảm bảo, thị trường ngoại hối, vàng được kiểm soát chặt chẽ; lãi suất huy động và cho vay được giữ ở mức ổn định; tiếp tục củng cố vị trí uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sau 60 năm hoạt động, BIDV luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, điều này được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính qua các năm như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014-2017 của BIDV)
Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
38
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của BIDV khá hiệu quả và ổn định qua các năm. Trong tình hình cạnh trạnh về lãi suất và thị truờng có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,...) nhu hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua các số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của BIDV vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào BIDV ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh. Mặt khác BIDV đã chú trọng công tác quản trị rủi ro nhằm tạo ổn định cho hoạt động kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2017, lợi nhuận từ kinh doanh của BIDV đã ở con số 8.665 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2016. Bên cạnh đó, những chỉ tiêu khác cũng tăng trưởng ổn định.
Giữ vai trò ngân hàng tiên phong trong hệ thống, BIDV đã tích cực thực thi có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và chính sách tiền tệ của NHNN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Để có được kết quả kinh doanh ấn tượng, bền vững như vậy là do BIDV đã thực hiện tốt việc kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, tăng cường huy động vốn với chi phí hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống, tập trung tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc cải cách hành chính, tập trung và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Trong công tác quản trị, BIDV đã tập trung đổi mới mạnh mẽ thể chế, mô thức quản trị, cơ chế điều hành, chính sách quản lý, tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ, kiểm soát rủi ro an toàn hệ thống, chú trọng phát triển các dự án công nghệ thông tin, áp dụng vào việc quản lý và vận hành hệ thống. Sự phấn đấu và những đóng góp của BIDV đã
39
được Đảng, Nhà nước Việt Nam, Nhà nước Lào, Campuchia và các tổ chức trong nước, quốc tế ghi nhận, vinh danh bằng những phần thưởng cao quý: “Top 1.000 ngân hàng toàn cầu” (The Banker), “Ngân hàng thương mại có giá trị thương hiệu trong Top 500 toàn cầu và đứng đầu Việt Nam” (Brand Finance), “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam” (ADB),...
Năm 2018 được dự báo sẽ có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn song cũng hàm chứa những thách thức và áp lực không nhỏ. Xác định năm 2018 là năm bản lề tạo tiền đề thực hiện thắng lợi Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020, tiếp tục phương châm “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả“, BIDV quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức chinh phục các mục tiêu lớn để phát triển hệ thống và đem lại giá trị bền vững lâu dài cho các cổ đông. Theo đó BIDV tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018: Tăng trưởng quy mô đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tài sản; Nâng cao năng lực tài chính, tập trung công tác bán chiến lược; Tiếp tục đa dạng hóa nền khách hàng trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ; Tăng cường năng lực công nghệ, ưu tiên phát triển ngân hàng số (digital banking) một cách toàn diện; Kiện toàn bộ máy tổ chức, điều hành theo mô hình ngân hàng hiện đại gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự; Tập trung nguồn lực thực hiện lộ trình áp dụng Basel II đúng tiến độ; Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác an sinh xã hội...
2.2. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2.1. Cơ cấu và mô hình tổ chức quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV là một trong những ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam, trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, BIDV đã khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam luôn cập nhật và áp dụng các phương pháp, mô hình quản trị tiên tiến. Là một trong 10 ngân
40
hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thực hiện triển khai Basel II, thời gian qua, BIDV đã không ngừng nỗ lực thực hiện những thay đổi căn bản để định hình xây dựng khung quản trị Tài sản Nợ - Có, rủi ro lãi suất (RRLS) theo thông lệ, phấn đấu áp dụng Basel II theo lộ trình của Ngân hàng nhà nước.
BIDV đã thành lập Ban quản trị các dự án Basel (PMO), trong đó có riêng một nhóm nghiệp vụ để triển khai cấu phần RRTK, RRLS; Triển khai thành công dự án “Nâng cao năng lực quản trị tài sản Nợ - Có (ALM)”
Rủi ro lãi suất Sổ ngân hàng được BIDV quản lý tập trung tại trụ sở chính. Để tăng cường kiểm soát và hạn chế rủi ro, Tổng giám đốc ngân hàng BIDV đã ban hành công văn số 3818/QĐ-QLRRLS ngày 2 tháng 7 năm 2013 Quy định quản lý rủi ro lãi suất và BIDV đã thực hiện thiết lập và phân tách 3 chức năng: Kinh doanh, Thẩm định rủi ro và phê duyệt và Quản trị. Từ năm 2004, RRLS được quản lý thông qua Hội đồng ALCO, cơ cấu tổ chức hoạt động của Hội đồng ALCO đến nay ngày càng được hoàn thiện. Thành phần Hội đồng ALCO có sự tham gia đầy đủ của các thành viên là Phó tổng giám đốc/Giám đốc các Ban đại diện cho các bộ phận giữ vai trò là các tầng bảo vệ. Với sự tham gia của đầy đủ các thành phần (các tầng bảo vệ, đơn vị thực hiện, tham mưu) đảm bảo công tác quản trị Tài sản Nợ - Tài sản có nói chung và quản trị RRLS tại BIDV được thực hiện chặt chẽ, thống nhất, minh bạch, hiệu quả, tiệm cận thông lệ.
41
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý rủi ro
của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.2. Theo dõi các nhân tố rủi ro và kiểm soát các rủi ro
BIDV xây dựng những quy trình theo dõi rủi ro để đánh giá chính sách và chiến lược quản lý rủi ro và những thủ tục của ngân hàng nhằm phòng ngừa và hạn chế những nhân tố rủi ro khi phải đối mặt.
Theo dõi rủi ro tối thiểu, thường xuyên có những báo cáo tổng kết những nguy cơ của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố rủi ro; Báo cáo sự tuân thủ theo những chính sách và định mức đã được Hội đồng quản trị đưa ra.Đồng thời, các bản báo cáo chi tiết về nguy cơ chịu ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro phải được Hội đồng quản trị đánh giá thường xuyên.
BIDV thiết lập và duy trì một hệ thống hiệu quả trong việc kiểm soát nội bộ, bao gồm việc xác định rõ ranh giới về quyền hạn và trách nhiệm. Những người chịu trách nhiệm trong việc đưa ra những thủ tục kiểm soát và theo dõi rủi ro phải độc lập với những người làm chức năng đánh giá lại.
42
2.2.3. Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
Như đã phân tích ở chương 1, ta thấy rủi ro lãi suất phần lớn phụ thuộc vào sự cân xứng cả về cơ cấu lẫn kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn (nợ phải trả) tại ngân hàng. Cho nên, đầu tiên chúng ta sẽ đi vào phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản và sự nhạy cảm với lãi suất của chúng.
Tuy nhiên trước đó, ta cần xác định được thế nào là nhạy cảm với lãi suất và kém hoặc không nhạy cảm với lãi suất. Trước đây, các ngân hàng thường dựa vào kỳ hạn của tài sản có hoặc nợ phải trả để xác định: những khoản có kỳ hạn ngắn hạn là nhạy cảm với lãi suất và những khoản có kỳ hạn trung, dài hạn hoặc là với lãi suất cố định thì là không nhạy cảm với lãi suất. Nhưng trên thực tế, khi các sản phẩm của ngân hàng ngày càng được đa dạng hóa thì cũng xuất hiện loại khoản mục có thời hạn là trung hoặc dài hạn nhưng lại có thời hạn định lại lãi suất nhỏ hơn 1 năm. Điều này làm cho cách xác định trước đây không còn chính xác nữa. Vì vậy, hiện nay việc các ngân hàng xác định độ nhạy cảm với lãi suất của tài sản có và nợ phải trả chủ yếu dựa trên thời hạn định lại lãi suất thực tế của tài sản.
2.2.3.1. Một số quy định trong về kỳ hạn định lại lãi suất thực tế
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu khi có sự biến động về lãi suất làm thay đổi nguồn thu nhập của Ngân hàng
Phân tích tài sản và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất theo kỳ định giá lại
Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích kỳ hạn định giá lại lãi suất của các tài sản và công nợ của Ngân hàng:
- Tiền mặt, vàng bạc đá quý; góp vốn đầu tư dài hạn; tài sản cố định; tài sản
có khác và các khoản nợ khác được xếp loại khoản mục không nhạy cảm lãi suất; - Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xếp loại vào khoản mục đến một tháng;
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015So sánh 2017/2016So sánh
43
khoán kinh doanh được xác định như sau:
+ Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian nắm giữ: Kỳ hạn định giá dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất;
+ Các khoản mục có lãi suất thả nổi: Kỳ hạn định giá lại dựa trên kỳ định lại lãi suất gần nhất tính từ thời điểm lập báo cáo tình chính hợp nhất.
- Kỳ hạn định giá của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD; các khoản cho vay khách hàng; các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các khoản tiền gửi và vay các TCTD khác và khoản mục tiền gửi