Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 1297 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 50)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng nước ngoài có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, xây dựng một mô hình quản lý RRTD theo hướng tiếp cận những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả. Vì nếu chính sách được ban hành chuẩn mực thì sẽ giúp nhà quản lý và các cán bộ tín dụng trực tiếp có một khung chỉ dẫn để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng phù hợp.

38

Thứ hai, xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng. Việc chấm điểm khách hàng có thể dựa trên mô hình phù hợp. Sau khi có kết quả chấm điểm khách hàng, ngân hàng cần đưa ra những chính sách đối xử với từng khách hàng.

Thứ ba, sử dụng những biện pháp hỗ trợ như thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay, phân chia giới hạn rủi ro... giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thứ tư, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các NH quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.

Thứ năm, cần thành lập tại mỗi TCTD một bộ phận quản trị rủi ro tín dụng có đủ trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp để có thể quản trị được hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả. Bộ phận đó phải độc lập với bộ phận tín dụng tại mỗi TCTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về RRTD và quản trị RRTD. Chương 1 đề cập chi tiết đến nội dung quản trị RRTD của NHTM gồm các quá trình nhận biết, đo lường, ứng phó, xử lý RRTD. Sau cùng tác giả cũng đưa ra một số kinh nghiệm về quản trị RRTD ở một số quốc gia có tài chính hoạt động sôi động nhất, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Những vấn đề trên sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản trị RRTD tại Vietcombank- CN Thanh Hóa trong chương tiếp theo.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1297 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w