Thứ nhất, Nâng cao hiệu quả của trung tâm phê duyệt tín dụng, phê duyệt giải ngân để hoạt động tín dụng toàn hệ thống không bị ách tắc và giảm thiểu đuợc
các rủi ro, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, trong đó bên cạnh các phương pháp truyền thống, nên áp dụng phân tích và thẩm định tín dụng sử dụng mô phỏng dòng tiền. Đây là phương pháp rất phù hợp với việc đánh giá thẩm định tín dụng đối với các giao dịch mà độ tín nhiệm của khách hàng dựa chủ yếu trên dòng tiền tương lai mà tài sản được tài trợ mang lại. Bên cạnh đó xây dựng chính sách riêng biệt cho các ngành đặc thù và ngành trọng điểm. Bởi mỗi ngành có những đặc thù riêng, phải đối mặt với những rủi ro khác nhau. Do vậy nếu sử dụng hệ thống quản lý chung sẽ không hiệu quả.
Thứ hai, Thiết lập báo cáo đánh giá rủi ro ngành và gửi các chi nhánh tham khảo trong quá trình cấp tín dụng và quản trị khách hàng. Hiện nay, việc phân tích đánh giá về ngành do từng cán bộ đánh giá với từng hồ sơ căn cứ trên các thông tin thu thập được. Như vậy, với việc không chuyên môn hóa công tác này sẽ làm tốn thời gian của cán bộ tín dụng trong quá trình thu thập và xử lý thông tin về ngành trong khi có thể các thông tin này chưa đầy đủ. Với việc MB có báo cáo đánh giá ngành cập nhật hàng tháng sẽ tốt cho chi nhánh trong định hướng phát triển tín dụng.
Thứ ba, Thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và luật pháp để nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng. Tổ chức các buổi đào tạo về xử lý rủi ro tín dụng phát sinh, thường xuyên chia sẽ những kinh nghiệm giữa các chi nhánh trong công tác tín dụng.
Thứ tư, Hội sở nghiên cứu đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể mang tính cạnh tranh cao đối với khách hàng truyền thống, có doanh số sử dụng dịch vụ , sản phẩm, mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng để tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Thứ năm, Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ
Để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ và thực hiện trong phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng, NHTM CP Quân đội cần bổ sung nhân sự có kinh nghiệm cho bộ phận kiểm toán nội bộ và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và chế tài cụ thể đối với bộ phận kiểm toán nội bộ trong việc theo dõi, quản lý thực hiện thẩm quyền phán quyết của từng chi nhánh nhằm nâng cao vai trò kiểm soát hoạt
động tín dụng của bộ phận kiểm toán nội bộ để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh do việc chậm phát hiện và xử lý vi phạm mức thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng..
Thứ sáu, kiện toàn về hệ thống quy trình, quy định nội bộ hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro
NHTM Cổ phần Quân đội cần hoàn thiện quy trình, quy định nội bộ liên quan đến công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó phải thực hiện nghiên cứu, ban hành đầy đủ các văn bản nội bộ liên quan đến công tác quản trị rủi ro, cụ thể:
- Hoàn thiện quy trình tín dụng
Nhằm huớng đến sự chuyên biệt hóa trong từng buớc thực hiện của quy trình tín dụng, tránh việc một bộ phận phải kiêm nhiệm nhiều chức năng và tăng tính kiểm soát rủi ro, mô hình tổ chức tín dụng tại NHTM Cổ phần Quân đội đã đuợc hoàn thiện theo huớng: Tách bạch các chức năng một cán bộ tín dụng đang phải thực hiện: chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị...), chức năng phân tích tín dụng (thẩm định tài sản đảm bảo, dự báo, đánh giá khách hàng.) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi.). Tuy nhiên quy trình tín dụng hiện nay tại MB vẫn còn chồng chéo, chua quy rõ trách nhiệm của các bộ phận trong quá trình tác nghiệp vì vậy chua nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên khi tham gia quy trình tín dụng. Chính vì thế, MB cần hoàn thiện quy trình tín dụng để phân tách trách nhiệm giữa các phòng ban ở Hội sở và chi nhánh và kiện toàn hệ thống công văn mẫu biểu để nhân viên dễ dàng tác nghiệp cũng nhu nâng cao trình độ hiểu biết về quy trình tại MB.
Thứ sáu, Đổi mới về công nghệ, nâng cấp cơ sở dữ liệu khách hàng
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nhận diện rủi ro: liên quan đến các dấu hiệu của khách hàng và thị truờng, dự báo diễn biến kinh tế từng ngành lĩnh vực tác động đến ngân hàng, khách hàng vay vốn trên địa bàn, tính toán nguy cơ phá sản của doanh nghiệp dựa trên một số mô hình điển hình nhu mô hình điểm số Z. Từ đó đua ra định huớng, chính sách cho từng ngành, lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm gây ra lúng
túng trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. NHTM Cổ phần Quân đội cần nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát từ xa hữu hiệu các hoạt động tín dụng tại Chi nhánh để kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lệch lạc, các sai sót vô tình hoặc cố ý trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ ở các vị trí trong dây chuyền cấp tín dụng