3.3.4.1 Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai
Hiện nay ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến Trung ương, do vậy dễ dàng và thuận tiện cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin.
Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Thông tin chưa được số hóa và chuẩn hóa mà chủ yếu lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc, mờ hoặc nát, thậm chí nhiều thông tin không đầy đủ.
Do đó việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng quan trọng, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.
Hiện các thông tin về triển vọng kinh doanh ngành, các chỉ số trung bình ngành như các chỉ số tài chính, giá thành... hiện vẫn còn hạn chế và hầu như là không có. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Tổng Cục thống kê phối hợp với Bộ Tài Chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành, qua đó giúp các tổ chức tín dụng có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung đều phải tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước và chịu sự ảnh hưởng của môi trường hoạt động kinh doanh, do vậy, để hỗ trợ tốt cho công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, MB HQV rất cần những giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan, ban ngành nhà nước như hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả thanh tra giám sát, xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro có tính bao quát, đầy đủ và toàn diện, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai... Bên cạnh những giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước, MB HQV cũng cần nghiên cứu, triển khai những giải pháp đối với chính bản thân ngân hàng như hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới chuẩn Basel II và hướng tới Basel III, nâng cap hiệu quả kiểm tra, giám sát sau cho vay, nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng và nhiều giải pháp khác để từng bước nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, chất lượng tín dụng có dấu hiệu giảm sút và nợ xấu có xu hướng tăng. Do đó tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM cũng như của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong giai đoạn hiện nay.
Điều đó cho thấy, trong điều kiện kinh tế phát triển không ngừng, dù đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, nhưng hoạt động quản trị RRTD chưa bao giờ là đủ. Với tác động sâu rộng và mạnh mẽ của RRTD, tùy từng giai đoạn mức độ phát triển, mà Ngân hàng phải luôn củng cố hoàn thiện công tác quản trị RRTD, để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn tài chính cho Ngân hàng.
Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày sơ lược các dạng rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động, tập trung phân tích kỹ RRTD và quy trình quản trị RRTD. Đồng thời, với phần phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Từ đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt ngày càng hoàn thiện khả năng quản trị RRTD, đồng thời kiến nghị các ban ngành hữu quan có hướng giải pháp để tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng cường khả năng quản trị RRTD.
Điểm căn bản chính là Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt cần xây dựng rõ chính sách hoạt động tín dụng cụ thể từng thời kỳ và có định hướng theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phổ biến đến từng CBTD để từ đó có định hướng cho vay hợp lý. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện mô hình và quy trình quản trị RRTD, đảm bảo cấp tín dụng chặt chẽ, khách quan, khoa học. Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố như đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập phân tích thông tin ... Từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD, để nâng cao chuẩn an toàn cho chính Ngân hàng, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là yêu cầu sống còn của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đỗ Văn Độ (2007), Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Nhà nước thời kỳ hội nhập, Tạp chí Ngân hàng, số 76, tr 20-27.
2. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Lê Minh Trung (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Truờng Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”
5. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày
18/03/2014 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành kèm theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
6. Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Hoàng Quốc Việt (2014-2017), Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh các năm 2014-2017
7. Ngân hàng TMCP Quân đội (2010), Quyết định 208/QĐ-HĐQT- NHCT5 ngày
22/12/2010 của chủ tịch HĐQT về quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT
8. Ngân hàng TMCP Quân đội (2014-2017), Báo cáo thường niên các năm
2014-2017.
9. Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Lan Huong (2013), Hoạt động ngoại bảng
và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 9, tr 19.
10.Nguyễn Tuấn Khanh (2014), Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đà Nằng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Đà Nằng, thành phố Đà Nằng.
11.Peter S. Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
12.Phạm Toàn Thiện (2009), “Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ:
Bài học và một số kiến nghị”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 25, tr 39-53.
13.Phan Quốc Huy (2015), Quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, thành phố Hà Nôi.
Tiếng Anh
14.Basel Committee on Banking Supervision (2002), Supervisory guidance on
dealing with weak Banks, BIS report.
15.Cossin&Pirotte (2011), Advanced credit risk analysis, Financial Engineering,
page 30 - 35.
16.International Accounting Standards Board (2013), Loan Loss Provisions,
Earnings Management, the Financ Serv Res.
17.Justin Pritchard (2010), Risk Management in Finacial Institutions, Wiley
Finance.
18.Russel Crueger, Armida San and Phousnith Khay (2004),Compilation Guide
on Financial Soundness Indicators, IFC Bullentin No 28.
19.Thierry Gingembre and Anne Laure Stérin (2003), Agir face aux impayes, the