Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh

Một phần của tài liệu 1317 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh doanh bất động sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 51)

năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

Khác với mô hình quản trị RRTD tập trung, cơ cấu tổ chức của mô hình quản trị RRTD phân tán gọn nhẹ, đơn giản hơn. Do đó, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Với những đặc điểm này mà mô hình phân tán hoàn toàn phù hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ.

Mô hình phân tán cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như cán bộ tín dụng vừa tiếp thị vừa thẩm định nên không có đánh giá khách quan, độc lập về tình hình khách hàng; chất lượng thẩm định yếu kém do tính chất công việc và kiến thức không chuyên sâu, không có đầy đủ cơ sở thông tin, nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu; việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

So sánh hai mô hình trên, đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mô hình mà các NHTM nên áp dụng là mô hình quản trị rủi ro tập trung.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanhnghiệp nghiệp

kinh doanh bất động sản

a. Các nhân tố bên trong Ngân hàng Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban đáp ứng các quy định, nguyên tắc

về quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra. Với cơ cấu mô hình tổ chức được phân chia hoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt không chỉ giữa các phòng ban trong chi nhánh, trong hệ thống ngân hàng và còn với cả những cơ quan nhà nước có liên quan trong quá trình hoạt động. Từ đó tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng, mặt khác các khoản vốn vay được quản lý hiểu quả, nhận diện nhanh chóng và xử lý kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, nâng cao chất lượng của công tác quản trị rủi ro.

Chất lượng cán bộ ngân hàng

Con người là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ, năng lực, khả năng tư duy, nhạy cảm và có đạo đức nghề nghiệp và đây cũng là những nhân tố quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro rủi ro tín dụng. Do đó vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó gồm hai vấn đề lớn là chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất lượng nhân sự thể hiện ở trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Chất lượng nhân sự tốt biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ. Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý. Mỗi cán bộ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí sắp xếp sao cho mỗi cán bộ phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo động lực phấn đấu cho cán bộ. Mặt khác với ngành đặc thù như ngành kinh doanh BĐS thì đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ tác nghiệp hiểu biết rộng về pháp luật đặc biệt là phải am hiểu và có kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Chính sách tín dụng thể hiện rất rõ khẩu vị rủi ro của ngân hàng, mức độ chấp nhận rủi ro đi liền với lợi nhuận. Mỗi ngân hàng có một khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau, điều này tùy thuộc vào quy mô vốn, năng lực quản trị, cở sở vật

chất kỹ thuật và các yếu tố khác. Mỗi ngân hàng cần xác định khả năng chịu đựng rủi ro phù hợp đề đảm bảo các chính sách và chiến lược phát triển của ngân hàng được thực hiện, đem lại mức lợi nhuận mong muốn mà vẫn kiểm soát được rủi ro tín dụng. Mặc dù biết rõ tầm quan trọng của việc xây dựng khẩu vị rủi ro trong hoạt động ngân hàng nhưng các ngân hàng vẫn lúng túng trong việc xây dựng khung khẩu vị rủi ro rõ ràng và phù hợp với ngân hàng mình.

Trong chính sách tín dụng của ngân hàng, ngân hàng cần quan tâm đến chính sách quản trị rủi ro tín dụng và công tác kiểm tra kiểm soát để nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Công nghệ

Công nghệ đó là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Trong điều kiện công nghệ thông tin toàn cầu phát triển như vũ bão, thì các phương pháp thu thập thông tin truyền thống đã quá lạc hậu đối với ngân hàng. Rủi ro mất vốn cũng có thể xảy ra từ việc ngân hàng thu thập thông tin bằng phương pháp truyền thống do lĩnh vực kinh doanh của khách hàng lại rất đa dạng phần lớn là ngoài chuyên môn của cán bộ tín dụng. Nếu công nghệ ngân hàng lạc hậu sẽ là cản trở rất lớn cho việc thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng.

Công tác thu thập và xử lý thông tin

Hiện công tác thu thập và xử lý thông tin chưa được chú trọng và tổ chức bài bản có hệ thống. Do vậy đã xảy ra tình trạng ngân hàng cho vay vốn nhưng lại thiếu những thông tin chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Trọng tâm của việc phòng ngừa rủi ro là phải tập hợp thông tin từ nhiều phía và quan tâm thường xuyên đến việc khai thác thông tin khách hàng.

Một ảnh hưởng nữa làm trầm trọng thêm mức độ rủi ro của các khoản tín dụng là những ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận đã bỏ qua quy trình tín dụng. Họ hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, không thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính, quy chế bảo đảm tiền vay. ..Không ít ngân hàng quá chú trọng vào tài sản bảo đảm, chỉ đặt ra

yêu cầu có thế chấp đầy đủ là được cấp tín dụng. Họ đã nới lỏng trong thẩm định cũng như giám sát thực hiện hợp đồng. Các ngân hàng có xu hướng muốn nhanh chóng tăng trưởng dư nợ. Nhưng việc mở rộng tín dụng quá nhanh cũng đe dọa gây ra tình trạng quá tải, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng. Như vậy, một chính sách tín dụng thiếu linh hoạt, không phù hợp, quá nới lỏng cũng là nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.

Nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng cũng sẽ gia tăng nếu như công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng không được thực hiện nghiêm túc, chất lượng phân loại nợ và xếp hạng tín dụng không đảm bảo.

b. Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng Khách hàng

Khách hàng là một chủ thể gắn liền với hoạt động của ngân hàng, khách hàng là người lập phương án, dự án đề nghị cấp tín dụng và sau khi được ngân hàng phê duyệt tín dụng, khách hàng là người rút vốn và có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ gốc lãi cho ngân hàng. Vì vậy, khách hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lỷ rủi ro tín dụng. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ có vấn đề đều đến từ việc khách hàng không cung cấp hoặc cung cấp không đúng thông tin, sử dụng vốn sai mục đích gây tổn thất cho ngân hàng.

Môi trường pháp lý, các chế độ chính sách của Nhà nước, các nguyên tắc quản trị theo thông lệ quốc tế

Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp, các văn bản của nhà nước ban

hành liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy, môi trường pháp lý ảnh hưởng không ít đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Hệ thống pháp luật hiện nay chưa hoàn thiện, còn nhiều chồng chéo; các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ,

gây khó khăn không đáng có cho doanh nghiệp và ngân hàng. Ví dụ điển hình nhất là

Đồng thời hệ thống pháp luật còn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nên nếu có bất kỳ sự thay đổi về chính sách sẽ gây ra sự xáo trộn hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế xã hội là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và cả hoạt động của ngân hàng.

Nền kinh tế phát triển ổn định tạo môi trường rất thuận lợi cho các doanh nghiệp sản mở rộng sản xuất kinh doanh, hàng tổn kho ở mức thấp, nhu cầu vay vốn để sử dụng đòn bẩy kinh tế tăng cao, từ đó ngân hàng cũng mở rộng được hoạt động cho vay. Ngược lại nền kinh tế suy thoái dẫn đến khả năng hấp thụ vốn thấp, hàng tồn kho tăng cao, vốn bị ứ đọng khó thu hồi, các doanh nghiệp vì thế mà thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.

Đối mặt với những thay đổi thất thường trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, chính là thách thức đặt ra cho các ngân hàng. Chỉ có biện pháp quản trị rủi ro linh hoạt và hiệu quả mới giúp ngân hàng vượt qua. Dưới góc độ vĩ mô, kinh tế Việt Nam chưa thực sự có nền kinh tế thị trường toàn diện. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ dỡ bỏ hàng rào thuế quan và bảo hộ mậu dịch buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự chống chọi với sức ép từ bên ngoài, chưa tính đến trường hợp là doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải cạnh tranh ngoài lãnh thổ. Mặc khác, đối với những doanh nghiệp đang được nhà nước bao cấp sau khi cổ phần hóa, ngân hàng sẽ phải thu hồi các khoản nợ tồn đọng từ trước. Sự thay đổi mang tầm vĩ mô của nền kinh tế nếu ngân hàng không có biện pháp xử lý và ứng phó kịp thời, hợp lý thì ngân hàng sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề.

Môi trường tự nhiên

Khi môi trường tự nhiên có một sự biến động bất thường như động đất, núi lửa, bão lũ, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh gia súc và cây trồng.. .gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ thì rủi ro sẽ xuất hiện và các ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn, nguy cơ rủi ro tín dụng là bất khả kháng.

- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ

- Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng = Dự pl ^ g RR đr** TD lập x100%

Một phần của tài liệu 1317 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh doanh bất động sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 51)